Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.
Ảnh: internet
Hiện nay bài thơ cũng được chọn vào chương trình Ngữ văn 10 của bậc THPT và lấy tên gọi là Nhàn. Bài thơ như sau:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây đa sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Bài thơ nôm na, dung dị, không dùng từ Hán - Việt và điển cố cầu kỳ. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận xét chung về thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau: Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành, không gọt dũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời. Bài thơ đã được trao đổi, phân tích, bình giảng của nhiều nhà giáo, giáo sư, cán bộ nghiên cứu, nhà thơ và cả những người yêu thích văn chương nữa. Phần lớn các ý kiến phân tích đều có sức thuyết phục và đã giúp cho các em học sinh hiểu được một cách sâu sắc hơn quan niệm sống của nhà thơ (chữ Nhàn) qua đó thấy được nhân cách và những nét đặc trưng trong phong cách thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (giọng điệu trữ tình kết hợp với chất triết lý). Thế nhưng cũng có một vị Phó GS đã gán ghép cho cụ Trạng và bài thơ hàng loạt điển cố xa lạ của Tàu[1]. Ông cho rằng người soạn sách giáo khoa giảng cho các em học sinh mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để bắt cá là sai, mà phải hiểu như ông là khi phá đề Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy ngay điển từ Nhạc phủ - bài Kích nhưỡng ca để mở đề: “Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực, nghĩa là đào giếng mà để uống, cày ruộng mà để ăn”. Ông còn trích dẫn tràng giang đại hải tư tưởng Mặc Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử. Về chữ cần câu tác giả bài viết này cũng buộc cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm không được dùng lưỡi câu bình thường và mồi câu thơm như ở quê nhà mà phải câu lưỡi thẳng như cụ Lã Vọng trong lịch sử cổ đại Trung Hoa. Ông gán cho Nguyễn Bỉnh Khiêm điển Trang Tử về cần câu và dẫn bài Trúc Can trong Kinh Thi để minh họa. Sự gán ghép trên đây quả là khiên cưỡng, bởi vì Lã Vọng ngồi câu với lưỡi câu thẳng là để chờ thời và cuối cùng cụ đã đạt được mục đích là giúp Vũ Vương diệt Trụ lập nên triều đại nhà Chu, còn cụ Trạng của chúng ta thì đã từ quan về ở ẩn ở chốn quê nhà, lấy chữ nhàn làm lạc thú nhìn xem phú quý tựa chiêm bao thì việc gì cụ lại phải bắt chước Lã Vọng. Vị PGS này còn xúc phạm những người viết sách giáo khoa là vẹt hót khi họ phân tích: Bốn mùa xuân, Hạ, Thu, Đông, mùa nào nào thiên nhiên cũng là môi trường sống thanh tao:
Thu ăn mang trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Hai câu là bộ tranh tứ quý, có cảnh, có người, có mùi vị, có hướng sắc.
Măng trúc và giálà hai loại thức ăn bình dân, quê kiểng bao đời nay, cần gì phải đi tìm gốc gác trong kho thư tịch cổ ngổn ngang của Tàu và trích dẫn lời Mã Viện (14TCN đến 49SCN)- một tên tướng đã từng xâm chiếm và cai trị nước ta - cho rằng, vị măng đông ngon hơn măng cuối xuân, hoặc dẫn chứng những câu chuyện có liên quan đến măng của các danh nhân cổ đại Trung Quốc chẳng dính líu đến câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cái kiểu bình luận văn chương theo lối nói lấy được để phô trương kiến thức biến con chuột thành con voi đã làm cho vị PGS đi quá đà đẩy câu thơ cụ thể của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm lên một phạm trù triết học trừu tượng, siêu hình, thú thật tôi cũng không hiểu ông ta định nói gì, xin ghi lại đây để độc giả tham khảo:
“Câu đầu, Nguyễn Bình Khiêm đưa ăn lên trên và đặt song trùng: ăn (măng)// ăn (giá). Đấy là hình nhi hạ. Câu sau, thi nhân vẫn dùng phương pháp sóng đôi: tắm (hồ)// tắm (ao). Đây mới là hình nhi thượng. Hai câu luận song song đối nhau. Nhưng ngay trong mỗi câu, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chặt đôi: hình nhi thượng trước (măng trúc)// hình nhi hạ sau (giá). Măng trúc do trời ban, thiên nhiên ban; còn giá bởi con người vất vả làm ra. Câu sau vẫn lối cấu trúc: Hình nhi thượng trên - hồ sen do ông xanh tạo hóa, ông ban cho được tắm hương trời; mà nếu, ông xanh không cho thì vui vẻ trở về tắm ao (cũng có thể tắm ao tù) - Hình nhị hạ dưới. Con người tự làm, chẳng phái đội Thiên tử (!).”
Trở lại chữ giá mà tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên đề cập đến trong bài viết của mình chúng tôi xin có ý kiến như sau: Trong cấu trúc chữ Nôm có một loại đọc theo âm Hán - Việt nhưng không lấy nghĩa mà chỉ lấy âm. Chẳng hạn một số câu trong Truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta (些)
Trải qua (戈) một cuộc bể dâu
Tà tà bóng ngả (我) về tây
Đi đâu (兜) chẳng biết con người Sở Khanh
Chữ ta (些) tiếng Hán có nghĩa là ít, một ít, chữ qua (戈) là một binh khí ngày xưa; ngã (我) là ta, tôi; đâu (兜) cái mũ ngày xưa lúc ra trận; nghĩa của những chữ Hán trên đây không liên quan gì đến nội dung câu thơ, mà chủ yếu là mượn âm đọc.
Chữ giá (蔗, 稼) mà ông đề cập đến trong bài viết cũng thuộc loại này, cho nên không thể hiểu câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Thu ăn măng trúc, đông ăn mía hay ăn mạch nha được, mà chỉ có một cách đọc và hiểu duy nhất là Thu ăn măng trúc, đông ăn giá (giá đỗ) và lại càng không thể hiểu là băng giá hay nước đá như ông đã phân tích.
Chữ Nôm của các cụ trước đây chưa được điển chế và qui chuẩn hóa, nên một âm có thể viết được nhiều cách tùy trình độ từng người, một chữ cũng có thể được đọc khác nhau, tùy theo từng văn cảnh cụ thể và cảm nhận của từng người, chẳng hạn như chữ nghỉ/nghĩ, nêm/nen, nét ngài/nét người... trong Truyện Kiều.
Một điều đng chú ý nữa là khi thưởng thức văn chương trung đại, ta không nên phân tích quá tỉ mẩn theo con mắt của nhà khoa học hiện đại, như có người đã cố đi tìm cho được hệ đo lường của Trung Quốc thời xưa để xác định chiều cao của Từ Hải trong Truyện Kiều. Măng trúc và giá trong câu thơ, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chỉ muốn đề cập đến những món ăn dân dã, quê kiểng và cái thú tắm ao, tắm hồ ở nông thôn khi cụ về ở ẩn tìm thú an nhàn thế thôi, chứ cụ đu có suy nghĩ theo kiểu hàn lâm ăn măng/ăn giá là hình nhi hạ, tắm hồ/tắm ao là hình nhi thượng (!) hay đi câu với lưỡi câu thẳng như người ta đã gán cho cụ.
[1]Xin xem bài đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 4/2009 của Nguyễn Đăng Na có nhan đề Về bài thơ số 79 của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguồn: Thế Anh - VHNA
NGUYỄN THỊ THÁITôi không đi trong mưa gió để mưu sinh, để mà kể chuyện. Ngày ngày tôi ngồi bên chiếc máy may, may bao chiếc áo cho người. Tôi chưa hề may, mà cũng không biết cách may một chiếc Yêng như thế nào.
Nhà thơ Hải Bằng tên thật là Vĩnh Tôn, sinh ngày 3 tháng 2 năm 1930, quê ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông mất ngày 7 tháng 7 năm 1998.
NGUYỄN VĂN HOACuốn sách: "Nhớ Phùng Quán" của Nhà xuất bản Trẻ, do Ngô Minh sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn với nhiều tác giả phát hành vào quý IV năm 2003. Cuốn sách có 526 trang khổ 13x19cm. Bìa cứng, in 1000 cuốn. Rất nhiều ảnh đẹp của Nguyễn Đình Toán - nhà nhiếp ảnh chân dung nổi tiếng của Việt nam. Đơn vị liên doanh là Công ty Văn hoá Phương Nam.
ĐÀ LINHĐể có trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, trước đó quân đội Nhân dân Việt Nam đã có những trận đánh để đời mở ra những khả năng to lớn về thế và lực cho chúng ta. Trong đó Trận chiến trên đường (thuộc địa) số 4 - biên giới Cao Bắc Lạng 1950 là một trận chiến như vậy.
HOÀNG VĂN HÂNLướt qua 30 bài thơ của Ngô Đức Tiến trong “Giọng Nghệ”, hãy dừng lại ở những bài đề tài tình bạn. Với đặc điểm nhất quán, bạn của anh luôn gắn liền với những hoài niệm, với những địa chỉ cụ thể, về một khoảng thời gian xác định. Người bạn ấy hiện lên khi anh “nghĩ về trường” “Thăm trường cũ”, hoặc là lúc nhớ quá phải “Gửi bạn Trường Dùng” “ Nhớ bạn Thanh Hoá”. Bạn của anh gắn với tên sông, tên núi: sông Bùng, sông Rộ, Lạt, Truông Dong, Đồng Tháp.
FAN ANHTrên thế gian này tồn tại biết bao nhiêu báu vật, hoặc những huyền thoại về báu vật, thì cũng gần như hiện hữu bấy nhiêu nỗi đau và bi kịch của con người vốn dành cả cuộc đời để kiếm tìm, bảo vệ, chiếm đoạt hay đơn giản hơn, đặt niềm tin vào những báu vật ấy. Nhẫn thạch (Syngué sabour - Pierre de patience) của Atiq Rahimi trước tiên là một báu vật trong đời sống văn học đương đại thế giới, với giải thưởng Goncourt năm 2008, sau đó là một câu chuyện về một huyền thoại báu vật của những người theo thánh Allad.
KIM QUYÊNSinh năm 1953 tại Thừa Thiên (Huế), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1976, sau đó về dạy học ở Khánh Hoà (Nha Trang) hơn 10 năm. Từ năm 1988 đến nay, nhà thơ xứ Huế này lại lưu lạc ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục làm thơ và viết báo. Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện nay là biên tập viên Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật của Sở Thông tin Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh.
VÕ QUANG YẾN Tôi yêu tiếng nước tôi Từ khi mới ra đời làm người Phạm Duy
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGKhao khát, đinh ninh một vẻ đẹp trường tồn giữa "cuộc sống có nhiều hư ảo", Vú Đá, phải chăng đó chính là điều mà kẻ lãng du trắng tóc Nhất Lâm muốn gửi gắm qua tập thơ mới nhất của mình? Bài thơ nhỏ, nằm nép ở bìa sau, tưởng chỉ đùa chơi nhưng thực sự mang một thông điệp sâu xa: bất kỳ một khoảnh khắc tuyệt cảm nào của đời sống cũng có thể tan biến nếu mỗi người trong chúng ta không kịp nắm bắt và gìn giữ, để rồi "mai sau mang tiếng dại khờ", không biết sống. Cũng chính từ nhận thức đó, Nhất Lâm luôn là một người đi nhiều, viết nhiều và cảm nghiệm liên tục qua từng vùng đất, từng trang viết. Câu chữ của ông, vì thế, bao giờ cũng là những chuyển động nhiệt thành nhất của đời sống và của chính bản thân ông.
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHTôi nghe rằng,Rạch ròi, đa biện, phân minh, khúc chiết... là ngôn ngữ khôn ngoan của lý trí nhị nguyên.Chan hoà, đa tình, niềm nỗi... là ngôn ngữ ướt át của trái tim mẫn cảm.Cô liêu, thuỷ mặc, bàng bạc mù sương, lấp ló trăng sao... là ngôn ngữ của non xanh tiểu ẩn.Quán trọ, chân cầu, khách trạm, phong trần lịch trải... là ngôn ngữ của lãng tử giang hồ.Điềm đạm, nhân văn, trung chính... là ngôn ngữ của đạo gia, hiền sĩ.
MAI VĂN HOANTập I hồi ký “Âm vang thời chưa xa” của nhà thơ Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 1995. Đã bao năm trôi qua “Âm vang thời chưa xa” vẫn còn âm vang trong tâm hồn tôi. Với tôi, anh Xuân Hoàng là người bạn vong niên. Tôi là một trong những người được anh trao đổi, trò chuyện, đọc cho nghe những chương anh tâm đắc khi anh đang viết tập hồi ký để đời này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ giới thiệuNhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà phê bình Hoài Thanh (1909-2009)Chúng ta từng biết cố đô “Huế Đẹp và Thơ” một thời là nơi hội tụ các văn nhân, trong đó có những tên tuổi kiệt xuất của làng “Thơ Mới” Việt Nam như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…; nhưng nhà phê bình Hoài Thanh lại đến với Huế trong một hoàn cảnh đặc biệt và có thể nói là rất tình cờ.
LÊ TRỌNG SÂM giới thiệuBà sinh ra và lớn lên ở Painpol và Saint-Malo, một đô thị cổ vùng Bretagne, miền đông bắc nước Pháp. Học trung cấp và tốt nghiệp cử nhân văn chương ở thành phố Nice, vùng xanh da trời miền nam nước Pháp. Là hội viên Hội nhà văn Pháp từ năm 1982, nay bà đã trở thành một trong số ít nhà văn Châu Âu đã tiếp thu và thâm nhập sâu sắc vào rất nhiều khía cạnh của văn hoá Việt Nam.
MAI VĂN HOAN giới thiệu Vĩnh Nguyên tên thật là Nguyễn Quang Vinh. Anh sinh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ) ở Vĩnh Tuy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bố anh từng tu nghiệp ở Huế, ông vừa làm thầy trụ trì ở chùa vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Thuở thiếu thời anh đã ảnh hưởng cái tính ngay thẳng và trung thực của ông cụ. Anh lại cầm tinh con ngựa nên suốt đời rong ruổi và “thẳng như ruột ngựa”.
LGT: Vài năm lại đây, sau độ lùi thời gian hơn 30 năm, giới nghiên cứu văn học cả nước đang xem xét, nhận thức, và đánh giá lại nền “Văn học miền Nam” (1954 - 1975) dưới chế độ cũ, như một bộ phận khăng khít của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX với các mặt hạn chế và thành tựu của nó về nghệ thuật và tính nhân bản. Văn học của một giai đoạn, một thời kỳ nếu có giá trị thẩm mỹ nhân văn nhất định sẽ tồn tại lâu hơn bối cảnh xã hội và thời đại mà nó phản ánh, gắn bó, sản sinh. Trên tinh thần đó, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết vừa có tính chất hồi ức, vừa có tính chất nghiên cứu, một dạng của thể loại bút ký, hoặc tản văn về văn học của tác giả Nguyễn Đức Tùng, được gửi về từ Canada. Bài viết dưới đây đậm chất chủ quan trong cảm nghiệm văn chương; nó phô bày cảm nghĩ, trải nghiệm, hồi ức của người viết, nhưng chính những điều đó làm nên sự thu hút của các trang viết và cả một quá khứ văn học như sống động dưới sự thể hiện của chính người trong cuộc. Những nhận định, liên hệ, so sánh, đánh giá trong bài viết này phản ánh lăng kính rất riêng của tác giả, dưới một góc nhìn tinh tế, cởi mở, mang tính đối thoại của anh. Đăng tải bài viết này chúng tôi mong muốn góp phần đa dạng hóa, đa chiều hóa các cách tiếp cận về văn học miền Nam. Rất mong nhận được các ý kiến phản hồi của bạn đọc. TCSH
MAI VĂN HOAN giới thiệuNăm 55 tuổi, Hồng Nhu từng nhiều đêm trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh gắn bó trọn hai mươi lăm năm với bao kỷ niệm vui buồn. Và cuối cùng anh đã quyết tâm trở về dù đã lường hết mọi khó khăn đang chờ phía trước. Nếu không có cái quyết định táo bạo đó, anh vẫn là nhà văn của những thiên truyện ngắn Thuyền đi trong mưa ngâu, Gió thổi chéo mặt hồ... từng được nhiều người mến mộ nhưng có lẽ sẽ không có một nhà văn đầm phá, một nhà thơ “ngẫu hứng” như bây giờ.
LÊ HỒNG SÂMTìm trong nỗi nhớ là câu chuyện của một thiếu phụ ba mươi tám tuổi, nhìn lại hai mươi năm đời mình, bắt đầu từ một ngày hè những năm tám mươi thế kỷ trước, rời sân bay Nội Bài để sang Matxcơva du học, cho đến một chiều đông đầu thế kỷ này, cũng tại sân bay ấy, sau mấy tuần về thăm quê hương, cô cùng các con trở lại Pháp, nơi gia đình nhỏ của mình định cư.
NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc “Cạn chén tình” - Tuyển tập truyện ngắn Mường Mán, NXB Trẻ, 2003)Với gần 40 năm cầm bút, với hơn hai chục tác phẩm văn xuôi, thơ và kịch bản phim, nhà văn Mường Mán là một tên tuổi đã quen thuộc với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Có lẽ vì ấn tượng của một loạt truyện dài mà ngay từ tên sách (Lá tương tư, Một chút mưa thơm, Bâng khuâng như bướm, Tuần trăng mê hoặc, Khóc nữa đi sớm mai v...v...) khiến nhiều người gọi ông là nhà văn của tuổi học trò, trên trang sách của ông chỉ là những “Mùa thu tóc rối, Chiều vàng hoa cúc...”.
NGUYỄN VĂN HOATranh luận Văn Nghệ thế kỷ 20, do Nhà xuất bản lao động ấn hành. Nó có 2 tập: tập 1 có 1045 trang và tập 2 có 1195 trang, tổng cộng 2 tập có 2240 trang khổ 14,4 x 20,5cm. bìa cứng, bìa trang trí bằng tên các tờ báo, tạp chí có tư liệu tuyển trong bộ sách này.
VĨNH CAO - PHAN THANH HẢIVườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Nhưng do những nguyên nhân lịch sử, khu vườn này đã bị triệt giải từ đầu thời vua Ðồng Khánh (1886-1889) và để trong tình trạng hoang phế mãi đến ngày nay. Trong những nỗ lực nhằm khắc phục các "không gian trắng" tại Tử Cấm Thành và phục hồi các khu vườn ngự của thời Nguyễn, từ giữa năm 2002, Trung tâm BTDTCÐ Huế đã phối hợp với Hội Nghệ thuật mới (Pháp) tổ chức một Hội thảo khoa học để bàn luận và tìm ra phương hướng cho việc xây dựng dự án phục hồi khu vườn này.