Bài thơ kiếm sắc

09:53 06/06/2017

VĨNH QUYỀN

Nước loạn, sứ quân nổi lên cát cứ khắp nơi. Động chủ họ Trương ngủ mơ rồng vàng. Đám văn nhân môn khách quả quyết điềm lành, ứng chân mạng đế vương, thống nhất thiên hạ.

Minh họa: Bửu Chỉ

Trương cả mừng, mở kho mộ binh, dựng cờ dưới chân núi Ngọ. Văn nhân dưới trướng tra lục sử sách, tìm ra tên chữ của núi. Từ đó, trong vùng phải gọi Ngọ thành Nghĩa.

Nghe các sứ quân đều có bảo kiếm, chém sắt như chém bùn, Trương ngày đêm ăn ngủ không yên, những mong được hơn người. Chờ mãi chẳng thấy duyên kỳ ngộ, Trương đành gọi thợ giỏi, lệnh rèn kiếm sắc. Hỏi:

- Bao lâu thì xong ?

- Thưa ba năm.

- Chậm quá chăng ?

- Nhưng tướng quân không cần thuật luyện kiếm. Việc đánh giết đã có thủ hạ lo, cần gì kiếm sắc ?

- Bảo kiếm là vật trấn quốc thời loạn.

- Vậy ngài cần kiếm linh chứ không phải kiếm sắc.

- Kiếm sắc mất ba năm, huống chi kiếm linh ?

- Không, xin tướng quân chuẩn bị, ngày mai tôi dâng kiếm linh !

Lễ đón kiếm rầm rộ, uy nghi. Khi chỉ còn hai người, Trương xem kiếm, cả giận :

- Sao bằng gỗ ? Mi khinh ta đến thế à ?

- Thưa, đã linh thì hà tất gỗ, thép ?

- Thế linh ở chỗ nào ?

- Thưa, việc đó đã có bọn văn nhân lo liệu !

Hiểu chuyện, Trương cả mừng, đổi giận làm vui, ban thưởng hậu hỉ, lại cho con trai thợ rèn theo hầu dưới trướng.

Thơ phú ca ngợi kiếm linh của Trương động chủ loan truyền gần xa. Kẻ sĩ khắp nơi lục tục tìm đến dưới cờ. Tất nhiên chưa một ai được tận mắt thấy sức kiếm ra sao.

Mấy năm sau, Trương thống nhất được thiên hạ, dựng nghiệp đế. Kiếm được thờ nơi võ miếu trang nghiêm.

Lại nói chuyện con trai thợ rèn. Y được nuôi dạy trong tướng phủ, thành một văn nhân, giữ chân tế tửu, hết lòng phụng sự đế nghiệp. Gặp kỳ khánh thọ, tế tửu làm bốn bài thơ liên hoàn tán dương ân đức nhà vua. Lại dành hẳn một bài cho kiếm. Lúc ấy thợ rèn ốm nặng. Tế tửu là người hiếu thảo, vừa chăm sóc cha vừa làm thơ. Nghe con trai ngâm ngợi, thợ rèn gọi lại bên, trăn trối:

- Trong đời, ta quý nhất văn nhân, mà cũng khinh nhất văn nhân. Vì sao thì ta không rõ. Có điều con chớ làm thơ như thế. Trước khi nhắm mắt, ta muốn nói sự thật. Kiếm thờ trong võ miếu chẳng qua là một cây gỗ vô dụng!

Thợ rèn chết rồi, con trai suy kiệt. Phần khóc cha, phần xót mình. Lấy cớ thọ tang, tế tửu xin miễn dự lễ chúc thọ vua. Cũng từ đó, y ngày đêm chìm đắm trong men rượu, lại làm thơ ám chỉ thực chất của trấn quốc bảo. Có đám văn nhân vốn ganh ghét từ lâu, bài thơ bị tố giác.

Án xử ngay tại võ miếu. Vua bảo:

- Ta chém mi bằng kiếm thờ, xem có thực bằng gỗ không !

Nhác trông ánh thép quý loang loáng trên đầu, viên tế tửu cả sợ lại cả mừng.

5-89
V.Q
(TCSH42/04&05-1990)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYÊN QUÂN

    Gã đi dọc dãy hành lang của tầng năm, cái hành lang dài hun hút gần như không còn chút ánh sáng nào sót lại, ngoài chút mơ hồ xanh lẻo trên cái mặt số lân tinh của chiếc đồng hồ đeo tay. 0 giờ, đã qua thêm ngày nữa, một ngày trong mười lăm ngày về ẩn trú ở thành phố bên chân biển cả.

  • PHẠM DUY NGHĨA   

    Chẳng gì thú bằng đón bão trên đại ngàn, thằng bé nhận ra điều đó từ ngày đem đàn dê lên núi cao.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Dưới cơn mưa sơn cước tầm tã, Hòn Đá Thiêng cheo leo bên sườn núi tự thiên thu kể cho già bản Thào A Phạ nghe, chuyện rằng:

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Tôi chìa cuốn sách đã mở sẵn trang lót bìa ngập ngừng đưa cho ông nhà văn tuổi ngũ tuần đang cúi đầu trên những chồng sách mới tinh đợi kí.

  • ĐẶNG MINH CHÂU

    Làng đang tẻ, tẻ muốn chết được. Vì chẳng có chuyện gì ồn ào để có cớ tán gẫu với nhau.

  • PHẠM NGỌC TÚY

    Bà Mận tháo cái giỏ trên vách xuống. Hôm nay có nắng bà định ra vườn hái ít trái đậu vào kho; đậu la ve ở miền cao thường trồng sớm do không lo có lụt.

  • TRU SA

    Tôi lấy bao thuốc ra và rút thêm một điếu. Tôi rít một hơi thật sâu rồi từ từ thở ra. Khói thuốc bay thành một vệt dài, uốn éo hồi lâu rồi từng lớp rã ra, tan biến vào khoảng không.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ

    1.
    Mỗi buổi sáng thức dậy tôi đều thấy mình bị nhốt trong những chiếc hộp giả lập quen thuộc. Tôi sung sướng thụ hưởng và có nguy cơ thích thú ngày một rõ rệt đến độ không muốn [không còn] bất kỳ [ys][thức] rời bỏ nào hoặc tìm kiếm cơ hội rời bỏ cùng với những câu trả lời phiến diện cho riêng bản thân tôi về sự tồn tại, về hình hài của vũ trụ này.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đó là bức ảnh bán khỏa thân của một phụ nữ trạc ngoại tứ tuần, được chụp theo trào lưu “tự sướng” trong không gian chật chội của một phòng tắm nhỏ, lổn nhổn khăn khố đủ màu, rất đặc trưng cho kiểu nhà tắm nhõn vài mét vuông nhưng kiêm đủ chức năng phòng vệ sinh chung cho cả gia đình ở các đô thị lớn của Việt Nam.

  • VŨ THANH LỊCH

    Làng mở hội lớn. Năm năm một lần. Người thập phương dồn về không biết bao nhiêu mà kể.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH

    Ra khỏi quán cà phê một đoạn, tôi bước chậm lại. Gió đêm từ mặt sông hắt lên lành lạnh. Lần tay vào túi áo mới hay gói thuốc lá lúc nãy còn bỏ quên trên bàn, tôi vội quay về quán.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                Tặng D.

  • AN PHÚ

    Trong không gian yên ắng của ngọn đồi, trên bầu trời không còn ngôi sao nào đêm nay, chỉ có những giọt mưa lả tả, gió và lớp rêu mờ lám xám bên bức tượng.

  • NHỤY NGUYÊN

         Truyện ngắn

  • ĐINH PHƯƠNG

    Khi tôi mười ba tuổi. Lần đầu tiên tôi nói với mẹ “Đừng rơi về phía bóng tối”. Mẹ không hiểu tôi. Bà không biết tôi đang diễn tả điều gì. Mẹ nhìn tôi đầy ngờ vực và cười khẩy.

  • LÊ HƯNG TIẾN

    Tự thức
    (Quý tặng nhà thơ Đinh Thị Như Thúy)

  • TRẦN BẢO ĐỊNH   

    1.
    Trường gà Bến Nghé vắng lặng từ rất lâu sau trận tử chiến giữa Kim Ô và Nhật Nguyệt. Đông Định Vương thẫn thờ đứng nhìn bầu trời Gia Định chớm vào tiết xuân, mùi máu gà vương vãi đấu trường hắt hơi theo gió khác chi mùi máu chiến binh ở chốn sa trường.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    “Bần gie lửa đóm sáng ngời
    Rạch Gầm soi dấu muôn đời uy linh! ”
    (Ca dao)

  • VÕ CÔNG LIÊM
         Tặng: Mai Ninh

    Buổi mãn khóa ra trường ở Đại học Văn Khoa vào một sáng trời trong, gió từ sông thổi lên, len vào những mái tóc thề lả lướt, ướt mượt trông gợi cảm.

  • LÊ MINH PHONG

    Người đàn ông miền quê lại dừng xe để sờ lên xác vợ mình. “Còn ấm lắm em à.” Ông nói và bỏ mặc những ánh mắt sợ hãi của dòng người trên phố. “Ta về thôi em.” Người đàn ông nói.