(SH) - Từ khi hồ sơ khoa học “bài bản Nhã nhạc Cung Ai” – một bài bản đang bị mai một sau khi cố nghệ nhân Trần Kích về với cát bụi được thực hiện, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Trần Thảo (con trai của cố nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích) thì được biết, bài bản Nhã nhạc Cung Ai hiện vẫn còn được lưu giữ bởi nghệ nhân Trương Khiếm, ông là người nắm bắt khá vững vàng cách thức trình diễn bài bản này.
Nghệ nhân Trương Khiếm trình tấu bản Nhã nhạc Cung Ai.
Và theo sự giới thiệu của nghệ nhân Trần Thảo, chúng tôi tìm về miền biển Thuận An thuộc huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) để gặp nghệ nhân Trương Khiếm.
Nghệ nhân Trương Khiếm ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi những con người suốt cuộc đời bôn ba với biển cả chỉ mong kiếm được cái ăn, cái mặc. Không sống nhờ và dựa vào biển giống như những gia đình khác, gia đình ông sống dựa vào tiếng đàn, tiếng sáo của người bố khi làng, xã có tổ chức các nghi lễ thờ cúng, ma chay… Ông kể, ngày ấy gia đình ông nghèo lắm, mới lọt lòng mẹ ông đã được nghe âm thanh ọ í e từ người bố, ông cũng không biết bố mình học nhạc từ ai, chỉ nghe kể rằng, bố ông là truyền nhân của một ca công xuất thân trong chốn cung đình triều Nguyễn. Nghe thì nghe vậy chứ ông chẳng quan tâm, nhưng ông đâu ngờ những tiếng đàn tam, tỳ, nhị, nguyệt… của người bố từ lâu đã chảy trong huyết quản của ông, và như một qui luật tự nhiên, 15 tuổi ông theo bố mình để học nhạc và hành nghề. Nhờ có năng khiếu bẩm sinh, ông học đâu nhớ đấy, dần dần tiếng đàn, tiếng trống, tiếng kèn của ông ngày một vang xa. Chính vì vậy, ở nơi đâu có trai đàn chẩn tế, có ma chay, có tế làng,… là họ mời ông cho bằng được. Đặc biệt, dù chỉ là một nhạc công nhưng ông có thể nhớ tất cả cách tiến hành các nghi lễ, thuộc tất cả các bài kinh, kệ, giai điệu tụng niệm của các vị thầy tu. Ông bảo rằng, người nhạc công khi đã cùng với thầy chùa hiện diện trong các dịp trai đàn chẩn tế tuy hai nhưng là một, bởi vì những lời tán, tụng muốn hay hơn thì phải được quyện chung trong tiếng đàn, và người nhạc công muốn réo rắt tiếng đàn để không lạc nhịp thì phải thuộc kinh kệ và nghi lễ của nhà chùa. Tuy vậy, có mấy người biết rằng, dù đã hơn một đời người đánh đàn cho các nghi lễ nhưng ông là người có đạo, bạn nghề của ông đã nhiều lần muốn hỏi, muốn chất vấn ông “cái sự lạ đời của một người làm nhạc” như ông, nhưng ông chỉ cười: “đạo nào cũng hướng con người đến chân – thiện – mỹ”.
Nghệ nhân Trương Khiếm cho biết, đã từ lâu lắm ông không còn tham gia vào các nghi lễ nữa, nhưng ông đã đào tạo được 5 người con trai của mình theo nghiệp tổ và cũng như một sự sắp đặt, cháu nội đích tôn của ông là một trong 20 nhạc công Nhã nhạc được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tuyển chọn và đào tạo theo Công ước quốc tế về Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) mà Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước này.
Ngày chúng tôi về miền biển Thuận An để gặp ông, ông vui lắm, bởi cũng đã lâu lắm rồi mới có người ngồi nghe ông trình tấu tất cả những nhạc cụ. Khi chúng tôi hỏi đến cái kèn bầu và bản Nhã nhạc Cung Ai, mắt ông trầm ngâm: “Bản Nhã nhạc ni buồn lắm, đó là tiếng khóc trong tang lễ của người con đối với bậc sinh thành, là tiếng nấc nghẹn ngào trong phút biệt ly, là nỗi buồn sâu thăm thẳm trong các nghi lễ hiếu hỷ của chốn cung đình và dân gian”. Tuy nhiên, người nhạc công muốn học được bài bản này phải là người có bàn tay thon, ngón tay dài. Theo lý giải của ông, cây kèn bầu – nhạc cụ dùng để thổi bản Cung Ai dài và to gấp nhiều lần cây kèn bình thường nên khoảng cách các lỗ nhạc tương ứng cũng xa hơn và nếu không có bàn tay thon với những ngón tay dài thì không thể thực hiện được bài bản này.
Đã hơn 87 tuổi, nhiều đêm nhớ nghề, ông lại tìm đến với cây đàn. Người dân sống nơi đây đã quen với chuyện “nhớ nghề” của ông Khiếm ọ í e nên chẳng ai nói gì, họ chỉ tặc lưỡi, thôi kệ, cụ cũng đã già quá rồi! Và cũng nhiều đêm như vậy, bài bản Nhã nhạc Cung Ai được ông tấu lên trong cùng với tiếng rì rầm của sóng biển Thuận An.
Từ sau khi nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích từ giã cõi đời, hằng năm đến ngày giỗ tổ của Hội ca nhạc truyền thống Huế (16/3 âm lịch) được tổ chức tại nhà thờ Cổ nhạc thuộc phường Thuận Hòa, nghệ nhân Trương Khiếm là người thay nghệ nhân Trần Kích làm chủ lễ tế (chánh bái). Đây như là một sự công nhận của đồng nghiệp đối với uy tín và trình độ nghề nghiệp của ông.
Theo baovephapluat.vn
Sáng ngày 14/12, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức diễn đàn Đối thoại Sử học “ Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển”.
Sáng ngày 14/12, tại Tp Huế đã diễn ra Hội nghị quốc tế các Thị trưởng Đông Nam Á với chuyên đề “ Tài trợ và triển khai các dự án phát triển bền vững cho các đô thị Đông Nam Á”. Hội nghị do Hiệp hội quốc tế các thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF), Liên minh châu Âu (EU) phối hợp với TP Huế tổ chức.
Chiều ngày 10/12, tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với trường ĐH Nghệ thuật đã tổ chức khai mạc triển lãm “ Hội ngộ” nhân kỷ niệm 66 năm ngày Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951- 10/12/2017).
Chiều ngày 8/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2017).
Sáng ngày 23/11, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo Khoa học về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo nhằm hưởng ứng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).
Chiều ngày 22/11, tại trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị đã diễn ra lễ khai mạc “Gặp gỡ” chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Chiều ngày 20/11, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Tổng kết chuyến thâm nhập thực tế sáng tác, giao lưu, trao đổi về chủ đề “Di tích lịch sử văn hóa và đời sống của đồng bào Tây Bắc” tại tỉnh Hà Giang.
Sáng 20/11 tại trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra Triển lãm “ Vì môi trường xanh” chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Sáng ngày 14/11, UBND Thành phố Huế và thành phố Geyongju – Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề “ Bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản Văn hóa Thế giới”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc kết hợp kỷ niệm 10 năm hợp tác kết nghĩa giữa thành phố Huế và thành phố Gyeongju.
Chiều ngày 13/11, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp với Đại học Huế tổ chức Chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” với chủ đề Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta.
Sáng ngày 10/11, UBND tỉnh đã tổ chức buổi họp đánh giá công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai do mưa lũ gây ra trong những ngày qua và triển khai các phương án đối phó với cơn bão số 13.
Trong hai ngày 3- 4/11, Hoàng gia Vương quốc Thái Lan tổ chức Lễ dâng y Kathina tại chùa Huyền Không, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà và lễ chúc mừng Thượng tọa Pháp Tông được Quốc vương Bhumibol Adulyadej sắc phong tước vị Chao Khun cho Thượng tọa Pháp Tông, trụ trì chùa Huyền Không.
Cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép.
Sáng ngày 29/9/2017, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hoá Đức (GEKE) phối hợp tổ chức Lễ khởi công và triển khai thực hiện Dự án bảo tồn, phục hồi cổng, bình phong, non bộ kết hợp đào tạo kỹ thuật chuyên sâu tại điện Phụng Tiên, Đại nội Huế do Bộ Ngoại giao CHLB Đức tài trợ thông qua Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 29/9, Tại Bảo tàng văn hóa Huế đã diễn ra buổi giới thiệu hai cuốn sách “Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn - Tiền thân cung điện Đan Dương, Son lăng của hoàng đế Quang Trung ở Huế” và “Thiền Lâm - ngôi chùa lịch sử Thiền viện đầu tiên lớn nhất ở xứ Đàng Trong” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Tối ngày 26/9, tại Hội trường Đại học Huế (số 3 Lê Lợi) đã diễn ra Đêm giao lưu nghệ thuật và âm nhạc “Vọng Cố đô”. Chương trình do gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ Nguyễn Duy phối hợp tổ chức.
Sáng ngày 26/9, tại Khách sạn Indochine Palace, thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ II. Đây là sự kiện đầu tiên của tuần lễ diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017, với tư cách Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai tổ chức APEC năm 2017.
Nhằm chào đón một sự kiện quan trọng là Tuần lễ APEC diễn ra tại thành phố Huế, sáng ngày 26-9, một cuộc triển lãm tác phẩm nghệ thuật mang tên “ Sức sống mới” đã được tổ chức tại Imperial Art.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Huế, Phòng Quản lý Đô thị thuộc UBND TP. Huế vừa có thông báo về việc quy định phân luồng, điểm đỗ xe, tạm dừng các tuyến đường xung quanh khu phố đi bộ thuộc khu phố Tây (đường Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu).
Ngày 20/9, UBND Thành phố Huế đã làm lễ khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà vườn Đoàn Kim Khánh, phường Kim Long - một ngôi nhà vườn Huế xưa đẹp cổ kính với không gian sân vườn xanh mát.