Bác người lớn ngộ nghĩnh

09:44 31/08/2010
CAO DUY THẢOThằng cu con chào đời vào buổi sáng. Buổi chiều, có một cô bé hàng xóm sáu tuổi lần theo tiếng trẻ khóc, tìm đến trước hiên nhà. Cô bé thận trọng bíu lấy bậu cửa sổ, cặp mắt đen tò mò và hai cái dảnh tóc bé xíu vinh lên như hai ngọn bút lông.

Nhà văn Cao Duy Thảo - Ảnh: Internet

Qua cánh cửa khép hờ cô bé nhìn thấy: Thằng cu con đỏ hỏn đang được tắm rửa ở buồng trong, khóc oa oa trên lòng bàn tay của một bà lão. Bên ngoài, phía gần cửa chính dùng làm nơi tiếp khách, có hai bác người lớn trạc tuổi ba nó đang ngồi uống trà. Một bác người xương xẩu, mắt to. Bác kia thì lại khá mập mạp, cằm đầy râu tua tủa. Hai bác cứ ngồi nói chuyện mãi miết như không hề hay biết lúc đó thằng cu con đang khóc và dãy đạp cật lực.

Bác người mập mạp nói:

- Xin chúc mừng anh. Con so mà ba cân hai là cứng cáp ra trò. tướng thằng này lớn lên cầm súng tốt.

- Sao? Đến hai mươi năm nữa ấy à? - Bác người xương xẩu buông ngay cái ly khi tay vừa chạm tới - Thực sự là tôi muốn được thấy nó làm một công việc khác, một nghề thật có ích và lương thiện nào đó, có thể như một thợ quét sơn chẳng hạn…

Cô bé thầm nghĩ: Thằng cu con thích thật. Còn lâu mới lớn, thế mà đã được hai bác hứa cho bao nhiêu thứ. Nhưng mà tụi con trai nghịch lắm bác ơi, chẳng thứ gì giữ cho được lâu!... Và ngoài những điều như thế, cô bé đã không sao hiểu hết những lời nói dài dòng của hai bác.

Bác người mập mạp lại nói tiếp:

- Chắc anh còn nhớ năm tụi mình xuống tàu tập kết ra Bắc, cả hai đều mới mười một tuổi. Hồi bấy giờ không ai nghĩ rằng ở vào lứa tuổi như tụi mình, nếu mười năm sau trở lại, thì không phải để làm cái việc như người ta thường gọi là xây dựng hòa bình, mà là để làm một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm thêm mười năm nữa?

- Bất ngờ, hả? - Bác người xương xẩu nói - Không hoàn toàn hẳn như vậy. Ai mà tin được miệng lưỡi của thằng đế quốc. Chẳng qua chỉ là chuyện cực chẳng đã phải làm, và lớp tụi mình đã tự nguyện làm tốt. Còn như chuyện tương lai, tôi không thể hứa cho con tôi một đám cháy. Việc đó lại khác. Lớp chúng nó rồi sẽ biết xử sự đó, anh à. Chúng nó sẽ khỏe mạnh hơn, trong sáng và hiểu biết hơn lớp tụi mình bây giờ. Chẳng lẽ tụi mình lại không tin cậy ở chúng nó?

- Ồ… - Bác người mập mạp cười lớn - Tôi thấy thằng cu con có thể được như thế lắm! Kìa, anh nghe nó khóc đấy!

Hai người thốt nhiên im lặng. Trong khi đó tiếng khóc oa oa của thằng cu con tràn ngập khắp gian nhà.

Cô bé mở to hai mắt và trở nên ngơ ngác thật sự. Không thể hiểu nổi hai bác người lớn ấy nói những gì, nhưng qua nét mặt nghe chừng rất nghiêm trọng. Ở nhà, nó đã được mẹ dặn rồi: “Cấm gái không được hóng chuyện của người lớn!”

Còn bây giờ thì hai bác người lớn ấy lại ngồi im lặng.

Dường như phải làm từng ấy chuyện là chán lắm, nên một lúc sau bác người xương xẩu đã đứng dậy, đi thẳng vào buồng trong. Thằng cu con lúc này được bà lão quấn tã, hơ trên trã lửa. Bác người xương xẩu cúi xuống vụng về bế nó lên tay, ấp mặt nó vào ngực mình, rồi dồi cao lên trước mặt. Thằng cu con nín thít mắt lim dim, hai cánh mũi lúc lúc chun lại.

- Tôi xin đa tạ đất đai sông núi và những người mẹ, cái mà chúng ta thường gọi là Tổ quốc… Câu đó ở đâu, anh? - Bác người xương xẩu bỗng hỏi và trao thằng cu con lại cho bà lão.

Rồi bác ấy quay ra, cười cười nơi miệng, nhưng lạ thay hai mắt bác lại đỏ hoe như khóc.

Người lớn thì chẳng bao giờ khóc đâu.

Có lẽ tại vì vô ý mà bác người lớn xương xẩu để cho khói trong trã lửa bay vào mắt đấy thôi. Rồi cô bé tự ngẫm nghĩ một cách vui thích: Bác người lớn mà khóc thật, chắc là phải ngộ nghĩnh lắm!

1983

(4/12-83)


Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN

    - "Hãy dẹp cái lối tự ái thỏn mỏn ấy đi"- Tôi tự dằn lòng mình bằng một câu như thế, trước khi đạp xe đi đến nhà hắn. Phải mất cả đêm thức trắng tôi mới có được cái quyết tâm như thế. Thực ra, cũng chẳng còn cách nào khác.

  • NGUYỄN KIÊN

    Tôi có anh bạn tên là Trứ, có phòng riêng ở một khu tập thể. Chúng tôi thân nhau từ hồi còn học phổ thông. Sau nhiều năm lang bạt mỗi đứa một phương, nay gặp lại, tình bạn giữa chúng tôi có phần còn thắm thiết hơn xưa.

  • LÊ MINH PHONG 

    Trong chợ, những người ăn xin vẫn lết đi theo cách thức riêng biệt của họ. Thỉnh thoảng lại có những đồng tiền lẻ rơi xuống trên những vũng nước đen sì và những người ăn xin lại tranh nhau nhặt chúng rồi xỉ vả nhau cũng bằng thứ ngôn từ riêng biệt của họ. Không biết không gian này có phải là trong ảnh hay không.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG  

    Nó đến vào buổi chiều, cuối mùa hè, khi tôi chơi thả diều trên cánh đồng gần sông với Hà và mấy đứa bạn. Tôi và Hà cùng mười tuổi, sắp vào lớp năm. Nó đến bất thần. Ngang thắt lưng.

  • NGÔ DIỆU HẰNG 

    Ngày ngày nhìn qua cửa sổ, thấy bạn bè tung tăng đến trường, những tà áo trắng bay thướt tha trên đôi bánh xe đạp xinh xinh tôi lại ngồi co rúm mình vào góc phòng.

  • NHỤY NGUYÊN

    Cô hướng dẫn viên trẻ, giọng mềm và nhẹ, cho hay động Thiên Đường được phát hiện nhờ một người dân tộc. Từ thời điểm động được đưa vào khai thác, những hang động khác giảm hẳn lượng du khách. Người ta chỉ muốn đến thiên đường. 

  • ĐÔNG HÀ

    Dịu nói nàng sẽ đi.
    Tôi ậm ừ qua chuyện. Tôi nhủ Dịu rời nơi này cả chục bận, lần này thứ bao nhiêu, tôi không buồn đếm, nhưng biết chắc nàng chưa đủ can đảm bước đi, dẫu chỉ là bước thứ nhất. Chặp đâm ra chỉ biết ậm ừ.

  • THÁI NGỌC SAN

    Người đàn ông ôm cái cặp da to tướng bước nhanh vào phòng khách vận nhà ga. Cái cặp to gần bằng nửa người ông ta so với chiều cao. Thế nhưng mọi động tác của ông đều nhanh nhẹn, linh hoạt đến láu lỉnh. Có lẽ đó là đặc tính bẩm sinh của những người lùn.

  • VŨ MẠNH LẬP

    Cây ngô cao vồng lên giữa bãi, lạ lắm.
    Già A-nông thầm đặt cho nó cái tên: cây ngô chướng.

  • VÕ MẠNH LẬP 
                 Truyện ký 

    Ông nội tôi nghèo của, nhưng giàu con. Ông có những hai mươi hai người con, tài sản của những ba bà. Tất cả theo nghiệp con trâu đi trước cái cày theo sau. May mắn thầy tôi rẽ ngang theo con đường học chữ Hán, chí thú tìm thầy học bạn, mở hiệu bán thuốc bắc, bắt mạch, đoán bệnh.

  • PHẠM PHƯƠNG  

    Đỉnh núi dựng đứng, lởm chởm cây bụi và những vỉa rêu xõa xượi dưới không gian trầm buồn sương. Buổi sớm, con chó to lớn tập tễnh bước trên đường.

  • HOÀNG NHẬT TUYỀN

    - Nhắn chú ấy chiều nay vào ngay. Vào ngay đây! Tôi chẳng sống được mấy ngày nữa đâu thím Đóa à!

  • NGUYỄN THỊ KIM THOA

    Em có cái tên mộc mạc như củ khoai củ sắn, như trái thơm trái cà ở nhiều vùng quê thôn dã: Lê Thị Sim.

  • NGUYỄN LAM THỦY

    Người Hung gọi chị ta là “thiếu phụ quàng khăn đỏ”. Nhưng chị ta chẳng bao giờ quàng khăn đỏ, bởi tên chị ta là Piroska. (Piroska tiếng Hung khi còn bé gọi một cách trìu mến có nghĩa là “cô bé quàng khăn đỏ”, khi lớn lên đi lấy chồng thì gọi “thiếu phụ quàng khăn đỏ”).

  • DẠ NGÂN

    Tờ giấy màu vàng rơm. Đã khá xa cái thời giấy hoàn toàn tái chế, thỉnh thoảng ngòi viết vấp phải một ít cặn bột cứng sảng. Thùy vẫn nhớ độ thô vàng vàng của tờ giấy, như nhớ một kỷ niệm buồn, nhớ mùi vị ngậm ngùi từ ký ức xộc ra. Tờ thư là dấu hiệu của nghèo khó nhưng nó có cái uy của sự áp đặt. Thô và vàng. Không chỉ thư mời, nó có hơi hướm giấy triệu tập hơn.
     

  • LÊ MINH KHUÊ

    Xe vừa dừng thì từ phía ghế lái phụ có tiếng đập cửa gấp gáp. Vĩnh chồm dậy, mắt nhắm mắt mở. Nhưng không. Có phải báo động máy bay đâu? Vĩnh quay sang tôi nhe răng cười và mở cửa.

  • ĐINH DUY TƯ

    Tin ông Khòa từ chức bay ra như một ổ mối cánh lúc trời mưa. Người này nói với người kia, truyền vào tai nhau lượng thông tin nóng hổi nhất. Họ đánh giá, phân tích và bình phẩm, kèm theo những kết luận theo cách nhìn nhận của mình.

  • PHẠM DŨNG

    Thay xong bộ đồ ngủ, định đi nằm thì Diễm Trinh thấy trên bàn có một tờ giấy đánh máy.

  • ĐỖ HÀN

    Bân trằn trọc mãi không ngủ được. Thế là lại mất toi con hổ mang nữa. Bữa trước vợ Bân cho rắn ăn, quên không đóng cửa chuồng. Một cặp hổ mang và một con hổ chúa bò ra ngoài. Dân làng đi xem văn công về, nhìn thấy một cặp rắn, họ kêu ầm lên. Bố con Bân phải vất vả lắm mới túm được đôi hổ mang. Con chúa chuồn đi mất.

  • LÝ THỊ MINH CHÂU

    Con đường len lỏi qua những cánh rừng nối các buôn bản vùng cao lại với nhau giống như con rắn khổng lồ trên lưng có vệt vảy trắng.