ĐỨC SƠN
Nhớ anh Trịnh Công Sơn
Minh họa: Nhím
Đi bên phố bạn bè anh về lại
Con đường dẫn đến tháp chuông
Về lại hàng cây
Soi “nắng thủy tinh”
Sóng âm thanh soi dài cầu Phủ Cam
Chắc là anh có biết
Con phố vinh danh anh như vinh danh người tình
Thuộc lòng đĩa âm thanh câm bặt
nhường im lặng vinh danh
Con đường bạn bè
Và người tình
Của anh còn hơn thế nữa
Chờ đợi bật nín, bật nhoài khắc khoải
Con đường mỏi chờ
Trong veo xiên kẻ tay, xiên hàng cây
Những nếp thân cây anh còn nhớ
Vươn cành vòng tay âm thanh chải chuốt
“Diễm xưa”
“Ru em từng ngón xuân nồng”
Cho dòng ký âm gửi tới mai ngày
Chảy thấu dòng sông
Giấc mơ cây cầu cho đến
Đục trong viển vông cuộc đời
Âm thanh gọi tình
Âm thanh vị ngọt trên môi
Chát đắng cơn mê khôn xiết gã thất tình
Có một vì sao xanh
Trong mắt anh, người tình đến
Mãi đi
Như dáng gầy vật vã thủy chung
Bóng cây cầu dòng chảy chậm
Dâng âm thanh
Lên cao tòa tháp
Song lời bài tình ca vào nhịp mùa sang trọng
Bồng bột bạn bè tươi rói
Bám riết dòng âm thanh mặn mắt
Ước chi được hàng cây long não
Được tưới rượu vang trắng thấm đầu lưỡi
Người tình, bạn bè yêu nồng
Tưới rượu đầu ngọn tốt tươi
Bạn bè, người tình trở về
Sóng nhạc Trịnh hẹn hò
Nhân tình hướng thiện
Bình minh thắp nến con đường
Phím dở dang, người tình còn nhớ hay đã quên!
Con đường thì một quãng
Thủy chung dằng dặc
Bóng ly cà phê
Uống mềm tình Gác Trịnh (*)
.................................
(*) Cà phê Gác Trịnh ở phố Nguyễn Trường Tộ - TP Huế
(SH314/04-15)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI