Hãy xem mấy dòng mở đầu của Lê Quý Kỳ: "Văn học là nhân học, là khoa học về con người. Có lẽ đến bây giờ không ai nghi ngờ gì về định nghĩa đó của người xưa". Thực ra, cái ý văn học là nhân học chính là của nhà phê bình Nga nổi tiếng V.G.Biêlinxki (1811-1848), có gì phải mù mờ phiếm chỉ "định nghĩa của người xưa". Tôi không rõ anh dùng chữ người xưa là như thế nào? Còn anh viết văn học "là khoa học về con người" thì chung chung quá thể, không biết anh dẫn từ đâu, có khác gì cách nói "y học là khoa học về con người"! Thêm nữa, nếu quả thật "Có lẽ đến bây giờ không ai nghi ngờ gì về định nghĩa đó của người xưa" thì anh còn đặt lại vấn đề làm gì, còn "có lẽ" để làm gì? Rồi cứ với đà mù mờ phiếm chỉ như thế, Lê Quý Kỳ hăng hái cưỡi ngựa kỳ ngựa ký múa gươm tấn công vào KHÔNG AI CẢ- "có người cho rằng", "có người chợt phát hiện ra rằng", "vừa qua có một số người", "các nhà phục chế", "họ quay ra phục chế", "ai đó ngộ nhận", "họ lấy làm tiếc", "họ chia tay", "họ tự phong"... Xin cứ xem như Lê Quý Kỳ không thuộc số văn nhân cô tình- lạc lõng- ngộ nhận trên kia, cứ giả định tin vào bầu nhiệt huyết, nhãn quan nhìn xa trông rộng và vốn kiến thức đong vừa đầy nhất thốn của Lê Quý Kỳ trước những người KHÔNG AI CẢ, thì đến lượt anh, thử hỏi anh có đề xuất gì mới? 7- Do thiếu một căn bản lập trường học thuật vững vàng nên Lê Quý Kỳ thường bị sa lầy trong câu chữ, trong hình thức tư duy rối rắm, tiền hậu bất nhất. Ngay trong cách đánh giá về văn học đương đại, có khi anh vừa xác định "chọn cái tôi" làm điểm tựa nhưng liền đó lại qui kết, nói ngược: "Vừa qua có một số người cố tình làm ầm ĩ về chuyện cái tôi xuất hiện lại trong văn học và xem đó như là sự chỉnh trị dòng chảy văn học dân tộc...", rồi ngay đó lại khẳng định, hô hào, kêu gọi cuộc thánh chiến tử vì đạo cho một cái tôi: "Đây là một yêu cầu, một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Bởi vì không phải ai cũng đồng cảm được với nhận thức này, khi quyết định dùng cái tôi làm cuộc cách mạng trong văn học!". Chưa ai rõ hình hài "cuộc cách mạng trong văn học" lần này rồi sẽ đi tới đâu, nhưng riêng lời hiệu triệu của Lê Quý Kỳ thì đã sớm chết chìm trong mớ câu chữ tiền hậu bất nhất kia... |
PHAN TUẤN ANH
Uông Triều là nhà văn tạo được dấu ấn trên văn đàn Việt Nam trong khoảng gần mười năm qua. Ngòi bút của anh xông xáo, mạnh mẽ thể nghiệm mình trên nhiều thể loại, nhiều trường phái và hệ hình nghệ thuật khác nhau.
LÊ QUANG TRANG
YẾN THANH
Mất gần sáu năm, từ khi còn đang là một nhà phê bình trẻ đầy xông xáo trên văn đàn, cho đến khi trở thành một người có thẩm quyền và uy tín trong lĩnh vực của mình, bạn đọc yêu mến nhà phê bình Đoàn Ánh Dương mới lại được hội ngộ anh qua một chuyên luận nghiên cứu văn học.
NGUYỄN QUANG HUY
NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHƯỚC CHÂU
Phan Du không chỉ là cây bút truyện ngắn thời danh ở các đô thị miền Nam trước năm 1975, mà còn là nhà biên khảo lịch sử thông qua cảm quan của một nhà văn, được bạn đọc một thời yêu thích.
ĐINH THỊ TRANG
Trâu là một trong những vật nuôi gần gũi với con người. Chúng được thuần hóa rất sớm (cách nay khoảng 6.000 năm). Trâu hiện diện trong đời sống lao động vật chất cho đến đời sống tinh thần của người dân. Tùy theo các nền văn hóa mà chúng có sự ưu ái và địa vị khác nhau.
PHAN VĂN VĨNH
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan (ghi trong gia phả là Phan Ngọc Hoan Châu), sinh năm 1920. Quê làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; ngày xưa làng An Xuân thuộc tổng An Lạc, huyện Võ Xương, phủ Triệu Phong.
HỒ THẾ HÀ
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (1908 - 1954) được xem là nhà báo, nhà lý luận phê bình văn học tiên phong và xuất sắc.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Tương thông trực tiếp với thế giới phương Tây, văn học ở Nam Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ với những biến chuyển của văn hóa và văn học Âu Mỹ.
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
VŨ HIỆP
Quá trình di cư và định cư, sự thích ứng với thổ nhưỡng và môi trường sinh thái, những biến cố và lựa chọn lịch sử, di truyền sinh học và văn hóa... đã tạo nên những đặc tính nghệ thuật khác nhau được lưu truyền ở các dân tộc. Hiện tượng đó có thể gọi là Mã gien nghệ thuật.
HỒ THẾ HÀ
Yến Lan là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Ông sinh ra, lớn lên, học tập và làm thơ trên vùng đất cũ thành Đồ Bàn, thuộc làng An Ngãi, phủ An Nhơn. Ông là một trong những thành viên nòng cốt của nhóm thơ Bình Định.
PHẠM PHÚ PHONG
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh là vị thầy khả kính của nhiều thế hệ học trò, trong đó có tôi. Ông là nhà giáo, nhà lý luận, phê bình nổi tiếng, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu được bạn đọc cả nước chú ý.
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trong một lần gặp mặt toàn thể hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, nhà giáo - nhà văn - dịch giả Bửu Ý có nêu một gợi ý: Từ điển Tiếng Huế thì bác sĩ Bùi Minh Đức đã thực hiện.
PHONG LÊ
Lý luận văn học mác xít xác định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống trong mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, xem văn học là tấm gương phản ánh đời sống; có đời sống mới có văn học.
NGUYỄN DƯ
Trong kho tàng thi ca Việt Nam chỉ thấy độc nhất một bài tả Hội Tây thời Pháp thuộc. Đó là bài Hội Tây của Nguyễn Khuyến.