Báu vật

14:40 05/03/2010
AZIt NêxinNgày xưa, nhà vua ở một nước nọ có một kho bạc. Nghe đồn rằng trong kho bạc của nhà vua cất giữ một báu vật vô giá duy nhất của nước đó. Mọi người đều tự hào về báu vật mà tổ tiên đã để lại cho họ. “Mặc dầu chúng ta chẳng có gì cả, nhưng tổ tiên đã để cho chúng ta giữ một vật quý”, họ thường tự hào như vậy mà quên đi cảnh túng thiếu của mình.

Do chỗ báu vật đó không thuộc về một hai người mà là tài sản chung của toàn dân nên mỗi người đều cho rằng trong đó cũng có phần của mình và vì thế đều ra sức bảo vệ nó bằng niềm tin và bằng chân lý.

Tuy báu vật là tài sản chung của toàn dân, song nơi bảo quản thích hợp nhất lại là kho bạc của nhà vua. Những đội vệ binh có vũ trang ngày đêm canh gác kho bạc hết sức cẩn mật. Ngay đến chim chóc cũng không thể bay ung dung qua nơi đó.

Cữ mỗi năm một lần, vào một ngày nhất định, nhà vua, quan tể tướng và các quan đại thần lại làm lễ tuyên thệ nguyện trung thành với báu vật thiêng liêng do cha ông để lại.

Một hôm nhà vua muốn biết cái vật thiêng liêng mà dân chúng giữ gìn như giữ gìn con ngươi của mắt mình là cái gì. Vua khao khát muốn nhìn thấy của báu nằm trong cái hòm bí mật. Rút cục, vua không kìm mình được và một mình đi vào kho bạc. Lính gác để cho vua đi vào. Vua, quan tể tướng và các đại thần bao giờ cũng được quyền tự do đến đó để kiểm tra xem báu vật mà họ được các thần dân giao trông coi có còn nguyên tại chỗ hay không. Muốn nhìn thấy cái hòm thiêng liêng phải vào phòng thứ nhất, rồi từ đó vào phòng thứ hai và tiếp đó sang phòng thứ ba. Cứ phải tuần tự đi qua bốn mươi phòng như vậy và ở mãi tận phòng thứ bốn mươi mốt mới là nơi đặt những cái hòm xếp lồng vào nhau. Báu vật nằm trong cái hòm thứ bốn mươi mốt.

Vua lần lượt mở bốn mươi cánh cửa, rồi bước vào phòng thứ bốn mươi mốt.

“ Cái vật mà chúng ta từng ấy năm bảo quản là cái gì nhỉ?” vua hồi hộp tự hỏi

Khi vua mở nắp hòm thứ bốn mươi mốt thì một báu vật đẹp chưa từng thấy trên đời hiện ra trước mắt vua. Nó sáng rực như lửa. Vàng chẳng phải là vàng, bạch kim chẳng phải bạch kim, còn bạc thì càng không phải. Sức quyến rũ của báu vật khiến vua cầm lòng không đặng. “ Ta sẽ lấy báu vật mà ông cha đã để lại. Nó sẽ thuộc về riêng một mình ta. Dù sao thì cũng chẳng ai biết cơ mà”.

Vua lấy báu vật thiêng liêng sáng rực như một mảnh mặt trời ra khỏi hòm và dút vào túi. Nhưng vua bỗng hoảng sợ: nhỡ có lúc mọi người biết được vụ đánh xoáy này thì sao? Và vua bèn quyết định: “ Ta sẽ lấy cái báu vật sáng chói này và đặt vào chỗ của nó một miếng bạch kim được nạm hồng ngọc, ngọc trai, xà cừ và ngọc bích. Chưa ai nhìn thấy cái vật thiêng này cả, bởi vậy nếu như có lúc nào đó người ta mở hòm ra thì cũng chẳng ai biết được sự đánh tráo của ta”. Nhà vua nghĩ sao làm vậy. Sau đó vua xếp lần lượt những cái hòm vào nhau, khóa lần lượt tất cả các phòng rồi bước ra khỏi kho bạc.

Vua đã đi khỏi, nhưng liệu có ai dám đảm bảo rằng trò gian lận của nhà vua không bị phát hiện? Và để không ai biết rằng chính vua đã lấy trộm báu vật, bắt đầu từ ngày hôm đó, vua ra lệnh cho các thần dân mỗi năm hai lần đến tuyên thệ về lòng trung thành của mình đối với vật thiêng, chứ không phải mỗi năm một lần như trước kia. Từ đấy, cứ hai lần trong một năm, toàn thể dân chúng lại tụ tập trên quảng trường để thề thốt rằng, bằng niềm tin và chân lý, họ sẽ bảo vệ di vật thiêng liêng cha ông để lại.

Nghe nói quan tể tướng là một người sáng dạ. Ông ta bắt đầu suy nghĩ và phỏng đoán xem tại sao bỗng dưng nhà vua lại ra lệnh bắt mọi người tuyên thệ hai lần trong một năm, trong khi chỉ cần một lần như trước kia cũng đủ. “ Báu vật mà chúng ta từng ấy năm canh giữ là cái gì vậy?” Quan tể tướng thắc mắc. Và rốt cục, không nhịn được nữa, ông ta bèn vào kho. Sau khi đi qua bốn mươi phòng và mở bốn mươi mốt cái hòm, ông ta nhìn thấy vật báu. Thỏi bạch kim nạm những viên đá qúy mà nhà vua đem đặt trong hòm thay cho vật thiêng đã làm cho quan tể tướng sửng sốt. “Ta sẽ lấy báu vật này và thay vào đó một thỏi vàng nạm đá quý. Bởi lẽ không một ai biết mặt mũi cái vật thiêng đó ra sao - quan tể tướng nghĩ bụng - nếu như có một lúc nào đấy người ta mở hòm ra thì cũng không ai ngờ được rằng bảo vật đã bị đánh tráo”. Nói sao làm vậy. Nhưng để đề phòng trò gian lận bị lộ, quan tể tướng xin vua xuống chiếu bắt các thần dân đến tuyên thệ thường xuyên hơn. Từ đó hàng năm, xuân hạ thu đông, dân chúng kéo đến thề nguyền trước sân rồng.

Nghe nói trong số các quan đại thần có một người rất tinh ý. Ông ta bắt đầu suy nghĩ xem tại sao dân chúng lại đến tuyên thệ bốn lần trong một năm trong khi mới đây việc đó chỉ được tiến hành có hai lần. Lợi dụng quyền hành của mình và cũng không nói cho ai biết, một hôm ông ta lẳng lặng đi vào nhà kho. Ông ta đi qua bốn mươi phòng, mở bốn mươi mốt cái hòm. Và hai mắt ông ta bỗng sáng ngời khi nhìn thấy trong chiếc hòm thứ bốn mươi mốt một thỏi vàng nạm đá quý lóng lánh. “Ta sẽ thay thỏi vàng bằng một thỏi bạc”. Chẳng ai biết đâu mà sợ. Và ông đã làm đúng như vậy.

Để đề phòng việc lấy cắp có thể bị phát giác, quan đại thần đã quyết định bắt dân chúng hàng tháng phải đến làm lễ tuyên thệ.

Bằng cách đó, ông ta muốn chứng minh lòng trung thành của mình đối với kỷ vật thiêng liêng.

Từ đó dân chúng tháng nào cũng kéo nhau đến quảng trường thề sẽ bảo vệ vật thiêng liêng đến giọt máu cuối cùng.

Nghe nói một vị quan thượng thư cũng là người khá thông minh. Khi thấy dân chúng tháng nào cũng đến tuyên thệ, ông ta liền suy nghĩ: “ Ở đây có chuyện gì không ổn, ta sẽ đến xem cái vật lạ đó nó như thế nào”. Ông ta đi qua bốn mươi phòng, mở bốn mươi mốt cái hòm và nhìn thấy bảo vật. Quan thượng thư rất thích kỉ vật của tổ tiên nên nảy ra một ý: “ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta lấy cái vật này đi và đặt một miếng đồng vào chỗ của nó. Có mà trời biết”. Và nghĩ sao làm vậy. Tuy nhiên quan thượng thư vẫn nơm nớp sợ câu chuyện bị bại lộ. Do đó ngài quyết định dân chúng hàng tuần phải đến tuyên thệ.

Quan thị vệ phụ trách đội quân canh gác kho bạc cũng suy nghĩ: “ Có chuyện gì vậy? Tuần nào chúng ta cũng phải bày tỏ lòng trung thành. Giờ ta thử xem có cái gì được cất giấu ở đó?”

Cũng như tất cả những người khác, y đi vào phòng thứ bốn mươi mốt, mở bốn mươi mốt cái hòm. Khi y nhìn thấy miếng đồng sáng loáng thì mặt mày rạng rỡ hẳn lên. “ Ta sẽ thay thế miếng đồng bằng miếng sắt. Và chuyện này cũng chẳng có ai biết”.

Nghĩ sao làm vậy. Nhưng việc này làm y mất an tâm. Để cố chứng minh rằng y không tiếc công sức và tính mạng để bảo vệ báu vật thiêng liêng, y bắt ngày nào dân chúng cũng phải đến tuyên thệ.

Qua một thời gian, trong dân chúng có một người nói:

- Đã nhiều năm nay chúng ta vẫn luôn luôn thề thốt rằng chúng ta không tiếc sức lực và tính mạng của mình để bảo vệ kỷ vật do tổ tiên chúng ta để lại. Và quả thật chúng ta đang ra sức nâng niu giữ gìn cái báu vật đó trong kho bạc. Nhưng nào ai trong số chúng ta có biết cái vật đó ra làm sao? Chúng ta có phải là cái nhà kho chứa đồ đạc đâu. Tại sao chúng ta lại không muốn biết nhỉ? Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau vào đó, chúng ta sẽ mở các hòm ra và sẽ biết mặt mũi cái vật thiêng mà chúng ta giữ gìn cẩn thận.

Những lời đó như một quả bom nổ giữa ban ngày. Tất cả những kẻ đã đánh tráo kỷ vật đứng đầu là nhà vua, liền xúm lại quở mắng cái anh chàng dám ăn nói sàm sỡ như vậy, Kẻ nào cũng nghĩ rằng chỉ một mình hắn làm trò gian lận mà thôi, không biết gì đến hành động của những kẻ khác nên tất cả bọn chúng đều run như cầy sấy vì sợ bị vạch trần.

Do đó chúng càng nổi khùng lên với kẻ dám vi phạm sự an ninh và buộc anh ta vào tội xúc phạm đến vật thiêng:

- Chà, mi là tên khốn khiếp. Mi là cái thá gì mà dám đòi được nhìn báu vật của chúng ta!

Sau khi làm cho dân chúng tin rằng anh chàng nọ là kẻ có tội, chúng hùa nhau xông đến đánh đập anh ta rất tàn nhẫn. Anh ta sắp nguy đến nơi, nhưng vừa lúc đó nhà vua liền can thiệp:

- Nếu muốn giết hắn thì chúng ta sẽ làm điều đó một cách nghiêm minh theo pháp luật - vua nói.

Và thế là một đạo luật riêng được ban hành. Và sau đó tên tội phạm bị đem đi hành hình.

Nhưng không dễ gì bắt mọi người phải quên đi những lời của anh ta. Những lời này được truyền từ miệng người này sang miệng người khác và lan đi rất nhanh trong thiên hạ.

Một hôm lại có một người nữa muốn được trông thấy kỷ vật mà người ta cố sống cố chết giữ gìn. Nhưng vì biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra với mình nên anh ta không nói cho ai biết ý đồ của mình. Tin vào mưu trí của mình, anh ta bí mật lẻn vào nhà kho. Nhưng vua, quan tể tướng, quan đại thần và tất cả những kẻ cắp khác do bị một nỗi sợ hãi thường xuyên ám ảnh rằng có một người nào đó sẽ đoán được mưu gian của chúng, nên chúng ra sức canh giữ vật thiêng, hay nói đúng hơn, cái vật mà chúng đã đánh tráo. Bởi vậy anh chàng lẻn vào kho đã rơi vào tay chúng. Anh ta họ tóm đúng vào lúc anh ta cầm báu vật định đưa cho toàn thể dân chúng xem. Hỡi ơi, trong tay anh ta chỉ là một mảnh sắt gỉ mà tên kẻ trộm sau cùng đã đặt thay thế vào chỗ kỷ vật.

- Nhưng kỷ vật thiêng liêng không phải là như thế! - quan thị vệ thốt lên.

- Không phải! - quan thượng thư hét lên.

- Không phải nó! - cả bọn, đứng đầu là nhà vua kêu ầm lên.

Lúc ấy anh chàng cầm mảnh sắt gỉ cũng nói thật to:

- Tại sao các ông biết được rằng đây không phải là kỷ vật thiêng liêng? Như vậy có nghĩa là các ông đã nhìn thấy báu vật thật sự rồi chứ gì?

Không ai trong bọn chúng há miệng trả lời được một câu. Mỗi tên đều hiểu rằng cái vật mà hắn đặt vào chỗ kỷ vật đã bị tên kẻ trộm sau đánh tráo mất rồi. Chúng bèn nhanh chóng thanh toán kẻ bị bắt rồi đem mảnh sắt gỉ đặt vào chỗ cũ trong cái hòm thứ bốn mươi mốt. Sau đó chúng lồng tất cả các hòm vào với nhau, khóa thật kỹ cửa của bốn mươi mốt phòng rồi đánh bài chuồn. Nhưng vì trong bụng vẫn còn lo ngay ngáy, chúng bèn ra một đạo luật mới về việc bảo quản kỷ vật thiêng liêng. Theo đạo luật này, toàn thể dân chúng mỗi ngày phải đến tuyên thệ ba lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.

Dân chúng chấp hành pháp luật rất nghiêm chỉnh. Và không một ai trong số những người đến tuyên thệ lại biết được rằng vật thiêng liêng mà họ ra sức bảo vệ, chỉ vẻn vẹn là một mảnh sắt gỉ.

LÊ SƠN
dịch
(131/01-2000)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HANS CHRISTIAN ANDERSON   

    Hans Christian Andersen sinh tại Odense, Đan Mạch, thuộc gia đình bình dân, cha là thợ đóng giày, mẹ là thợ giặt. Tuy gia cảnh tầm thường, cha ông lại say mê văn học, ông có cả một tủ sách văn học quý giá. Từ sau khi cha qua đời (năm Andersen 11 tuổi), cậu bé đã được thỏa thích đọc những quyển sách cha để lại.


  • George Saunders - Franz Kafka

  • Brazil, nhà văn danh tiếng Jorge Amado nói, không phải là một quốc gia mà là một lục địa. Trong phần đóng góp mới nhất của loạt nhà văn trẻ xuất sắc được tạp chí Granta giới thiệu, họ kể những câu chuyện rộng lớn và hấp dẫn của xã hội Brazil hiện đại và ai là tương lai của nó; trong những nhà văn chưa từng được dịch và giới thiệu này góp mặt có Ricardo Lísias đã xuất bản hai tiểu thuyết rất hấp dẫn người đọc.
    Xin chuyển dịch sang Việt ngữ từ bản dịch sang Anh ngữ của Daniel Hahn: “My chess teacher”.
                                  Dương Đức dịch và giới thiệu

  • Daly sinh trưởng tại thành phố Winchester, bang Indiana, Hoa Kỳ. Ông có bằng Cử nhân Văn chương của đại học Ohio Wesleyan University và bằng Bác sĩ Y khoa của đại học Indiana University. Trong 35 năm, ông là bác sĩ phẫu thuật tại Columbus, Indiana. Ông từng là một bác sĩ phẫu thuật cấp tiểu đoàn trong chiến tranh Việt Nam.

  • AMOS OZ

    Sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc, tiếng gù của đôi chim bồ câu trong bụi cây bắt đầu trôi qua ô cửa sổ để mở.


  • ALBERTO MORAVIA

  • KATHERINE MANSFIELD (Anh)     

    Thời tiết thật tuyệt vời. Người ta sẽ không có một bữa tiệc ngoài trời hoàn hảo hơn nếu họ không tổ chức tiệc vào ngày hôm nay.

  • Shun Medoruma (sinh năm 1960) là một trong những nhà văn đương đại quan trọng nhất của Okinawa, Nhật Bản. Ông được giải Akutagawa Prize năm 1997 với truyện ngắn “Giọt nước” (Suiteki).

  • Có lẽ tác giả tâm đắc lắm với truyện này nên mới chọn để đặt tên cho cả tuyển tập. “The Persimmon Tree, and Other Stories (1943)” gồm 15 truyện ngắn, góp phần mang lại chỗ đứng vững vàng trong văn đàn nước Úc cho nhà văn nữ Marjorie Barnard (1897-1987), người có thể sáng tác nhiều thể loại khác nhau, kể cả phê bình và lịch sử.

  • MARK TWAIN  

    M. Twain (1835 - 1910) là nhà văn lớn của Mỹ, từng phải lăn lóc nhiều nghề lao động chân tay trước khi trở thành nhà văn, do đó văn của ông rất được giới lao động ưa chuộng.

  • L. TOLSTOY

    Các anh em từng nghe nói rằng: mắt đền mắt, răng đền răng; còn ta nói với các anh em rằng: đừng chống lại kẻ ác. (Phúc Âm theo Matthiew V, 38, 39).

  • VẠN CHI (Trung Quốc)

    Tôi nhớ hình như ở đây có một bến ô tô buýt. Phải, phải rồi, ngay chỗ giờ đây cô gái kia đang đứng, dưới ngọn đèn đường ảm đạm ấy. Tôi thong thả bước tới, hỏi thăm.

  • Peter Bichsel sinh tại Lucerne (Thụy Sĩ) ngày 24 tháng 3 năm 1935, là con của một người thợ thủ công. Ông là nhà giáo dạy tại một trường tiểu học cho tới năm 1968.

  • Chitra Banerjee Divakaruni sinh năm 1957 tại Calcutta, Ấn Độ. Bà học đại học tại Đại học Calcutta. Năm 1976, bà đến Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ, sau đó dạy văn chương tại các đại học ở đó. Bà làm thơ, viết tiểu thuyết và truyện ngắn, được trao nhiều giải thưởng văn học. Ngoài ra bà còn sáng lập tổ chức Maitri chuyên trợ giúp phụ nữ Nam Á bị xúc phạm.

  • SAKI   

    1. Saki là bút hiệu của nhà văn Hector Hugh Munro (1870 - 1916), sinh tại Miến Điện (nay là nước Myanmar) khi nước này còn là thuộc địa của Anh.

  • Kevin Klinskidorn trưởng thành ở Puget Sound - một vùng ven biển tây bắc bang Washington và hiện sống ở bờ đông tại Philadelphia. Anh đã được giải thưởng Nina Mae Kellogg của đại học Portland State về tác phẩm hư cấu và hiện đang viết tiểu thuyết đầu tay.

    Truyện ngắn dưới đây của anh vào chung khảo cuộc thi Seán Ó Faoláin do The Munster Literature Center tổ chức năm 2015.

  • NAGUIB MAHFOUZ  

    Naguib Mahfouz là nhà văn lớn của văn học Arab. Ông sinh năm 1911 tại Cairo (Aicập) và mất năm 2006 cũng tại thành phố này. Mahfouz đã viết tới 34 cuốn tiểu thuyết và hơn 350 truyện ngắn. Cuốn tiểu thuyết lớn nhất của ông là Bộ ba tiểu thuyết (The trilogy) (1956 - 1957).
    Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.

  • Pete Hamill sinh ngày 24 tháng 6 năm 1935, tại Brooklyn, New York, Hoa Kỳ. Ông là nhà văn, nhà báo. Ông đi nhiều và viết về nhiều đề tài. Ông từng phụ trách chuyên mục và biên tập cho báo New York Post và The New York Daily News.

  • Truyện này được dịch theo bản tiếng Pháp nên chọn nhan đề như trên (Je ne voulais que téléphoner, trong cuốn Douze Contes vagabonds, Nxb. Grasset, 1995) dù nó có vẻ chưa sát với nguyên bản tiếng Tây Ban Nha của tác giả (Sole Vina a Hablar por Teléfono) - Tôi chỉ đến để gọi điện thoại thôi.

  • Eugene Marcel Prevost, nhà văn và là kịch tác gia người Pháp, sinh ngày 1/5/1862 tại Paris, mất ngày 8/4/1941 tại Vianne, thuộc khu hành chính Lot- et-Garonne. Năm 1909, ông được mời vào Hàn lâm viện Pháp.