Bộ sách công cụ quí báu về tranh luận văn nghệ của thế kỷ 20

16:06 29/06/2009
NGUYỄN VĂN HOATranh luận Văn Nghệ thế kỷ 20, do Nhà xuất bản lao động ấn hành. Nó có 2 tập: tập 1 có 1045 trang và tập 2 có 1195 trang, tổng cộng 2 tập có 2240 trang khổ 14,4 x 20,5cm. bìa cứng, bìa trang trí bằng tên các tờ báo, tạp chí có tư liệu tuyển trong bộ sách này.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và thạc sĩ Cao Kim Lan đã biên soạn sưu tầm bộ sách này. Giáo sư Hà Minh Đức - Viện trưởng Viện Văn học đã có lời giới thiệu 12 (mười hai) trang với đầu đề: “Những cuộc tranh luận tư tưởng và nghệ thuật một thời qua (1900 - 1945); đây là bản thẩm định nội dung khoa học cuốn sách này, nhưng nó là một văn bản có giá trị khoa học độc lập.

Kết cấu của bộ sách này gồm sáu cuộc tranh luận Văn nghệ thế kỷ XX (20) về Quốc học, Truyện Kiều, duy tâm hay duy vật, thơ mới thơ cũ, nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh và dâm hay không dâm trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng.

Bộ sách này, mở đầu bằng lời nhóm làm sách, tiếp là lời “giới thiệu của giáo sư Hà Minh Đức, tiếp đấy là “khảo luận” của Nguyễn Ngọc Thiện, sau tiếp là “Lời dẫn về trình bày và sử dụng sách của Nguyễn Ngọc Thiện và Cao Kim Lan.

Phần quan trọng của bộ sách là trình bày từng cuộc tranh luận: Mở đầu đều có tiểu dẫn của Nguyễn Ngọc Thiện - Cao Kim Lan; tiếp là thư mục và các bài tham gia tranh luận và sau đó là văn tuyển của từng cuộc tranh luận, và khoá lại từng cuộc tranh luận, là phần: thư mục nghiên cứu (chọn lọc), ví dụ cuộc tranh luận về Quốc học có 20 bài, về truyện Kiều có 32 bài, về duy tâm duy vật có 17 bài, về thơ mới/ thơ cũ có 32 bài, về nghệ thuật vị nghệ thuật hay vị nhân sinh có 56 bài. Đó thực sự là một hệ thống tư liệu quí giá rất dễ tra cứu cho nhiều loại độc giả khác nhau.

Điều đáng lưu ý là lời cuối sách (tập 2 (hai), Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện thay mặt nhóm làm sách: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của các tập tiếp theo: giới thiệu các cuộc tranh luận văn nghệ lớn ở nước ta từ sau Cách mạng tháng 8 - 1945 đến hết thế kỷ 20 và biên soạn Tiểu dẫn về các tác giả chủ yếu đã tham gia những cuộc tranh luận được giới thiệu trong các tập của bộ sách lớn này. Chúng tôi vẫn rất cần sự giúp đỡ chí tình và sự cộng tác chặt chẽ của các bạn, của các nhà nghiên cứu, nhà văn đồng nghiệp”.

Theo tôi đây là bộ sách quí về 6 (sáu) cuộc tranh luận Văn nghệ từ đầu thế kỷ 20 đến trước năm 1945. Nó là công cụ hữu hiệu cho các nhà nghiên cứu văn nghệ và bạn đọc ở các thang bậc văn hoá trong và ngoài nước.

Rất trân trọng giới thiệu với các bạn đọc.

N.V.H

(179-180/01&02-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.

  • MAI VĂN HOAN

    Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.