Bài văn khấn Tết Hàn thực mùng 3/3 Âm lịch

09:18 28/03/2017

Từ lâu, theo phong tục tập quán, Tết Hàn thực đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt, dù có đi xa tới đâu thì vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, những người con xa xứ vẫn cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. Cũng vào những ngày này, người Việt lại làm mâm cúng mời tổ tiên về ăn Tết Hàn thực.

Tết Hàn thực được người Việt gọi là Tết "bánh trôi, bánh chay". Ảnh: Oanh Đỗ.

Tết Hàn thực bắt nguồn từ một điển tích ở Trung Quốc, tuy vậy Tết Hàn thực ở Việt Nam vẫn mang những bản sắc riêng biệt, đậm nét văn hóa người Việt.

Cụ thể, khi về Việt Nam, Tết Hàn thực đã biến đổi phù hợp với bản sắc văn hóa của người Việt. Tết Hàn thực người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi - bánh chay cho Tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt cũng không liên hệ tới Giới Tử Thôi, mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩacon cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội.

Trong dịpTết Hàn thực, người người nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, ngày 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là "Tết bánh trôi - bánh chay".

Ngày Tết này hiện vẫn duy trì phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh, thành phố xung quanh Hà Nội.

Chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon của Tết Hàn thực còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu. Ảnh: Oanh Đỗ.

Ngoài ra, chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu.

Do đó, Tết Hàn Thực của Việt Nam mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc và có những nét khác biệt cơ bản với ngày lễ này tại Trung Quốc. Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.

Mâm lễ cúng Tết Hàn Thực gồm:

- Hương, hoa, trầu cau.

- 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.

Theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa, khicúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực(3/3 âm lịch), chúng ta phải khấn thần ngoại trước, thần nội

Văn khấn Tết Hàn thực:

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………..
Ngụ tại: ………………………

Hôm nay là ngày: ………………. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Theo PT - baotintuc

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN DƯ

    Nước ta còn thiếu nhiều cái nhưng chắc chắn không thiếu karaoke, tiệm cà phê, quán nhậu. Chỗ này cười nói, chỗ kia hò hét. Ăn uống món gì, chất lượng ra sao hạ hồi phân giải. Trước mắt, cứ dzô xem động tiên, động tiền, động cỡn ra sao...

  • Dù người Chăm nổi tiếng với kĩ thuật xây tháp gạch nung có một không hai, được thế giới biết đến với lúa Chiêm ngắn ngày, hay là dân tộc từng dựng nên hệ thống dẫn thủy nhập điền rất hiện đại, nhưng chính đời sống biển làm nên đặc tính Chăm.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Các mẫu chuyện về "mệ" được lưu truyền, phổ biến trong dân gian, tập trung nhiều nhất là ở Huế và các vùng phụ cận. "Các mệ" là ai? Đó là từ dân gian gọi những người thuộc dòng hoàng tộc ở Huế, không kể già hoặc trẻ, nam hay nữ.

  • NGUYỄN DƯ

    Nói chung, dân ta thích… đi cầu. Đi nhiều kiểu, dùng nhiều cầu khác nhau. Cái thì bắc qua sông, qua lạch để lối xóm qua lại thăm hỏi nhau. Cái thì dựng trên mặt nước để ngồi ngắm mây bay rác nổi, buông xả chất chứa trong lòng. Có cái dẫn dắt vào cổng hậu công đường để thầm thì bàn tính đại sự.

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Theo cách hiểu chung nhất, thì phương ngữ là biến thể theo địa phương hoặc theo tầng lớp xã hội của một ngôn ngữ. Có những biến thể thuộc ngữ âm, từ vựng và cũng có những biến thể thuộc ngữ pháp, phong cách. Hiện nay, đã có một số công trình liên quan đến nội dung đầu (nhiều nhất là từ điển phương ngữ), còn nội dung sau thì khá hiếm hoi.

  • TIỂU PHƯỢNGNgười Việt Nam có nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ cái việc nói không đúng sự thực: nói dối, nói láo, nói khoác, nói phịa, nói trạng, nói xí gạt v.v…

  • 1. Khái quát Thơ ở đây là thơ cho thiếu nhi hoặc thơ của thiếu nhi, vì thông thường, thơ về người lớn thì không mấy ai nghĩ đến việc vận dụng đồng dao (nếu có nghĩ, cũng không giống với điều mà bài viết này đặt ra) (1).