Sông Hương - quà tặng tuyệt diệu của tạo hóa cho Huế thiên hạ đã biết, nhưng từ khi những con đường ven sông và các cây cầu vươn nhịp nối đôi bờ ngày một nhiều hơn thì các khách sạn và nhiều công trình kiến trúc khác, thường trọng “mặt tiền” là con đường người xe tấp nập, “vô tư” quay lưng với dòng sông từng là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhạc họa.
Một góc Bến Xuân
Trong tình cảnh đó, người ta như đã quên các bến sông từng là nơi ghi dấu bao kỷ niệm vui buồn của đời người: buổi đón mẹ về chợ, phút hò hẹn của bao đôi lứa dưới đêm trăng, hay trong sóng nước mát rượi chiều hè cuộc chia tay kẻ ở người đi... “Bến đò Thừa Phủ” nổi danh một thời cũng chung số phận như thế!
Vậy mà phía trên chùa Thiên Mụ có một công trình văn hóa mới chọn sông Hương làm “mặt tiền” và như thế phải “đầu tư” để có khuôn mặt không hổ thẹn khi soi mình bên sông Thơm cùng với một bến sông tương xứng. Công trình chưa hẹn ngày khánh thành nhưng tên “Bến Xuân” thì không ít người đã nghe nói đến.
Về công trình nhà hát khá đặc biệt này hẳn là có dịp phải viết kỹ hơn; ở đây chỉ xin được nói vắn tắt: trong khi hàng loạt di tích văn hóa cổ sau khi cải tạo, trùng tu thường biến dạng thành những khối bêtông với màu sắc kệch cỡm thì “Bến Xuân”, một công trình mới toanh, lại hài hòa với phong cảnh và di tích cố đô Huế, đến mức tưởng như nó là một kiến trúc đặc sắc, nguyên vẹn từ trong Đại Nội mà ai đó vừa tung phép mầu “bê” ra bờ sông Hương! Từ viên ngói lợp cho đến gạch xây và mọi họa tiết trang trí đều cổ điển như ở một công trình thời Nguyễn.
Dù vậy, “Bến Xuân” không phải là một kiến trúc bắt chước, mà là công trình nghệ thuật có dấu ấn riêng của tác giả - cặp vợ chồng trai tài gái sắc Truơng Đình Ngộ - Huyền Tôn Nữ Cẩm Hồng đã hai lần mang chương trình nhạc Cung Tiến và thơ - nhạc Hàn Mặc Tử dựng từ trời Tây về góp mặt với Festival Huế... Khán giả biết đến Cẩm Hồng với cái tên Camille Huyền. Họ đã sống ở Paris, Thụy Sĩ nhiều năm nên “Bến Xuân” không thể thiếu yếu tố hiện đại. Xin “bật mí” trước là dưới “Lầu thơ” sắp hoàn thành là một... hầm rượu như ở Tây!
Dễ thấy nét riêng của công trình hơn cả có lẽ là hai cái cổng. Cổng ở bến sông đã hoàn thành, cổng phía đường ôtô vận dụng các hình khối của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đang được xây dựng. Riêng cổng phía bờ sông đã có thể nói chắc là một công trình “không nơi nào có được” như lời một bài hát về Huế. Cái đẹp còn tùy “gu” mỗi người, nhưng chủ nhân - nữ ca sĩ kiêm họa sĩ Cẩm Hồng, cựu nữ sinh Đồng Khánh - thì đã trăn trở cả năm trời mới tìm ra kiểu dáng gần gũi với dòng sông - mái cổng tựa như mái đò thân thuộc trên sông Hương, và cô đã “đeo bám”, chỉnh sửa cùng với tốp thợ suốt mấy tháng ròng, đến mức quên cả vóc hình của mình hao gầy vì nắng gió. Một khung cửa bên tường nhà mang hình chim phụng, một họa tiết nơi lan can gợi nhớ mâm ngũ quả ngày tết... đều được chăm chút tỉ mỉ như thế, thậm chí có loại sành sứ phải tìm mua những mảnh vỡ đồ cổ hàng trăm năm...
Một công trình như thế tốn nhiều tỉ đồng, nhưng giàu mấy - thậm chí là tỉ phú đôla - mà không hiểu biết, không tôn trọng văn hóa và sự hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên cũng như những nét đẹp riêng của một vùng đất thì chắc chắn không thể làm được công trình như “Bến Xuân”. Cũng vì thế, “Bến Xuân” đã lỡ hẹn với Festival Huế 2012, nay Festival Huế 2014 đã khởi động mà anh Trương Đình Ngộ vẫn chưa dám hẹn ngày khánh thành.
Một công trình thật sự có giá trị văn hóa không chỉ để phục vụ một lễ kỷ niệm, một lễ hội mà muốn còn mãi với thời gian thì ắt không thể làm vội. Cần rất nhiều công phu và một tâm hồn yêu cái đẹp đến quên mình...
Nguyễn Khắc Phê
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".
Sáng ngày 30/6, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức Họp báo thông báo về kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Sáng 28/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế ( Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – TP Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu phối hợp vơi Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Triển lãm ““Aotearoa – Một miền mây trắng”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế.
Tối 23/6, tại đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm (TP Huế), Sở Du lịch phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Sen Huế 2023 – Sen tô sắc Huế”.
Chiều 23/6, tại công viên Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã diễn ra diễn tập chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy mô cấp tỉnh trên sông Hương. Đến dự có ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), sáng ngày 21/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Chiều 20/6, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt báo chí và trao giải báo chí Hải Triều lần thứ IV – 2023 nhân Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Sáng ngày 20/6, Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Đại diện Ban Giám đốc Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Tối ngày 17/6, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế, 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Sáng 17/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan tổ chức khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – Thơ vua Thiệu trị qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”.
Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".
Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.
Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).
Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).
Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.