Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
Biểu tượng là vật tượng trưng, đại diện cho một ý nghĩa, quan niệm hoặc niềm tin nào đó. Biểu tượng cũng là hình ảnh, sự vật có khả năng biểu hiện nhiều hơn những gì ngôn ngữ có thể diễn tả; và là dấu hiệu của văn hóa và sự kết nối giữa các thế hệ, các quốc gia và tộc người. Thế giới của những biểu tượng và thế giới của con người tồn tại như hai vòng tròn đồng tâm. Con người gửi gắm trong mỗi biểu tượng sự hiểu biết về thế giới.
Với mong muốn tìm hiểu và chia sẻ những bí mật được lưu giữ đó, tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách Biểu tượng, để đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị khi khám phá các vùng đất, ngược dòng thời gian để tiếp cận với nhiều nền văn hóa phong phú, độc đáo của nhân loại.
Nói về lý do thực hiện sách, Tử Đinh Hương chia sẻ: "Cuộc sống vốn biến hóa thiên hình vạn trạng. Và con người từ khi sinh ra đã sống trong thế giới biểu tượng. Qua cuốn sách, tôi hy vọng tạo cảm hứng cho bạn đọc nhỏ tuổi quan tâm hơn đến thế giới xung quanh".
Những con vật, hình ảnh, biểu trưng hàng ngày, hàng giờ tồn tại trong cuộc sống luôn giữ trong mình ít nhất một câu chuyện thú vị. Đọc câu chuyện đó, thế giới nội tâm mỗi người sẽ thoáng rộng thêm và đó cũng là bước rèn luyện trí tuệ. Đơn giản, thế giới, sự vật luôn có những điều cần đọc hiểu, tựa như nhà thơ Mỹ Walt Whitman viết cách đây hơn 100 năm: "Tôi tin một lá cỏ không thua gì một vòng bay của các vì sao/ Và con kiến cánh cũng ngang phần hoàn hảo/ Một hạt cát hay một viên trứng hồng tước thì cũng vậy/ Và con chẫu chàng xanh là một kiệt tác bậc thầy...".
Trong bộ sách, tác giả mang tới bất ngờ khi lý giải chiếc quạt gấp giản dị là biểu tượng cho sự vương giả, loài ngỗng là biểu tượng cho sự thủy chung hay loài cú tượng trưng cho sự hiền triết, uyên bác. Và cùng là hình tam giác nhưng tam giác vuông biểu trưng cho "nước", tam giác đều - "đất", tam giác cân - "lửa" và tam giác thường là hình ảnh đại diện của "không khí".
Tác giả có những nghiên cứu, phát hiện thú vị và đưa vào trong bộ sách. Như chi tiết ở Việt Nam, con bọ hung gợi nhắc đến tên Lý Thông làm nghề buôn rượu, điêu ngoa và giả dối trong truyện cổ tích Thạch Sanh còn ở Ai Cập, bọ hung lại là biểu tượng của chu kỳ Mặt trời và sự hồi sinh. Hay chim phượng hoàng trong truyền thuyết có khả năng trị loạn, giữ gìn cuộc sống bình yên.
![]() |
Một trang trong sách. |
Bộ sách Biểu tượng gồm hai tập. Tập một giúp bạn hiểu hơn về cuộc sống tự nhiên của những sinh linh như cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú... Tập 2 khai thác bí mật của những hình ảnh quen thuộc như tam giác, hình tròn, hình thang, bí mật của những con giáp được dùng để đặt tên cho từng năm của người Á Đông, những bí mật ẩn giấu trong những vật dụng mà bạn sử dụng hàng ngày...
Nét độc đáo trong bộ Biểu tượng nằm ở sự dụng công của người biên soạn khi cố gắng lược thuật và chọn lọc những câu từ dễ hiểu, cách lý giải sáng rõ, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi - một lứa tuổi nhạy cảm với màu sắc, tò mò trước ký hiệu và hình khối.
Theo An Hạ - vnexpress
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập ký sự - phỏng vấn “Đi và viết” của Nguyễn Linh Giang, Nxb. Thanh Niên, 2022).
LÊ THANH NGA
Tùng Bách, theo tôi, thuộc số nhà thơ có cá tính. Thơ anh không màu mè theo đuổi cuộc cách tân tưng bừng hiện nay, cũng không khư khư ôm lấy những cách thể sáng tác có phần cũ nhàm nhân danh truyền thống. Anh có một lối viết riêng, rất khó lẫn. Tôi gọi đó là phong cách dân gian hiện đại.
BÙI VIỆT PHƯƠNG
Cụm từ “giá trị văn học” luôn chiếm một tần suất rất lớn trong các bài viết mang tính tổng kết, khái quát hay các bài viết phản ánh, phê bình.
PHẠM PHÚ PHONG
Nam Trân - Nguyễn Học Sỹ chỉ ở Huế hai lần, trong khoảng thời gian không dài.
PHONG LÊ
Là một trong số ít các kiện tướng của phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư còn là người viết văn xuôi - như Xuân Diệu với Phấn thông vàng; từ thơ và văn xuôi lại chuyển sang hoạt động sân khấu, trong tư cách người viết kịch bản và lãnh đạo ngành sân khấu Việt Nam sau 1945 - như Thế Lữ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Nhân ngày giỗ nhà thơ Thanh Hải (12. 80 - 12.1994)
ĐÀO TUẤN ẢNH
Hầu như tất cả các nhà thơ trên đời đều có một miền quê ruột thịt để yêu thương, ca ngợi. Quê hương luôn là hồn cốt, là trục chính trong sáng tác của họ, mọi thứ khác đều là những hành tinh xoay xung quanh nó.
TÔ NHUẬN VỸ
Nhận tập sách do anh Lê Đình Bân tặng, một kết quả từ tấm lòng, công sức, tài chính.. của anh và bạn bè đồng chí "thế hệ khởi nghĩa” của anh, tôi hết sức cảm kích nhưng không biết đến bao giờ mới... đọc xong nó.
TÔN NỮ DUNG
Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998) tài hoa và khác thường. Có thể nói, cả một đời ông là một cuộc rong chơi: rong chơi trong đời sống, trong tư tưởng, trong sáng tạo, trong giao lưu văn hóa và rong chơi cả trong cõi tình, cõi mộng ở tận cùng của kiếp nhân sinh cho đến lúc đi về với cõi vĩnh hằng.
LÊ THỊ HƯỜNG
“Không có ngày, không có đêm, không có phần đời nào của chúng ta. Không có ký ức hay mơ ước. Chỉ có nỗi buồn của em đã trở nên bất động, như một thiên thu không có khoảnh khắc, như một cơn mưa không có trời để rơi”.
LÊ ĐÌNH SƠN
Lý Bạch (701-762), nhà thơ lớn đời Đường. Đề tài trong thơ Lý Bạch rất phong phú: thiên nhiên, tâm trạng, tình bạn, tình yêu...
VŨ QUỐC VĂN
Gặp rồi quen, thành bạn vong niên với anh từ lúc nào tôi chẳng nhớ. Chiến tranh kết thúc, anh dấn thân hành nghiệp viết trả nợ đời. Còn tôi, về lại Hải Phòng nơi đất mẹ sinh ra.
Phóng viên TCSH: Hình như từ trước có một sự gợi ý của ai chăng, công trình anh đang làm: Một thế kỷ thơ Việt?
HỒ THẾ HÀ
(Đọc Mỗi lần đọc lại một lần mới của Dương Phước Thu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2021)
YÊN CHÂU
PHONG LÊ
Nhân 50 năm ngày mất nhà văn Thạch Lam (1942-1992)