LÊ THỊ HOÀI NAM
Tưởng nhớ Phan Quang Định
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn 1980. Nguyên là giáo viên Trường thực nghiệm Thừa Thiên Huế. Truyện ngắn đầu tay in trên SH số 39 (Tĩnh vật)
Ngân đọc đi đọc lại bức thư đầy lo âu ấy dễ đến chục lần. Chưa bao giờ Ngân thấy ở ông tâm trạng hoảng loạn, dự cảm những điều chẳng lành đến thế.
Không thể chậm trễ! Hôm sau, Ngân gác mọi công việc cùng với con gái bay về hướng bắc.
*
Người đàn ông nằm bất động. Thân hình ông lép dẹt chìm trong mảnh màu trắng lạnh. Bộ râu mọc hung mọc túa ra che kín khuôn miệng "Sao người sút nhanh thế?": Cách đây chưa đầy tháng, ông có vào Huế thăm mẹ con Ngân. Lũ trẻ của Ngân yêu quí ông theo kiểu của chúng. Cả hai đứa rúm người lại đu vào hai cánh tay ông. Ngân sợ ông mệt, nhưng ông bảo "Hãy để cho bầy chim nhỏ tin cậy đậu trên cánh tay tôi".
Lá thư mới nhất ông báo cho nàng biết sẽ chuyển thể một truyền thuyết sang kịch bản phim. Thời gian này, ông đi thực tế nhiều, làm việc không biết tiếc thân. Bạn ông - một bác sĩ khoa tim mạch, biết rõ trái tim bệnh tật của ông "Tim ông thế, mà ông còn làm việc sao? Ông sẽ giết chết ông thôi!" Ông cười "Sáng tạo là để mình chết đẹp hơn".
Giờ đây, trái tim lỗi nhịp ấy không còn đủ sức để gánh nổi những ước mơ. Kịch bản phim hãy còn dang dở kia. Biết bao điều ông dự định ấp ủ... Nhưng dòng sông - gương mặt cuộc đời ông đã bắt đầu quánh đặc lại. Ôi! Ước sao nó là một cái gì khác để Ngân có thể sẻ chia. Ngân đặt tay lên ngực mình: sáu mươi tiếng trong một phút - giọt nước nào gõ đều vào thùng sắt tây rỗng. Ông cô đơn cả với chính Ngân.
Đêm nay, Ngân ngồi đan lặng lẽ bên giường người bệnh. Đã mấy ngày nay, tiếng nói ông phiêu dạt xứ sở nào? Mắt ông đan trong lưới đêm, để rồi trong sự huyền bí của đêm, ông lạc đến xứ xở khác.
Duy có một lần mắt ông hé mở. Nhưng không phải để nhìn Ngân. Cảm giác chưa hề có Ngân trên cõi đời này, đang ngồi cạnh ông đây, ông thờ ơ hướng cặp mắt đã bắt đầu dại đi lên trần nhà. "Người khát một khoảng trời chăng". Trong hai hòn bi đã bị ố màu, Ngân nhận thấy những cánh chong chóng đang uể oải quật từng vòng một, lúc nhanh, lúc chậm. Bất giác, Ngân nhớ đến Giôn-xi, cô bé đã gửi chìa khóa cuộc đời mình vào chiếc lá định mệnh - Chiếc lá cuối cùng. Ai sẽ là họa sĩ Bơ-men của ông? Cuộc đời này lẽ nào lại khô khát?
Bỗng từ cửa, một bóng đen từ đâu lao tới bập vào những cánh quạt đang quay. Ngân rú lên. Trái tim muốn vỡ. Mắt Ngân hoa lên. Cái chấm đen rơi xuống nền gạch men trắng cứ loang mãi ra, loang mãi ra thành một vùng tối. Trước lúc ngất đi, Ngân chỉ kịp nhận ra một lão già với bộ mặt kinh khiếp, khoác chiếc áo choàng của loài dơi hiện ra từ trong màu đen chết chóc ấy.
Trong khi vắng mặt Ngân, một cuộc đối thoại đã diễn ra.
- Thưa Ngài. Hẳn Ngài đã biết tôi chờ Ngài mấy ngày nay rồi. Ở xứ sở này, con người sao cứ lang thang. Tôi không có nhiều thời giờ. Tôi còn có phận sự của tôi ở nơi khác nữa.
- Thì ông cứ đưa tôi đi.
- Nhưng... Thưa Ngài! Xin Ngài hãy tắt dùm ngọn lửa đang ẩn cháy trong lồng ngực Ngài kia.
- Đừng hy vọng về điều đó, dù là khi tôi đã cùng ông qua bên kia sông.
- Làm sao tôi có thể đưa Ngài đi được. Thú thực, tôi sợ những ngọn lửa ấy.
- Đó là công việc của ông.
- Xem ra thì Ngài vẫn còn tha thiết với đời lắm! Con người kể cũng lạ...
- Thưa Ngài! Ngài không biết đấy, vào một đêm mùa đông buốt giá đến quỷ cũng chẳng muốn ló mặt ra đường, tôi đang ngủ, bỗng bên tôi vang lên lời khẩn cầu: "A-đét! Thần A-đét đâu? Hãy đến với ta!". Lần theo địa chỉ, tôi đã đến gõ cửa phòng Ngài. Tôi thấy Ngài bất động trong chiếc ghế chỉ còn ba chân (cái chân ghế thứ tư được thay thế bằng chồng báo cũ). "Ngài đã trải qua nhiều đêm như thế này ư?". Lần ấy, tôi muốn đưa Ngài đi. Đừng tưởng sự ra đi nào cũng hàm chứa điều trừng phạt. Tôi không ác độc như con người tưởng.
Bỗng tôi nhìn thấy ngọn lửa. Chính ngọn lửa ấy đấy và tôi biết mình đã nhầm. Ngài không cần đến sự giúp đỡ của tôi. Trong mắt Ngài, tôi đọc thấy nỗi đau sinh nở. Có lẽ... nghịch lý là cách nói riêng của các Ngài?
- Cứ cho là như vậy.
- Ngài là một nghệ sĩ?
- Người ta vẫn gọi tôi như thế!
- Vậy điều gì đã làm cho các ngài khắc khoải đến thế.
- Ông định phỏng vấn tôi (?). Điều đó lẽ nào ông lại không hiểu.
- Chẳng lẽ lại là mớ chữ nghĩa nằm bừa bộn trên những trang viết của Ngài?
- Đó không phải là chữ nghĩa mà là những số phận, những cuộc đời.
- Lại nghịch lý! Thế lần ấy, số phận nào, cuộc đời nào in dấu lên trang viết của Ngài?
- Bông dại vàng.
- Bông dại vàng! một loài hoa mà tôi chưa bao giờ nghe nói đến.
- Vâng, bông dại vàng là một loài rất hiếm, được mọc lên từ nấm mồ của một kiếp đời.
- Một kiếp đời! Ai thế?
*
Đó là kiếp đời của người trai trẻ đã sinh ra và lớn lên ở một làng ven thảo nguyên hoa dại.
Khi vừa lọt lòng mẹ, "bà mẹ" vừa gỡ những "tràng hoa" quấn quanh cổ đứa bé vừa nói với người mẹ "Nó sẽ là chàng trai tài hoa và nhân hậu".
Năm chàng hai mươi tuổi thì mẹ qua đời. Trong những ngày khóc mẹ, chàng bỗng khám phá ra điều bí ẩn của chính cuộc đời mình. Mỗi khi chàng khóc những giọt nước mắt đều biến thành giọt vàng. Và, cuộc đời người trai cũng bắt đầu bất hạnh từ đó.
Ngày hôm sau, tin lạ như vũng dầu loang. Cả một vùng thảo nguyên trong lành bị ô nhiễm bởi những lời đàm tiếu. Tất cả kẻ to mặt đến bọn cùng đinh lũ lượt kéo đến vây bọc ngôi nhà bé nhỏ của chàng:
- Hỡi người trai, hãy đem nước mắt của mi ra để mua vui bọn ta.
Một giọng nói "Trong chum, ngoài vại" bè ra. Lập tức, dàn hợp xướng quái gỡ gào lên: "khóc đi! khóc đi!"
Trước cảnh tượng ấy, trái tim trong trắng của chàng run lên "Ai lại lấy nỗi đau của người khác ra để mua vui".
Nhưng họ không buông tha chàng, không gian vỡ ra bởi lời gào thét. Người trai đứng đó bất động. Mặt trời úp lửa trên đỉnh đầu mà điều họ nóng lòng thỏa mãn vẫn chẳng chịu đến. Bỗng kẻ nào đó nhảy bổ đến trước mặt chàng xấn xổ "Có khóc không?". Trong khoảnh khắc, không hiểu điều gì đã xô đẩy, thay vì làm theo ý họ, người trai bỗng phá lên cười. Chàng cười, cười ngặt nghẽo. Cười mãi, cười với tất cả các kiểu cười mà con người có được. Và cuối cùng, dòng nước mắt giàn giụa đã trộn vào tiếng cười của chàng. Kìa, kỳ lạ chưa! Những giọt nước mắt đang sánh dần, sánh dần biến thành dải vàng rực rỡ.
Những bộ mặt đỏ tía lên vì la hét giờ như được đục đẽo từ đá. Nhưng không phải ai cũng tham vàng.
Những ngày tiếp nối, họ chẳng để chàng yên. Nhưng dù có gào thét, chửi bới đến thế nào nước mắt người trai không chảy nữa.
Trên đời này có biết bao cuộc hò hẹn? Sự tàn nhẫn cũng có nơi gặp gỡ của nó. Một buổi sáng, đám người trở lại. Lần này, không ai bảo ai, trong tay mọi người đều cầm một chiếc kìm lớn. Sau những lời đe dọa, họ đâm tới tấp vào chàng. Người đã tự nguyện tước bỏ lá chắn. Người trai giẫy giụa, quằn quại. Nước mắt tuôn chảy. Những dải vàng tuôn chảy.
Nỗi đau bám đầy vào bánh xe thời gian.
Cho đến một ngày kia, trên cơ thể chàng trai không mũi kim nào đâm thủng. Sẹo mẹ đè sẹo con, sần cứng lên thành bộ áo giáp. Khuôn mặt và thân hình chàng biến dạng trở thành quái dị. Ai có thể nhận biết người đàn ông ấy là chàng trai trẻ thuở nào? Nụ cười không cánh mà bay và nỗi buồn cũng chẳng đậu lại trong tim chàng nữa.
Xóm làng đã lãng quên người đàn ông trong cảnh đói khát bần hàn. Chàng trở thành người đánh xe ngựa sống cuộc đời cô độc nhưng bình yên. Cũng từ đấy chàng câm. Lũ trẻ trong làng có đứa đã ném đá một cách không ác ý, nhưng chúng cảm thấy chàng không hề nhận biết.
Chiều chiều, sau buổi đi làm về, chàng trai - một người, một ngựa rong ruổi đi về phía thảo nguyên hoa dại.
Có lẽ cuộc đời người trai sẽ an bài từ đó cho đến khi về với đất nếu chiều thu ấy, làng ven thảo nguyên không xuất hiện hai mẹ con người thiếu phụ trẻ. Mẹ con nàng từ đâu đến? Tên gì? Chẳng ai biết được. Người ta quen gọi nàng: Thiếu-Phụ-Buồn. Bởi đôi mắt bao giờ cũng gợn nỗi u hoài hay bộ trang phục chỉ một màu tang tóc?
Nàng không đẹp nhưng gương mặt đôn hậu. Bàn tay thô ráp, dấu ấn của một thời lam lũ. Hai mẹ con người thiếu phụ là bạn đồng hành duy nhất của người đàn ông đánh xe ngựa trên con đường dẫn đến thảo nguyên. Bao nhiêu ngày tháng đã qua đi? Họ đã nói với nhau những gì? Chỉ có cỏ làm chứng.
Một ngày kia, tin dữ loang ra: con gái người thiếu phụ đã bị vị thần thảo nguyên bắt mất chỉ còn cô bé đã dại dột hái một bông hoa dại được coi là linh hồn của thảo nguyên. Thiếu phụ vô cùng đau khổ - Trái tim nàng tơi tả, rớm máu. Trước lời cầu xin của người mẹ, nữ thần nhân ái đã rỉ vào tai nàng "Hãy dâng lễ cho thần thảo nguyên một bông dại vàng".
Những lời khuyên ấy đã đẩy nàng vào nỗi tuyệt vọng. Làm thế nào để có vàng đối với người đàn bà khốn khó như nàng?
Bỗng đôi mắt thiếu phụ rực lên. Nàng ào ra cửa lao về phía cuối làng, nơi có ngôi nhà nhỏ của người đàn ông đánh xe ngựa.
Dân làng thấy thế, có người cảm cảnh xót thương, nhưng cũng không ít kẻ buông lời mai mỉa:
- Sao, chị ta định đến cầu cứu cái lão đánh xe ngựa ấy à? Có gì nơi lão ấy nhỉ? Bây giờ, lão nghèo kiệt xác!
Đêm hôm ấy, người đàn ông đánh xe ngựa cùng chung số phận với nàng. Chưa bao giờ ông thèm cái vị mặn chảy ra từ khoé mắt đến thế. Ông nằm vật ra phản, nhớ đến kỷ niệm đau buồn rồi ông hét lên "Kim! Kim". Ông nhỏm dậy, lục tìm dưới đáy hòm chiếc kim mà ngày nào, kẻ ra đi trong cơn giận giữ chẳng nhớ mang theo. Ông dồn sức đâm tới tấp vào cơ thể đã chai sạn. Nhưng tất cả sự cố gắng ấy vẫn không đủ đô cho một nỗi đau đối với con người ông. Nước mắt đã giã biệt ông.
Trong nỗi điên dại của kẻ đường cùng, ông đứng phắt dậy, vung cánh tay ra xa để rồi phập vào đôi tròng mắt. Loáng chốc, thân hình ông gập lại như có lát chém phạt ngang thân. Ông khuỵu xuống, máu và nước mắt từ hai hốc mắt ông túa ra, Trên môi ông, nụ cười méo mó đậu lại.
Ngày hôm sau, người ta thấy người đàn ông đánh xe ngựa loạng choạng bước ra. Trên tay ông nâng một đóa dại vàng. Nếu ai nhìn kỹ sẽ thấy trong màu vàng rực rỡ ấy vẫn còn những tia máu chưa được lọc kỹ.
Gần về sáng, mùi hương của loài hoa sữa, loài hoa có cái tên rất đời ấy đã bay đến đậu vào cái mũi xinh nhỏ. Ngân cựa mình. Đôi mắt ngơ ngác "Người đâu?". Ngân vụt đến bên cửa sổ. Dòng sông đen nào loáng chảy trong lớp sương mỏng mờ ảo như nỗi cô đơn bủa vây lấy Ngân. Một con thuyền trắng, với cánh buồm trắng như những đốm nắng loang giữa trời khuya. Có bàn tay nào phía ấy vẫy gọi. Ngân thầm thì "Vĩnh biệt! Vĩnh biệt!".
Người ta có ý định đưa ông về nghĩa trang thành phố. Nơi đây, quả là đô thị của những linh hồn chết. Những ngôi mộ nằm ken sít nhau, nằm phơi mình giữa nắng trời không một bóng cây che thân. Thoáng chốc, Ngân cảm thấy những ngôi mộ rung lên. Sự ồn ào, khắc nghiệt của cuộc đời lại dội lên từ những nấm mộ ấy. Không! Đây không phải là nơi mà Ngân yên lòng để ông nằm lại. "Nhưng ông sẽ yên nghỉ ở đâu?" Ngân nhớ lại trước đây, mỗi khi có nỗi buồn trong ngôi nhà "bão táp", ông lại ra đi, tìm những giây phút yên tĩnh, thanh thản ở thiên nhiên. Ông thường nói "Thiên nhiên bao giờ cũng là người bạn thủy chung của tôi".
Ông tộc trưởng dòng họ Phan dẫn Ngân ra một triền đồi. "Đây là nghĩa trang họ Phan"- Ông bảo với Ngân.
Ngân tung tầm mắt ra xa. Nơi đây tuy hoang vắng nhưng không gợi cảm giác thê lương. Hoa dại mọc tím cả triền đồi. Những ngôi mộ lúp xúp, khiêm tốn như xóm nhỏ nằm thu mình trong thung lũng. Ngân mãn nguyện.
Trước khi từ giã, hai mẹ con Ngân lại lên mộ.
- Mẹ ơi! Ở đây toàn đá là đá mà cũng có hoa đẹp thế này mẹ hả?
"Ừ đẹp thật!". Nghe con hỏi, Ngân thoáng chút vẩn vơ, không hiểu sao cái màu tím đẹp đến say lòng này lại có thể mọc lên từ cỏ nhỉ? Nào nó có được nâng niu, chăm sóc gì đâu, cho dù một gàu nước tưới vội, một bàn tay vuốt nhẹ vô tình. Nhưng màu hoa ấy chẳng vì thế mà kém thắm. Cũng bị bạc đãi, màu hoa càng đẹp hơn bao giờ hết. Có lẽ kiếp hoa dại...
- Ông mất rồi, cần gì hoa mà mẹ hái nhiều thế?
- Con ạ, người chết cần hoa hơn cả người sống.
Ráng chiều đỏ ối chụp lấy nghĩa trang. Trong chạng vạng, con gái Ngân run rẩy:
- Về thôi mẹ, tối mất rồi, con sợ.
Ngân phủ đầy hoa dại lên mộ. Hai mẹ con đi xuống đồi. Trước mắt, bầu trời như thấp hơn. Những đám mây vô tình cứ bay đi ngàn năm. Phía chân trời Ngân bỗng nhận ra một đám mây mang khuôn mặt trầm tư đang ngước nhìn lên khoảng không vô tận. Bất giác, Ngân thốt lên:
- Người ơi! tìm cái gì trong vô tận ấy?
Huế - hè thu 89
L.T.H.N.
(TCSH43/06-1990)
ĐỨC BAN
1.
Năm ấy ông Giám đốc Sở quyết định cử tôi lên rừng Vụ Quang tìm kiếm di vật liên quan đến bản chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.
NGUYỄN LỘC THÁI HÒA
Người thợ sửa xe đạp chậm rãi để tờ báo đang đọc qua một bên, ngước nhìn khi tôi dừng xe bước xuống.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Hôm ấy là một hôm trời đặc biệt mù sương, khói sương như những tảng bông tan loãng và ẩm ướt, rây rây bụi trong không gian.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Trời vừa nhập nhoạng tối thì nhiều dãy bóng đèn phía ruộng cúc đã đồng loạt sáng bừng lên. Trông chúng tươi vui như những đốm pháo hoa bung nở trăm ngàn tia lửa màu rực rỡ trong sương chiều.
MẪU ĐƠN
1.
Điệp vàng kìa anh. Tôi đã nói điều này mỗi khi đi qua con đường ấy. Đó là điệp sao. Tôi cứ tưởng chỉ với mùa hè thôi.
ĐỖ TIẾN THỤY
Nàng là Y Than, mang cái đẹp ban sơ của bông hoa hoang dại. Bông hoa ấy đến hồi hé cánh tỏa hương thì bướm rừng dập dìu vây bủa.
NGUYỄN LUÂN
Trời mưa như thác đổ, từng dòng nước đỏ ngầu tràn từ trên vàn núi dội ào ào xuống đường lớn. Thén xắn quần lên quá gối, cứ nhằm lối cũ trong trí nhớ mà sục chân bước đi.
NHỤY NGUYÊN
Giá anh bay qua được bên đó…”. Miên đọc dòng tin của anh rồi tắt máy. Miên cứ ngồi như vậy nhìn mặt trời xuống dần và quầng mây rực lên ở nóc ngôi chùa.
CÁT LÂM
Tôi mười ba năm 196X. Tôi sinh ra đã không gần thành phố rất may có chuyến tàu muộn vắt ngang. Chuyến tàu muộn không bao giờ đỗ lại. Xe máy về làng phải vượt dốc khó khăn.
TRƯƠNG QUỐC TOÀN
Nhiều khi Hoàng Trang ghét giọng hát của chính mình. Không phải vì quá tệ, giọng ca trong trẻo của cô cất lên luôn chạm vào trái tim khán giả, chuẩn xác nhịp phách.
TRẦN QUANG KHANH
Bóng núi đổ dài xuống bãi cát cũng là lúc mấy ngư phủ trong làng chài kéo nhau ra thuyền, chuẩn bị cho cuộc hành trình của một đêm sâu mưu sinh trên biển. Bóng nắng hẫng dần lên các chỏm cao của ghềnh đá. Hắn uể oải bước ra sát mép sóng, tìm sự khuây khỏa với đám bụi nước, dư phần của những con sóng vồ vập vỗ vào ghềnh.
BẢO THƯƠNG
Mày ra giữ cho bố một đầu. Lão Thất đang cúi xuống ghìm sợi dây thừng qua gạc xe, ngó lên bảo Kiền. Kiền vùng vằng ậm ờ rồi cũng đứng dậy.
VŨ THANH LỊCH
Trời nhá nhem, cô Trinh ngồi nhập tịnh, thấy ngực nhói như gai châm, ngoái nhìn qua khe cửa, nhận ra chị Cần.
HOÀNG THÁI SƠN
Một buổi trưa hè oi ả, tôi đi đến đầu làng Cao Bình, nhác thấy bóng một cây đa tán lá sum suê, mát rượi, bèn chạy quàng vào để tránh nắng.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
1.
Khu vườn rộng bốn mùa rợp bóng lá khiến ngôi nhà cổ như lọt thỏm sâu hơn vào giữa. Những ngày mưa càng âm u và buồn bã hơn.
PHẠM GIAI QUỲNH
Nhân viên soát vé mời mi lên tàu với nụ cười đông cứng, một nụ cười được lập trình qua công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, tuồng như bất động và đanh rắn.
NGÔ ĐÌNH HẢI
Hắn làm bảo vệ đêm. Sáu giờ chiều tới bệnh viện nhận ca trực. Bệnh viện thuộc hạng sang nhất thành phố. Bệnh nhân ở đây toàn là những kẻ có tiền.
PHẠM THỊ ANH NGA
Sao em vẫn chưa tin là chúng mình đã thực sự yêu nhau?
ĐÀO QUỐC MINH
Gốc mai trắng đã hơn trăm tuổi. Đó là nhất chi mai, còn gọi bạch mai, hàn mai, nhị độ mai.
NGUYỄN ĐẠI DUẪN
Đã cuối tháng Chạp mà nắng còn như đổ lửa. Nắng mùa khô ở Lào thật khó chịu, lúc thì nóng nực, lúc thì lất phất mấy ngọn gió khô khốc.