Bí ẩn về khu lăng mộ của các thái giám

08:35 11/08/2015

Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...

Toàn cảnh khu lăng mộ thái giám

Chuyện đời của những người không mang giới tính
Theo sử cũ còn để lại thì thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc.  Trước khi đưa vào hoàng cung để hầu hạ các bậc vua chúa, các thái giám phải bị loại bỏ phần sinh thực khí của đàn ông để không “tòm tem” với các phi tần cung nữ của nhà vua được.
Công việc của các thái giám là hầu hạ vua, hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ. Một vài thái giám khác được điều sang phục dịch cho các cung phi góa bụa của các đời vua trước. Thái giám còn là người tuyển lựa và ghi chép tên của các cung phi được vua “sủng ái hằng đêm”, sau đó báo với quốc sử quán để theo dõi dòng tộc hoàng gia về sau.
Các thái giám sau khi bị loại bỏ sinh thực khí, sẽ bảo quản “bảo vật” của mình cẩn thận vì mất thì sẽ bị chém đầu. Bởi vì mỗi lần thăng quan tiến chức họ phải đem trình “bảo vật” của mình cho một nhóm người có địa vị trong triều đình để kiểm tra. Có những trường hợp, các hoạn quan phải mua lại sinh thực khí của những người khác. Tuy nhiên, việc này rất nguy hiểm, vì lộ ra sẽ phải bị chém đầu hoặc tru di cả họ vì tội lừa dối.
Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, vì vậy vẫn còn tồn tại những thái giám, mỗi triều đại thời Nguyễn có trung bình khoảng 200 thái giám phục vụ trong triều đình.
Vào thời Nguyễn, thường có 2 “nguồn” để tuyển thái giám. Một là, những người sinh ra đã ái nam ái nữ (được gọi là “giám sinh”). Thời đó, ở bất cứ làng nào tại Huế nếu sinh được “giám sinh” thì đó là phúc của cả một làng. Khi “giám sinh” này tuyển vào hoàng cung, nhà vua sẽ ban thưởng bổng lộc. Tuy nhiên, nếu có “giám sinh” mà không khai báo thì sẽ bị phạt rất nặng. Chính vì vậy mà vào thời Nguyễn các “giám sinh” được gọi là “ông bộ”.
Tuy nhiên, việc sinh được “giám sinh” rất khó, nên nguồn thứ hai chính là việc tuyển chọn từ bên ngoài. Đó là những gia đình nghèo khổ nên phải cho con làm thái giám. Cũng giống như thái giám ở Trung Quốc và các triều đại trước, thái giám triều Nguyễn phải loại bỏ sinh thực khí của mình. Các thái giám sẽ sống suốt đời trong cung đến cuối đời, khi về già họ sẽ nằm chờ chết tại tòa nhà phía Bắc Hoàng thành, gọi là “Cung giám viện” chứ không được chết ở trong cung.
Hoang tàn lăng mộ các thái giám
Về cuối đời, các thái giám đã biết được số phận bi đát của mình, chính vì vậy khi còn khỏe mạnh họ cố gắng dành dụm tiền bạc để tìm nơi chôn cất cho cho chính mình, và nơi họ chọn để yên nghỉ chính là chùa Từ Hiếu.
Chùa Từ Hiếu vốn là một am tự để tu tại gia có tên là “Thảo Am đường” do hoà thượng Thích Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già. Sau đó vào khoảng năm 1848 “Thảo Am đường” được trùng  tu và mở rộng nhờ sự giúp đỡ của một thái giám có tên là Châu Phước Năng.
 Chùa Từ Hiếu - nơi an nghỉ của các thái giám
Sau khi về già các thái giám bị đuổi ra khỏi cung, không nơi ở, không người thân, không quê hương các thái giám chỉ biết sống qua ngày và chờ chết tại “Cung giám viện”. Châu Phước Năng sớm nhận ra điều này, sau khi chết không có nơi nào để chôn cất, không nơi thờ tự, không ai hương khói. Trước cơ sự như vậy, thái giám Châu Phước Năng đã kêu gọi các hoạn quan trong triều đình quyên góp và ủng hộ để mở rộng “Thảo Am đường” nhằm có nơi yên nghỉ. 
Việc này được vua Tự Đức và thái hậu Từ Dũ chấp nhận đồng thời cũng quyên góp để mở rộng “Thảo Am đường”. Cái tên Từ Hiếu được vua Tự Đức ban tặng có nghĩa là “hiếu thuận”, do có sự giúp đỡ và đóng góp của các thái giám nên ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa thái giám.
Mặc dù đóng góp phần lớn của cải và công sức để xây dựng chùa nhưng sau khi chết các thái giám lại được chôn trên một ngọn đồi nhỏ nằm tách biệt khỏi khuôn viên của chùa Từ Hiếu.
Toàn bộ khu nghĩa trang của thái giám rộng khoảng 1.000m2, ở ngay chính giữa có tấm bia đá khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám. Khu lăng mộ này được chia làm thành 3 bậc tương ứng với vai trò và sự đóng góp khác nhau của các quan thái giám. Bậc trên cùng là của thái giám Châu Phước Năng, người đóng góp nhiều nhất cho chùa vì vậy ngôi mộ này cũng to hơn những ngôi mộ nằm cạnh bên. Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió (mộ không có thi hài). Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia, đặc biệt là ngôi mộ số 22 chữ trên bia còn khá rõ. Trên bia của ngôi mộ này ghi: Hoàng triều cung giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, quên ở thôn Nhi, Hà Nội, mất tháng giêng năm Khải Định Thứ V. 
Ở chính giữa của cổng là một tấm bia đá nằm trong một hóc nhỏ ghi lại cuộc đời của các thái giám mà khi đọc lên người đời không khỏi chua xót: “Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhân thấy rằng phía tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...”.
Thầy Mạnh hiện đang tu hành tại chùa cho biết, trước đây nền của khu lăng mộ này đã bi xuống cấp và nứt nẻ nhưng đã được sửa lại cách dây 7 năm, còn hệ thống tường thánh vẫn được giữ nguyên. Khu lăng mộ này có cửa tam quan khá lớn cao khoảng 15m, dài 7m và cũng như khu lăng này thì cổng tam quan cũng đã phủ màu của rong rêu, hoang tàn và lanh lẽo.
Cũng theo thầy Mạnh, khách du lịch đến với chùa hầu như không ai biết đến sự tồn tại của khu lăng mộ này, cứ Rằm tháng 11 hàng năm chùa lại tổ chức cúng viến cho các thái giám.
Thời vàng son của nhà Nguyễn đã qua đi, giờ đây khi đến với đất Huế, khách du lịch chỉ đến lăng tẩm, điền đài cung điện, nhiều người vẫn nhớ rõ các gia thoại ly kỳ về “9 chúa 13 vua triều Nguyễn”. Tuy nhiên, nhắc đến thái giám và phận đời của họ lại không nhiều người biết đến.
Đại thi hào Nguyễn Du từng viết: “300 năm sau không biết có còn ai khóc Tố Như chăng?”, và các thái giám ở chùa cũng vậy, liệu càng về sau này có còn ai nhớ đến các thái giám và nơi an nghỉ của họ. Mọi người đến với chùa chỉ là để phúng viếng, cầu nguyện chứ ít tai biết và quan tâm đến khu lăng mộ này làm cho nó ngày càng lạnh lẽo và trơ trọi. Một thời vàng son của quá khứ đã qua đi và các thái giám cũng như các câu chuyện về họ cũng lụi tàn theo năm tháng.../.
Theo baophapluat.vn
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về Festival Nghề truyền thống Huế 2013 và các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/41973 - 12/42013), UBND thành phố Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Festival Nghề truyền thống Huế vào chiều ngày 25/4 tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam, số 5 đường Hà Nội, Huế.

  • Chiều ngày 24/ 4, tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013. Tới dự có đông đảo các văn nghệ sỹ, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.

  • Chiều 11/4, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế tổ chức buổi lễ trao tặng số tiền bán tranh từ triển lãm tranh “Hướng thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành cho một số cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt và các tổ chức hoạt động từ thiện trên địa bàn. 

  • Vào chiều 02/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của Trường Đại học Chaing Rai Rajabhat phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức  khai mạc triển lãm các tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan. Cuộc triển lãm cũng là dịp  nhằm giới thiệu mỹ thuật và văn hóa Thái đương đại đến với cộng đồng người Việt.

  • Khi tác giả Lai rai món Huế đến nhà với tập bản thảo trong tay, thấy tôi đang bưng bê rổ gừng xắt lát, anh nói ngay: “Làm mứt chị nhớ đừng dùng nước máy ngâm gừng, luộc gừng, mà phải dùng nước sông, nước mưa, nước giếng, gừng mới sáng đẹp”!? 

  • Tối ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT - Huế phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Huế  đã tổ chức Liên hoan âm nhạc các thành phố kết nghĩa bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chi Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bắc Ninh.

  • SHO - Hưởng ứng tuần lễ trưng bày tôn tượng Phật ngọc Trần Nhân Tông tại Huế, vào chiều 19/3, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Hướng Thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành. 

  • SHO - Chiều ngày 18/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Văn phòng đại diện NXB Văn học Đà Nẵng - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức chương trình Đêm đàn bà, giới thiệu 2 cuốn sách của  của nhà thơ Đinh Hoàng Anh, tại Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay.

  • SHO - Chiều 16/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tổng kết bế mạc đợt thâm nhập thực tế sáng tác về đề tài Biển đảo quê hương năm 2013 tại trụ sở 26 Lê Lợi, Tp Huế.

  • Sáng 14/3, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT TT- Huế, Hội Nhiếp ảnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà và Đặng tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Ít ai biết rằng, cầu Trường Tiền - biểu trưng của thành phố Huế thơ mộng lại liên quan tới một võ tướng xứ Nghệ. Và cái tên Trường Tiền cũng xuất phát từ một xưởng đúc tiền nổi tiếng một vùng của võ tướng này.

  • Chiều ngày 13/3/2003, tại trường Đại học Sư phạm Huế, Nhà Xuất bản Văn học - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng kết hợp với Chi hội Khoa học lịch sử - Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức ra mắt, giới thiệu hai cuốn sách mới xuất bản là  “Đặng Huy Trứ - Nhà tri thức chân chính của dân tộc và thời đại” và “Đặng Văn Hòa vị dân chí kế”.

  • SHO - Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Huế. 

  • SHO - Chiều ngày 7/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Hội Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm tranh các nữ họa sỹ Thừa Thiên Huế lần thứ XVII.

  • SHO - Gợi - Đó là tên phòng tranh của nhóm các họa sỹ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Cà phê Tranh DAMA.TRY gallery phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 02/3 tại số 42 Hải Triều, Huế.

  • Chiều ngày 27/02/2013, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15 A Lê Lợi - Huế, Ban điều hành Trung  tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu một sử liệu quan trọng liên quan đến đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” - do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày.

  • Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “Mùa xuân, tuổi trẻ và tổ quốc”.

  • Trong chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, vào tối ngày 23/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Sở văn hóa thể thao & du lịch Thừa Thiên Huế, Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay đã phối hợp tổ chức Đêm thơ Mùa xuân – Tuổi trẻ & Tổ quốc.

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (13 tháng giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế, Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, Trường Đại học sư phạm Huế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế  đã phối hợp tổ chức đêm thơ giao lưu sinh viên - học sinh Huế.

  • Viếng mộ thi nhân là một hoạt động thường niên vào mỗi dịp Nguyên Tiêu của văn nghệ sĩ Cố đô Huế, nhằm tri ân các thế hệ đã đóng góp cho nền thơ ca của tỉnh nhà và đất nước.