TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.
Ảnh: internet
Thời gian cõng tuổi thơ vào cuộc đời và cuộc đời thì, vốn đã buồn vui trăm mối! Nhà nội nghèo nên má con tôi thối về ngoại. Thức ngủ mười năm theo tiếng bịp...b...ị...p...” kêu con nước lớn trên sông Tiền miền châu thổ Cửu Long.
Tôi nhớ tiếng kêu thương của bìm bịp vì, nó chẳng vô tình bạc nghĩa xứ sở. Nó hoàn toàn đối nghịch với chim cu đất. Bởi, chim cu đất sẵn sàng bỏ ổ, bỏ con, bỏ lãnh địa, một khi nó ngửi mùi bất an đến bản thân!
Hồi nhỏ được ngoại nuông chìu, tôi thường nghịch phá nhất là rình chim bìm bịp tìm ổ để lấy trứng bắt con. Thiệt ra không dễ, bìm bịp tha mồi nuôi con không bao giờ bay thẳng đến ổ. Nó bay lủi vô bụi cây ngụy trang phía trước và nó lặng lẽ bay ngõ sau bụi cây nhằm đánh lừa đối phương. Đôi ba chập bay lủi như vậy, bìm bịp mới về ổ nuôi con.
Bìm bịp màu lông giống nhau ở trống và mái. Màu nâu chấm đen khi còn nhỏ. Lúc đủ lông đủ cánh, rời ổ ra riêng, đôi mắt đỏ au; đầu mỏ, cổ ngực và đuôi có màu đen lợt, thân và đôi cánh lông màu nâu sòng như chiếc áo nhà sư. Có lẽ vì vậy, người đời gọi bìm bịp là chim Thầy Chùa (?). Hình như có một sự tích về màu lông, về thân phận của nó do thiên hạ truyền miệng nhau. Tôi nhớ hoài lời ngoại nói:
- Bìm bịp, một loài chim cam chịu sống bìm, đồng nghĩa với bầm mà, bầm ở quê mình được hiểu ngầm là bầm dập! Dù vậy, nhưng chưa bịp ai, kể cả người bạn đời của nó!
Rồi những trưa hè buồn miệng, ngoại kiến giải:
- Người nhà quê hiểu nôm na, bìm có nghĩa sống “ăn nhờ ở đậu” an phận thủ thường, nhút nhát và không ác với đồng loại, không nham hiểm với láng giềng. Trời cho đôi cánh để bay xa, bay vào trời rộng như muôn loài chim khác, nó ngại ngùng quên sử dụng. Chỉ là, bay ngắn nếu không muốn nói, chuyền cây. Suốt đời sống bụi bờ, làm ổ bằng rơm cỏ trên cao và hỏng mặt đất. Đi đâu cũng có đôi có bạn, không đi lẻ vợ chồng. Nước lớn vợ gọi, chồng kêu!
Con mái lớn hơn trống, đuôi ngắn và lông màu lợt; trống đuôi dài và lông màu đậm. Bàn chân bốn ngón, mỗi ngón có móng và vuốt. Chân cặp ngắn cặp dài và trước sau đối xứng. Dẫu nó thuộc loại bìm bịp lớn hay nhỏ, thảy đều sống thủy chung với bạn tình mà nó đã ăn nằm, sinh con đẻ cái. Mỗi con trống hoặc mái, nó có riêng mùi đặc trưng. Và, mùi đặc trưng đó, giúp nó nhớ thương, ân ái, không phản bội nhau. Mùa xuân, dù bìm bịp sống chốn gò cao hay nơi bưng biền, mương rạch, nó rững mỡ qua tiếng kêu ‘Cu-ra-ua... Cua- ra-ua... vang vọng miền quê, ai nghe mà chẳng động lòng? Đầu hạ, bìm bịp đẻ. Đầu thu, cả vợ lẫn chồng cùng gánh vác việc nuôi con, nó chẳng ly thân ly dị bao giờ. Mái nhường miếng mồi ngon cho chồng cho con, nó nhịn ăn trong niềm vui của sự nhường. Tôi đã rình coi bữa ăn chiều sum hợp của “gia đình bìm bịp” ở đám biền thí thời bom đạn. Tôi nhớ mẹ, nhớ nhà và thèm về, ngay bây giờ nhưng, không thể. Bất chợt, tôi thốt lên câu hò ở quê nhà:
Phần thịt thì để cho chồng
Phần xương em gặm, phần lòng cho con
2. Nhà ngoại có khu vườn chạy ra bến sông, có cầu ao nằm dưới giàn mướp hoa vàng rực mỗi sớm mai. Chốn ấy là, giang sơn của bìm bịp. Nó yêu giang sơn của nó chẳng khác người yêu đất nước của mình. Mảnh đất nó đang sống là lãnh địa bất khả xâm phạm. Nó trở nên hung tợn và chiến đấu bảo vệ lãnh địa không sợ chết đối với kẻ xâm lấn.
Ngày xưa, ngoại nói đó là tập tính thuộc căn tính bìm bịp; đồng thời với phản xạ có điều kiện. Tôi hỏi, điều kiện gì hở ngoại? Ngoại rằng, sau mỗi lần đánh đuổi và chiến thắng kẻ thù, nó thích khen thưởng bằng thức ăn ngon. Vì vậy, con mái lúc nào cũng trữ mồi ngon tặng trống sau trận chiến.
Bìm bịp khắc tinh lũ rắn, kể cả rắn cực độc. Lãnh địa của bìm bịp, rắn không thể sống, kể cả sống sót! Mùi da thịt, mùi lông và phân của bìm bịp khiến rắn khớp đèn, mất hoàn toàn khả năng chiến đấu... thúc thủ quy hàng, nằm chờ bìm bịp đến gắp mang về ổ làm thức ăn dự trữ nuôi con!
Con tạo lá lay, bày trò: Bìm bịp diệt rắn. Rắn diệt chuột. Thế nên, chuột ngày đêm ngóng đợi bìm bịp lởn vởn gần hang ổ của mình như nắng hạn đợi mưa rào. Có mùi bìm bịp, rắn cụp đuôi không dám ho he, hó hé! Rắn sinh ra và lớn lên lột da sống đời nhưng, không có hang ổ! Hang ổ rắn, chính là hang ổ chuột bị rắn cưỡng chiếm với phương châm: Diệt chuột đoạt hang ổ!
Tôi trở về khu vườn nhà ngoại sau bao năm đi xa. Những đóa mai vàng bung nụ khoe cánh dưới nắng xuân, không gian im ắng như chờ tiếng gọi bạn tình: Cu-ra-ua... C...u...r...a...u...a.. của bìm bịp tự thuở nào. Tôi chỉ nghe tiếng lá rơi trên thềm nhà cũ. Cầu ao, bến nước, bãi biền... còn nằm trơ đó, bìm bịp thì “tuyệt chủng” rồi!
Chỉ một lời đồn thổi bá vơ, người săn đuổi và tận tuyệt giống nòi bìm bịp, ngâm rượu tráng dương bổ thận cho mình. Họ biết đâu rằng, chính họ đã giết chết tiếng kêu thương của một loài chim đáng sống!
T.B.Đ
(SHSDB21/06-2016)
NGUYỄN QUANG HÀ
Đi trên đường phố Huế bao giờ cũng có cái cảm giác êm ả. Nhất là mỗi lần từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, đến Huế, ta như vừa bất chợt gặp lại sự yên lành.
SONG CẦM
Bút ký
Với tôi, nước Nhật không những không xa lạ mà còn rất gần gũi. Tuy vậy, tám năm ở Nhật trước đây chưa phải là dài lắm để tôi đủ thời gian và cơ hội trải nghiệm tất cả.
PHÙNG SƠN
Truyện ký
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Chúng tôi về Điền Lộc vào một ngày tháng năm, nắng hực trảng cát hun hút trải dài mùa biển.
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
LGT: Chu kỳ biến đổi khí hậu khiến thời tiết Huế mấy năm gần đây thay đổi rõ rệt. Huế ít lụt hẳn đi, thậm chí lụt cũng thay đổi chu kỳ lụt, ai đời như năm nay, lụt (tiểu mãn) vào tháng hai ta.
Lụt Huế thay ngày tháng năm, nhưng ký ức thì khó phai mờ, như tùy bút dưới đây…
HÀ LINH
1.
Con đường xa tắp. Chuyến đi xuất phát với lòng tin nơi đến là cuộc hành trình từ bỏ hạnh phúc con người.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Ngắm những ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ cả thung lũng, ít ai nghĩ rằng cái tên Mù Cang Chải theo tiếng người H’Mông có nghĩa là làng Cây Khô.
Lời người sưu tầm: Có những người xuất hiện với tác phẩm đầu tay như một ánh chớp, gây xôn xao và hâm mộ trong bạn đọc một thời nhưng rồi sau đó, mặc dầu cũng có một sự nghiệp văn học, có hàng bao nhiêu trăn trở tìm tòi, rồi cũng có dăm bảy, thậm chí hàng chục tác phẩm tiếp theo nhưng không sao tìm thấy được sự khởi sắc sâu đậm như tác phẩm ban đầu.
HÀ KHÁNH LINH
Bút ký
Trường được thành lập từ năm 1963.
Thầy và trò lần lượt ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay chỉ còn sót lại hơn một nửa, tìm cách liên lạc với nhau mãi mới thực hiện được một chuyến trở về tìm lại dấu tích mái trường xưa - giờ đã nằm sâu vào lãnh thổ nước Lào...
PHƯƠNG ANH
Tôi thường chọn cho mình những phút giây lặng lẽ, bình yên của những ngày vào thu ở một góc quán vắng để ngắm nhìn dòng xe xuôi ngược, mỗi chuyến xe là một cuộc đi.
VÕ NGỌC LAN
Tôi vẫn thường thắc mắc không hiểu có ai sống với nhau tròn trăm năm không? Bởi tuổi của đời người mong manh, chẳng ai chờ ai, rồi lại nghĩ mình có ngộ nhận chữ nghĩa trăm năm đó không?
PHI TÂN
Bút ký
Phá Tam Giang trải dài theo hướng từ Bắc vào Nam, song song với bờ biển từ huyện Phong Điền cho đến huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), được chảy vào bởi ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương.
NGUYỄN THẾ TƯỜNG
Truyện ký
"Kiến Giang nước chảy một dòng
Bên bồi bên lở đau lòng hay chưa"
(Ru con Lệ Thủy)
VI THÙY LINH
Trong các phần của cơ thể con người, tóc thuộc về ngoại hình mà câu chuyện tóc liên quan, ảnh hưởng tới nhiều mặt, từ mỗi con người tới lịch sử nghệ thuật, xã hội. Tóc rụng hằng ngày nhưng mấy ai thương tóc. Đời tóc đi qua những đời người.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Bạch Mã có mối lương duyên thuần khiết với mây, đến cái tên gọi cũng bắt nguồn từ những áng mây quanh năm quần vũ trên chóp núi.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Bút ký
Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và giác ngộ.
PHƯƠNG ANH
Tôi đã từng nhìn vào ánh mắt của những người đàn bà, những người mẹ; những đôi mắt luôn ẩn giấu những câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Bởi cuộc đời họ dường như chẳng có lấy được một phút giây thanh thản để tự hỏi rằng: Mình là ai?
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tết về là gói bánh tét. Thế mà bây giờ cái mặc nhiên ấy không còn là mặc nhiên. Cái ông già tuổi đã cổ lai hy cứ nhớ vẩn vơ chuyện ấy mỗi khi Tết về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Đi qua miền sơn cước lớp lớp mây mù giăng trên những đầu núi, vượt đèo A Co, những cơn gió đông của A Lưới heo hút, lạnh băng xộc từ những hẻm núi sâu táp sa mặt mũi.
LÊ THỊ MÂY
Bút ký
O tôi đã gần tám mươi tuổi. Thuở con gái o đã từ chối đôi ba đám trai làng đội cau trầu đến ngõ dạm hỏi. Ở vậy không chồng con, o sớm tối vào ra một mình, cửa nhà heo hút.