Hãy xem mấy dòng mở đầu của Lê Quý Kỳ: "Văn học là nhân học, là khoa học về con người. Có lẽ đến bây giờ không ai nghi ngờ gì về định nghĩa đó của người xưa". Thực ra, cái ý văn học là nhân học chính là của nhà phê bình Nga nổi tiếng V.G.Biêlinxki (1811-1848), có gì phải mù mờ phiếm chỉ "định nghĩa của người xưa". Tôi không rõ anh dùng chữ người xưa là như thế nào? Còn anh viết văn học "là khoa học về con người" thì chung chung quá thể, không biết anh dẫn từ đâu, có khác gì cách nói "y học là khoa học về con người"! Thêm nữa, nếu quả thật "Có lẽ đến bây giờ không ai nghi ngờ gì về định nghĩa đó của người xưa" thì anh còn đặt lại vấn đề làm gì, còn "có lẽ" để làm gì? Rồi cứ với đà mù mờ phiếm chỉ như thế, Lê Quý Kỳ hăng hái cưỡi ngựa kỳ ngựa ký múa gươm tấn công vào KHÔNG AI CẢ- "có người cho rằng", "có người chợt phát hiện ra rằng", "vừa qua có một số người", "các nhà phục chế", "họ quay ra phục chế", "ai đó ngộ nhận", "họ lấy làm tiếc", "họ chia tay", "họ tự phong"... Xin cứ xem như Lê Quý Kỳ không thuộc số văn nhân cô tình- lạc lõng- ngộ nhận trên kia, cứ giả định tin vào bầu nhiệt huyết, nhãn quan nhìn xa trông rộng và vốn kiến thức đong vừa đầy nhất thốn của Lê Quý Kỳ trước những người KHÔNG AI CẢ, thì đến lượt anh, thử hỏi anh có đề xuất gì mới? 7- Do thiếu một căn bản lập trường học thuật vững vàng nên Lê Quý Kỳ thường bị sa lầy trong câu chữ, trong hình thức tư duy rối rắm, tiền hậu bất nhất. Ngay trong cách đánh giá về văn học đương đại, có khi anh vừa xác định "chọn cái tôi" làm điểm tựa nhưng liền đó lại qui kết, nói ngược: "Vừa qua có một số người cố tình làm ầm ĩ về chuyện cái tôi xuất hiện lại trong văn học và xem đó như là sự chỉnh trị dòng chảy văn học dân tộc...", rồi ngay đó lại khẳng định, hô hào, kêu gọi cuộc thánh chiến tử vì đạo cho một cái tôi: "Đây là một yêu cầu, một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Bởi vì không phải ai cũng đồng cảm được với nhận thức này, khi quyết định dùng cái tôi làm cuộc cách mạng trong văn học!". Chưa ai rõ hình hài "cuộc cách mạng trong văn học" lần này rồi sẽ đi tới đâu, nhưng riêng lời hiệu triệu của Lê Quý Kỳ thì đã sớm chết chìm trong mớ câu chữ tiền hậu bất nhất kia... |
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
Sau đổi mới, năm 1986, Việt Nam tăng tốc mở rộng kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho môi trường bị biến đổi.
NGUYỄN QUANG HUY
Truyện Nôm bác học đã và đang được quan tâm soi chiếu từ nhiều hướng, nhiều phương pháp. Trong quá trình quan sát và khảo tả, phân tích đối tượng này, chúng tôi thấy có sự lặp lại đáng chú ý hiện tượng thân phận con người.
LTS: Ngoài các công trình nghiên cứu, dịch thuật Phật học, khi còn trụ thế, Hòa thượng Thích Chơn Thiện còn viết nhiều sách, báo về văn hóa dân tộc, gần đây nhất là loạt bài biên khảo Tư tưởng Việt Nam: Nhân bản thực tại luận.
Sông Hương xin trích đăng một số trong loạt bài ấy, như là tấm lòng ngưỡng vọng đến vị Đạo cao, Đức trọng vừa thu thần viên tịch.
VƯƠNG TRÍ NHÀN
Từ sau 1945, có một kiểu người viết văn đã hình thành với chỗ mạnh chỗ yếu của họ. Bài viết không có tham vọng trình bày vấn đề một cách toàn diện, mà chỉ đi vào một số khía cạnh:
NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG
Motif người hóa đá/ đá hóa người là một trong những motif phổ biến của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam.
DANA GIOIA
(Tiếp theo Sông Hương số tháng 10/2016)
V.
Xem chừng thơ trong nhà trường lại nhiều hơn ở ngoài thế giới, trẻ em không được bảo cho biết tại sao lại như vậy. Hẳn các em phải ngạc nhiên.
(Robert Frost)
PHẠM ĐĂNG TRÍ
Tết năm ấy, tôi không về Huế ở lại Hà Nội, tôi nhận được một gói quà từ nhà gởi ra. Lúc mở, chỉ thấy mấy cái bánh gói giấy ngũ sắc. Ấn tượng rực rỡ này làm tôi liên tưởng đến phạm trù “ngũ sắc” của Á Đông, đã ra đời từ hàng nghìn năm nay.
DANA GIOIA
Làm cho thực tại tầm thường trở thành mê hoặc.
[Guillaume Apollinaire]
TRẦN KHÁNH PHONG
Chủ nghĩa hiện sinh khẳng định nguyên lí con người phải tự làm ra chính mình, chứ không trông chờ vào ai khác, cho dù tồn tại có bi đát, ngặt nghèo.
Nếu lấy mốc thời điểm năm 1919 để xét đoán Different from the others là bộ phim đầu tiên trực diện về đề tài đồng tính, thì đến nay, lịch sử khai thác đề tài “cấm kỵ” này đã có một hành trình dài gần như song song cùng với sự ra đời của nghệ thuật thứ 7. Với tính chính trị xã hội và đạo đức, cho đến nay, đây vẫn là một vấn đề hết sức đặc biệt trong mọi loại hình nghệ thuật. Lịch sử điện ảnh đã ghi nhận rất nhiều bộ phim với những diễn ngôn tư tưởng khác nhau, thậm chí đối lập. Yêu cầu cấp thiết đặt ra, đó là việc phải “nhận thức lại thực tại”, đặt ra/xác quyết lại quan điểm của công chúng về một tầng lớp người vốn bị xem như “bệnh hoạn”/“lạc loài”…
ĐỖ TRINH HUỆ
Cadière đến Việt Nam cuối thế kỷ 19 và hoạt động văn hóa những năm đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp còn mang tư tưởng nước lớn và mẫu gương của nhân loại trong nhiều lĩnh vực.
NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI
Thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du được biểu hiện ở nhiều phương diện. Chẳng hạn như năng lực phát hiện vấn đề, phát hiện những nghịch lý, năng lực cảm thông với những nỗi khổ đau của con người, tài năng cấu tứ, tài năng sử dụng ngôn ngữ, thánh thơ lục bát,…
VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI
NGUYỄN HỒNG DŨNG
INRASARA
VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ QUANG THÁI
Ngày mỗi lần du khách từ phương xa đến với Huế, không ai không viếng thăm Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, trường Quốc Học...
PHẠM TẤN XUÂN CAO
“Sự rung động của hình tướng là cái nôi của vạn vật”1
(Merleau-Ponty)
PHẠM PHÚ PHONG
VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)
KHẾ IÊM
(Tiếp theo và hết)