Quả cầu buồn bã quay, loài người nhỏ nhoi, tuyệt vọng. Trẻ hay già không nhiều ý nghĩa trước câu hỏi: người đã làm được gì và chúng ta, những thế hệ nối tiếp, sẽ làm được gì nữa? “Thế giới và tôi” có lẽ là tập thơ lớn của anh. Bản thân thơ là mê hoặc và tự mê hoặc, phát sinh cân bằng và tiêu diệt cân bằng, gốc và ngọn, tự chủ và mất tự chủ... Mong manh, khôn lường như thế, thử hỏi, con người lúc đa cảm, lúc quả cảm, như anh, làm sao cưỡng lại? Thơ đã chiếm lấy anh, chiếm lấy chúng ta bằng sức mạnh tự thân, bằng sự nhạy bén của tâm hồn thi sĩ, mặc sức lan toả trên những trang viết và lưu luyến mãi trong tâm tưởng. Trong cơn mê hoặc của thơ, Ngô Tự Lập viết: “Thế giới và tôi - Hai miền hoang tưởng - Có phải sinh năm 1962?” Một phát hiện tinh tế về sự phát sinh của thế giới: khi ta sinh ra thì thế giới của ta mới được sinh ra. “Có phải” buông giữa “hai miền hoang tưởng”, cho ta một cảm giác lạc lõng. Hết phần một, quá đủ. “Thế giới và tôi”. “Tôi” ở đây - một con người nhạy cảm, “thậm chí không phải là hạt bụi”, hơi ngô nghê mà chân thật. Ấn tượng chiến tranh thật nhiều, tôi không nhắc nữa. Và bản thân anh có lẽ cũng nhận ra một chân trời mới cần phải tới. “Đến từ chân trời, tôi đi về một chân trời khác”. “Những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, chúng phải mang những nỗi buồn vĩnh cửu”. “Những bầu trời” hay chính anh với nỗi buồn gần nửa đời người? Anh sẽ về đâu? Sẽ nằm dài trên lưng “Trung du”? Hay nằm xuống rồi còn giật mình vùng dậy, tê tái thấy “Bóng mẹ đi qua sườn đồi như một đám mây lớn”? Anh đã thật cố gắng mang “nỗi buồn” ấy trên lưng, trong tim và (biết đâu) ngay cả trong cái chết. Nhưng sẽ còn gì nếu cứ u uẩn thế? Anh đã tìm thấy giá trị thực sự của hôm qua, hôm nay và ngày mai nữa. Tôi ôm cây đàn của tôi Như ôm tháng năm hạnh phúc Anh thốt lên cùng John Lennon và Paul Mc Cartney về nhưng điều kì diệu: “Ôi, tôi tin vào ngày hôm qua”. Chẳng có ngày hôm nay nào lại không trở thành ngày hôm qua cả. Ám ảnh mãi với “hôm nay”, “hôm qua”, “gieo hạt”, “rạ khô”, “chân trời”, rồi quanh quất đâu đây những niềm đau quá khứ, xin nhà thơ của chúng ta hiểu rằng anh có thể thốt lên, nhưng lời anh bay mất rồi, anh có thể viết ra, nhưng thơ anh đã là của thời khắc trước. Anh phải sống trẻ trung hoành tráng chứ đừng vội nhắc đến hai từ “Số phận”. “Thuyền trưởng” có lẽ là một bài thơ xuất sắc. Tôi nói đến: “Chiều thứ bảy cuối cùng trên trái đất”. Anh liên tưởng thế giới tuyệt diệu của chính bản thân. Anh sẽ vẫn là thuyền ttrưởng trên con tàu đó chứ? Dù sao trái đất cũng lỡ quay rồi. Cái ao nhỏ trong vắt, bấy lâu lặng yên, giờ ghé thêm một vài vòng nước lăn tăn, lan rộng. Con chuồn chuồn hạ cánh, rồi bay lên. Bay cao thì nắng... NGUYỄN VĨNH TIẾN (nguồn: TCSH số 143 - 01 - 2001) |
TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)
NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.
VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)
NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.
YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp: “Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”
VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".
VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)
VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.
TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001
LÊ THỊ MỸ ÝĐọc tập truyện ngắn "NGƯỜI ƠI" - Lê Thị Hoài - NXB Thuận Hoá 2001
HỒNG DIỆUVâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.
HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)
UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).
LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.
Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.
1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…
Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.
...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...
Những năm đầu sau ngày miền giải phóng, có mấy lần nhà thơ Xuân Diệu vào các tỉnh Nam Trung Bộ và dừng ở Nha Trang ít ngày. Đến đâu Xuân Diệu cũng nói chuyện thơ, được người nghe rất hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ.