Bài thơ kiếm sắc

09:53 06/06/2017

VĨNH QUYỀN

Nước loạn, sứ quân nổi lên cát cứ khắp nơi. Động chủ họ Trương ngủ mơ rồng vàng. Đám văn nhân môn khách quả quyết điềm lành, ứng chân mạng đế vương, thống nhất thiên hạ.

Minh họa: Bửu Chỉ

Trương cả mừng, mở kho mộ binh, dựng cờ dưới chân núi Ngọ. Văn nhân dưới trướng tra lục sử sách, tìm ra tên chữ của núi. Từ đó, trong vùng phải gọi Ngọ thành Nghĩa.

Nghe các sứ quân đều có bảo kiếm, chém sắt như chém bùn, Trương ngày đêm ăn ngủ không yên, những mong được hơn người. Chờ mãi chẳng thấy duyên kỳ ngộ, Trương đành gọi thợ giỏi, lệnh rèn kiếm sắc. Hỏi:

- Bao lâu thì xong ?

- Thưa ba năm.

- Chậm quá chăng ?

- Nhưng tướng quân không cần thuật luyện kiếm. Việc đánh giết đã có thủ hạ lo, cần gì kiếm sắc ?

- Bảo kiếm là vật trấn quốc thời loạn.

- Vậy ngài cần kiếm linh chứ không phải kiếm sắc.

- Kiếm sắc mất ba năm, huống chi kiếm linh ?

- Không, xin tướng quân chuẩn bị, ngày mai tôi dâng kiếm linh !

Lễ đón kiếm rầm rộ, uy nghi. Khi chỉ còn hai người, Trương xem kiếm, cả giận :

- Sao bằng gỗ ? Mi khinh ta đến thế à ?

- Thưa, đã linh thì hà tất gỗ, thép ?

- Thế linh ở chỗ nào ?

- Thưa, việc đó đã có bọn văn nhân lo liệu !

Hiểu chuyện, Trương cả mừng, đổi giận làm vui, ban thưởng hậu hỉ, lại cho con trai thợ rèn theo hầu dưới trướng.

Thơ phú ca ngợi kiếm linh của Trương động chủ loan truyền gần xa. Kẻ sĩ khắp nơi lục tục tìm đến dưới cờ. Tất nhiên chưa một ai được tận mắt thấy sức kiếm ra sao.

Mấy năm sau, Trương thống nhất được thiên hạ, dựng nghiệp đế. Kiếm được thờ nơi võ miếu trang nghiêm.

Lại nói chuyện con trai thợ rèn. Y được nuôi dạy trong tướng phủ, thành một văn nhân, giữ chân tế tửu, hết lòng phụng sự đế nghiệp. Gặp kỳ khánh thọ, tế tửu làm bốn bài thơ liên hoàn tán dương ân đức nhà vua. Lại dành hẳn một bài cho kiếm. Lúc ấy thợ rèn ốm nặng. Tế tửu là người hiếu thảo, vừa chăm sóc cha vừa làm thơ. Nghe con trai ngâm ngợi, thợ rèn gọi lại bên, trăn trối:

- Trong đời, ta quý nhất văn nhân, mà cũng khinh nhất văn nhân. Vì sao thì ta không rõ. Có điều con chớ làm thơ như thế. Trước khi nhắm mắt, ta muốn nói sự thật. Kiếm thờ trong võ miếu chẳng qua là một cây gỗ vô dụng!

Thợ rèn chết rồi, con trai suy kiệt. Phần khóc cha, phần xót mình. Lấy cớ thọ tang, tế tửu xin miễn dự lễ chúc thọ vua. Cũng từ đó, y ngày đêm chìm đắm trong men rượu, lại làm thơ ám chỉ thực chất của trấn quốc bảo. Có đám văn nhân vốn ganh ghét từ lâu, bài thơ bị tố giác.

Án xử ngay tại võ miếu. Vua bảo:

- Ta chém mi bằng kiếm thờ, xem có thực bằng gỗ không !

Nhác trông ánh thép quý loang loáng trên đầu, viên tế tửu cả sợ lại cả mừng.

5-89
V.Q
(TCSH42/04&05-1990)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN CẨM HƯƠNGBước ra khỏi lớp học ngoại ngữ anh bỗng thấy đầu óc quay cuồng như muốn ngã. Dắt được chiếc xe đạp địa hình ra khỏi trung tâm, anh cố gắng đạp một cách khó nhọc trên đường phố.

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNNgười ta thường nói xem mặt đặt tên, nhưng điều này lại không đúng với thượng tá Kha. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ ông là người khô khan, thật ra ông lại là người rất đa cảm.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNGChấp me?Che muống! / Chấp me? Cuống sắc! / Chấp me? Sắc cạnh? / Chấp me? Hạnh bầu! / Chấp me? Hầu nhảy/Ăn cơm ai? Ăn cơm cha!Uống nước ai? Uống nước mạ!Hú ...Con mau về kẻo quạ tha đi!

  • HUỲNH THẠCH THẢO- Lành, về bảo bố mày ăn nhậu vừa vừa thôi, đừng như mấy ông mới ngấp nghé vào cấp xã đã phởn, bia ôm gái giếc có ngày...Tôi vừa vào đến cổng đã nghe tiếng mẹ sang sảng với con Lành, đứa con cậu út ở quê. Chưa hết, bà còn thêm hồi nữa nhưng nhỏ hơn, có lẽ nghe tiếng cửa mở bên ngoài.

  • NGUYỄN TRƯỜNGChiều xuống. Lúc mặt trời sắp lặn sau dãy núi phía tây cũng là lúc người ta thấy ông già xóm Chùa thường mon men tới thả câu ở cái bến sông này.

  • MÃN ĐƯỜNG HỒNGMùa Xuân lững thững về. Anh cũng lững thững đi ra phố chợ. Hai bàn tay trơ trọi của anh đút sâu vào hai túi quần rỗng trống buồn tênh. Anh mỉm cười thong dong bước đi, hòa vào dòng người nhôn nhao tất tả.

  • HỒNG NHUNói chính xác là chị dâu. Chính xác hơn, chị dâu thứ của vợ tôi. Thông thường những trường hợp như thế này, trong nhà em út chẳng ai gọi đầy đủ là chị dâu cả, mà chỉ là chị thôi. Ấy là chị Kim.

  • TRẦN DUY PHIÊN1. Chuông điện thoại reo phải lúc tôi đang tiếp ông tổ trưởng dân phố. Biết tôi ở nhà một mình, ông nói gọn mấy câu rồi từ biệt. Ba chân bốn cẳng chạy như nước rút, tôi mới với được tới máy.

  • LÊ ĐỨC QUANGMột buổi sáng sớm mùa xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Anh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu làm sao. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.

  • NGUYỄN VĂN NINHTôi được cơ quan tố tụng chỉ định làm luật sư cho một bị can.Tôi xin kể ra đây, hơi dài dòng một chút, không phải bị cáo mà là cha tôi. Trong cuộc đời làm luật sư, cha tôi luôn thích nhất câu: Thưa quí tòa! Thân chủ tôi hoàn toàn vô tội! Cha tôi muốn tôi sau này mỗi khi đứng trước toà đều nói câu như vậy.

  • QUẾ HƯƠNG                                                                                                                                1. Chị đi qua, tẻ nhạt và cũ kỹ như cái áo đề mốt thơm mùi long não lấy từ hòm gỗ ủ hương kỷ niệm. Khu cư dân tôi ở thì mới toanh, chưa tròn mười. Cơ ngơi phó giám đốc xí nghiệp gỗ sực nức mùi rừng.

  • PHAN VĂN LỢILTS: Cuộc làm người, khó thay! Dân tộc nào cũng sáng tạo cho mình một ĐỊA NGỤC để răn dạy con người không nguôi hướng đến cái CHÂN - THIỆN - MỸ.Nhuốm màu sắc của Liêu trai chí dị và Việt điện u linh..., câu chuyện là một phần của cuộc đời đầy ám ảnh. Vừa cuốn hút thương cảm với cái nhìn nghiêm khắc lột trần bản chất đời sống, vừa hoang mang đặt ra câu hỏi về ý nghĩa sống đích thực của con người.

  • (tiếp theo và hết)Chuyến du ngoạn địa ngục đã để lại trong tâm trí ông Thai một ấn tượng hãi hùng. Thật khủng khiếp nếu phải chịu cực hình rồi bị đày xuống đó muôn kiếp. Phải tìm cách tự cứu mình chứ chả lẽ chịu bó tay?

  • HOÀNG NHẬT TUYÊNI. Chuyện được bắt đầu bằng một quả trứng, thoạt nghe cứ tưởng chuyện cổ tích nhưng nghe rồi mới rõ, ấy là chuyện thời nay, và đúng thế, nếu tường thuật theo lối cổ điển, theo tình tự thời gian thì chuyện không thể bắt đầu bằng chỗ nào khác thích hợp hơn là từ một quả trứng- một quả trứng gà.

  • MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHHọ là đôi bạn thân kể từ thời còn học ở đại học Sorbonne, sau đó, cùng chọn chuyên ngành khảo cổ học. Jabindu, người Népal; Robinson, người Mỹ. Thời trẻ, cả hai đều say mê công việc khô khan và vất vả của mình. Dấu chân của đôi bạn đã dẫm khắp những di tích lịch sử ở hai bờ sông Nile, sông Hằng, Trung Á, Con Đường Tơ Lụa và cả Nam Mỹ...

  • NGUYÊN QUÂNTôi đứng lại giữa vườn. Đêm mênh mông oà vỡ ánh trăng. Trăng trên thềm nhà, trăng trên ngọn lá, trên những tàng cây um tùm. “Điêu tàn, hoang vắng quá”- tôi than thầm. Hình như lâu rồi chẳng ai vun xới chăm sóc và hình như cũng lâu lắm rồi tôi mới về lại trong khu vườn đầy kỷ niệm này.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚQuán rượu của o Tam lúc nào cũng đông khách, phần lớn là khách quen. Quán ở gần bến, thuyền câu về cập bờ chỉ nhảy ba bước đã có thể cụng bát với nhau rồi.

  • NHẤT LÂMKhông biết duyên cớ từ đâu mà cô Ngọc ở Hà Nội chạy lên Thái Nguyên rồi dừng chân dưới chân đèo Nhe mở quán qua ngày.

  • NGUYỄN NGỌC LỢI Từ đường phố chính, lối rẽ chếch trái nghiêng thoai thoải. Đoạn đường tráng nhựa được xẻ xuống giữa hai bờ đất. Phía trên, không cao lắm là những biệt thự, những kiểu dáng kiến trúc lạ mắt. Trước mỗi ngôi nhà là những khoảng sân có bồn hoa, bồn tiểu cảnh và cơ man nào là các dò lan đua nhau khoe sắc.

  • TRẦN HẠ THÁP1/ Trong một lần lên Tây nguyên đã lâu... Câu chuyện dọc đường vẫn làm tôi thao thức mãi. Đấy là lần xe hỏng. Lùi lại Quy Nhơn hoặc tiến tới thị xã Plây Ku đều phải mất nhiều tiếng đồng hồ. Bấy giờ, chỉ mới tắt mặt trời nhưng không hy vọng tiếp tục cuộc hành trình. Mọi hành khách đành phải qua đêm ở lưng chừng đèo An Khê...