Ba truyện ngắn của TRẦN HẠ THÁP

15:17 28/02/2011
Câu đối vô danh

Nhà văn Trần Hạ Tháp. Ảnh: Lê Vĩnh Thái


Ngô Thời Nhiệm phò giúp Nguyễn Huệ còn Đặng Trần Thường đi theo Nguyễn Ánh. Hai con đường tiến thân đối nghịch, nhưng kẻ trước người sau đều làm nên quan lớn. Có điều, hậu vận ai cũng chết thê lương. 

Khi Tây Sơn thua Nguyễn Ánh, thì Nhiệm cùng một số cựu thần Tây Sơn bị tân triều lăng nhục ở Văn Miếu Hà Nội, đều phải đánh bằng trượng do Thường làm chủ toạ. Đến Nhiệm thọ hình, Thường ra vế đối mỉa mai bạn cũ đang úp mặt dưới chân mình:  

- Ai công hầu? Ai khanh tướng, Trong trần ai, ai dễ biết ai?

Nhiệm ứng khẩu đáp:

- Thế chiến quốc, thế xuân thu! Gặp thời thế, thế thời phải thế!

Thường cười khẩy, truyền đổi trượng khác lớn hơn. Nguyên lắm kẻ trước giúp việc Nhiệm, nay tìm đến xu nịnh Thường để kiếm chút bổng lộc tân triều. Chúng quá biết Thường vốn thù oán Nhiệm do từng bị coi khinh bản chất luồn cúi... Bọn tiểu nhân ấy hiến kế tẩm nọc rắn vào trượng để dành riêng đánh Nhiệm. Lẽ ấy, nhiều cựu thần Tây Sơn cùng bị đánh tơi tả song vẫn sống như Phan Huy Ích... Chỉ Nhiệm cố lết về nhà mà chết.   

Dân đến xem lớp trong lớp ngoài đều được Thường cho giấy bút gọi là làm gương cho kẻ sĩ. Xong việc, Thường vuốt râu ngồi uống trà trước án. Buổi chiều quân sĩ lo thu hồi hình cụ, chùi dọn máu me. Văn Miếu lại trở về uy nghi thanh vắng. Gió lùa qua, bốc lên tờ giấy không biết ai đã làm rơi sót lại. Tuồng như có chữ viết bằng đất vàng theo lối thảo. Một đôi vế đối theo cách y như Nhiệm và Thường đã ứng đối với nhau:

- Quân gian tặc, quân vô đạo! Toàn hôn quân, quân mấy là quân...

- Khổ ác bá, khổ tham quan! Rập khuôn khổ, khổ đâu hết khổ...


Kẻ tả hữu xu phụ đón ý Thường, quyết một hai do người nhà Nhiệm làm ra cốt nhục mạ triều đình. Thường căm tức liệng xuống đất, nạt tràn:

- Ngu thế? Chả cứ một tân triều, trước sau triều nào đều chửi tất... Sao ghép tội nhà Nhiệm được? Đây đích thị thằng dân đen láo xược.

Quân hầu hùng hổ nhảy ra xin gông ngay thằng ấy về tra khảo. Thường nổi điên hắt tách trà vào mặt hắn:

- Dân đen mấy vạn đứa mầy gông hết cả chăng?

Về sau, Thường đang đắc thời từ một công thần bỗng trở thành tội đồ nhà Nguyễn, bị tống ngục và - thay vì chém - được đặc ân thắt cổ. 

Ảnh: Lê Vĩnh Thái



2.

Câu hỏi cho trâu

Cu Cườm nghỉ hè về quê chơi mấy hôm, suốt ngày ra đồng theo trâu không biết chán. Khi trở về thành phố, nó hí hửng:

- Trâu lớn sừng nhọn mà hiền ghê ba nhỉ! Cưỡi sướng lắm ai cũng chả sao, ưa bao nhiêu lần được hết.

- Cô giáo đã giảng nay tận mắt chứ gì. Chưa ăn thua trâu còn nhiều tính tốt hơn nữa thử nhớ lại coi.

- Siêng năng, cần cù này. Giúp con người cày bừa trồng ra lúa gạo nấu cơm hàng ngày. Còn nữa, cho phân bón cây, trét vào phên che gió máy. Khi cần kéo gì nặng trên núi thì là nhất. Trâu rất vâng lời nữa đấy. Phải không ba?

- Đúng phóc, nhưng nó ăn uống sao đây?

- Trâu ăn cỏ ngoài đồng, uống nước ao chả tốn kém gì. Nó vào chuồng nằm là xong. Ừ nhỉ, đói không kêu ồn ào như heo và chó. Tốt nhiều thật.

Thằng cu chợt bặm môi không nói nữa. Nó lấm lét như đang giấu điều gì không hài lòng. Ba khuyến khích:

- Sao? Có gì lạ không nói ra.

Cu Cườm đỏ mắt gần khóc. Không chịu được uất ức, nó chưa bao giờ hầm hừ như thế:

- Có lần... Có lần... Nói... Lũ ngu như trâu.

Ba nó ngạc nhiên, cố nín cười:

- Ai nói ai? Mà có nói con không? Khi nào cà...

Nó trợn mắt cố quyết:

- Trâu không ngu. Trâu nhiều tính tốt hơn kẻ gian. Nhiều người nói lắm đó ba không nhớ à? Ba cũng có. Trâu mà chậm thì... Thì...

Thằng nhóc chợt nhớ ra sắp nói hỗn liền dừng ngay, gằm mặt xuống đất hậm hực. Ba cu Cườm dở cười dở khóc, ngó nó một chặp rồi cũng trợn mắt đứng dậy, đập tay xuống bàn nói như quát:

- Sai thật. Đúng là trâu không những quá tốt mà còn có đức nữa đấy. Đem trâu ra so những kẻ ngu xuẩn, gian manh là mạo phạm quá rồi. Bọn tồi bại ấy thì ngay với chỉ cục phân trâu cũng chưa sánh được.

Cu Cườm dịu hẳn, nó không cười vì biết ba chẳng phải làm trò. 


3.

Ăn trộm truyền nghề

Ông già bà lão thế hệ trước vào lúc nông nhàn thường kể những mánh khoé của hạng “Ăn trộm thầy”, trước đề phòng sau vui quên giá rét.

Gọi “thầy” vì chúng suốt đời chuyên ăn trộm, chả có chữ nghĩa hoặc nghề nghiệp cày bừa gì mà toàn gia đều ăn sướng mặc sang, thái độ ngông nghênh hoách lác. Dân không dám hó hé sợ đốt nhà báo thù, đêm hôm liệng đồ quốc cấm vu hoạ. Chúng đón thầy học võ. Lại cúng tổ, truyền nghề đời nầy qua đời khác. Nghe rằng...

Đêm nọ, có tay trộm già khét tiếng lễ tổ xong bảo đứa học trò sắp sửa được chính thức hành nghề:

- Tốt. Từ nay trở đi cho phép vẫy vùng đừng làm tao mất mặt. Cứ theo lệ, trong vòng 3 ngày đầu phải trộm thứ quý đem về trả ơn tổ. Bỏ ra càng ít công sức, lại giảm thiểu nguy hiểm là càng xứng câu “Con hơn cha, nhà có phúc. Trò hơn thầy, cây sây quả”. Đi đi, 3 ngày sau đem trình tao xem thử.

Thằng học trò sáng mai đã ngồi trước cửa nhà thầy, tay ôm theo chiếc chiếu cạp điều mới. Thầy đang nằm trong màn nói vọng ra:

- Tốt, nhanh thế. Kể ra mày trộm được cái chỗ ngồi của nhà quyền quý không khó khăn gì. Ra vào cứ như không, tao lúc ra nghề nhiều phen mới làm được đấy. Ừ, cho đem trải sập gụ thầy ngồi cứ gọi là trả nghĩa. 

Thằng học trò vâng dạ, vào trải lên xong cáo thoái ra về. Lão trộm già đắc ý bảo vợ:

- Chiếu nhà mình cũng đang còn mới nhỉ? Một mình ngồi hai ba chiếu chồng lên nhau được đấy chứ. Hà hà, chưa có đứa nào tôn thầy lên cao như thằng nầy bà ạ.

Vợ lão vội lên nhà trên xem, chạy vào vẻ mặt lạnh ngắt như tiền:

- Rành rành chiếu nhà mình.

- Thế chiếu nó để ở đâu? Không phải thành hai chiếc với nhau là gì.

Vợ lão đay nghiến:

- Hai ba nào đâu? Cũng vẫn chỉ một chiếc nầy ông ạ. Học trò giỏi thật! Nó trộm của thầy biếu lại thầy, không tin ra mà xem cho biết. Hôm qua phơi chưa kịp lấy vô. Quả thật...         

Lão ngớ ra, dạy sao nó làm vậy. Áp dụng ngay với thầy quá là xuất sắc còn kêu ca gì. Thế mới gọi chân truyền, lão nói vớt thành ra tán thưởng thằng học trò mà ngay chính lão cũng không dám ngờ:

- Chậc, lọt vào tay ai của nấy. Chiếu nầy trước ở nhà người ta, tôi lấy về thành của tôi. Nay nó lấy được của tôi thì là thành của nó. Bà xem, xưa nay nghề ăn trộm lấy rồi cho lại ai chưa hở? Tôi thầy mà cũng thua luôn đấy. Dù có là học trò thì nó chỉ lo học nghề ăn trộm, vả lại tôi có chuyên dạy đạo đức gì đâu mà trách nó phản phúc?

Thành Nội Huế - 12/2010
T.H.T
(264/2-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRU SA   

    Mấy ngày nay tôi luôn mất ngủ.
    Không hẳn là tôi thức trắng đêm bởi tôi vẫn dễ dàng tìm vào giấc ngủ.

  • ĐINH PHƯƠNG   

    Áp thấp nóng phía Tây không báo trước đổ vào bủa vây thành phố.

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG  

    1. Bạn tôi nói nơi đó buồn lắm. Buồn nhất là những ngày mưa.

  • LÂM HẠ   

    Tôi có một mối giao tình kỳ lạ với Karen.

  • TRIỀU LA VỸ  

    Giừng có chửa!
    Bà giáo trề môi. Cả làng Vệ nhốn nháo.
    Tôi hớt hải chạy ra trại Nòn tìm Giừng.

  • TRƯƠNG THỊ THANH HIỀN

    Gã tự xưng là Quốc vương, phong ta làm Hoàng hậu, phong nàng ấy làm Hoàng phi. Gã từ sông La Vỹ đến đây, nàng ấy từ sông Thương nước chảy đôi dòng.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    1.
    Hai Lượng tỉ mỉ chỉ cho Bảy Đặng cách bầu đất trộn tro trấu, bột xơ dừa để ươm hột măng cụt.

  • NHỤY NGUYÊN

    Đúng ra tôi chưa có ý định đi thăm thằng Xuân. Lần vừa rồi gọi điện vào cơ quan, nó réo: “Khổ quá. Đã bảo mày chỉ việc vào đây. Vào chơi chán rồi tao thuê riêng cho chiếc taxi chở về thấu cái am của mày”.

  • LÊ VI THỦY   

    Hiên lấy chồng. Ai cũng ngơ ngác ngạc nhiên. Con bé mới mười sáu tuổi. Cái tuổi vô tư hồn nhiên, cái tuổi cũng chưa đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Vậy mà lấy chồng! 

  • PHẠM NGỌC TÚY  

    1.
    Tôi sẽ không kể lại câu chuyện này nếu tôi không gặp lại Hồng. Câu chuyện ám tôi suốt mấy đêm trường, những nhân vật sống động tuồng như cùng một lúc trở về trong giấc mơ tôi.

  • NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ    

    Phố hôm nay ngập sâu sau một cơn mưa kéo dài từ tối hôm qua đến trưa nay, cô đang nhìn thấy điều ấy trên tivi. Cô hơi tiếc, giá như cô ra đó muộn hơn, dù sao thì đi trong mưa hay bơi trong mưa vẫn thích hơn là chạy trên chảo lửa nóng. Hà Nội tuần trước hơn 50 độ, hai chân cô sắp cháy.

  • DIỆU PHÚC   

    Tôi lại vào viện. Sốt không rõ nguyên nhân. Lần nào cũng thế, và tôi cũng đã quen dần với việc vài ba tháng lại phải nhập viện một lần.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ   

    1.
    Những đợt mưa xối xả từ tháng âm hồn vẫn còn rảnh rỗi kéo dài từng hơi thở tận đến cuối mùa thu vàng trong rừng cây vô sinh cô độc.

  • NGUYỄN VĂN UÔNG  

    Ông Bửu nằm gác chân lên vành chiếc chõng tre kê trước hiên nhà, mắt lim dim ngái ngủ giấc trưa. Chiều đã xế bóng. Gió nồm lao xao hàng tre trước ngõ, phớt nhẹ lên vầng trán lấm tấm mồ hôi.

  • LTS: Phạm Thị Ngọc Liên xuất hiện cuối những năm tám mươi. Tác phẩm đã in. - Vầng trăng chỉ một mình (Tập thơ - NXB Trẻ - 1969); - Biển đã mất (Tập thơ NXB Hội Nhà Văn -1990) và hai năm 1989-1990 đã đạt giải thưởng Truyện ngắn và thơ của Tạp chí Văn nghệ quân đội.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhiều năm sau này Vũ nhớ về Giao khi hai người ngồi bên nhau trên ban công lồng lộng gió trăng. Ban công nhìn ra sân với hàng cau già nhuốm tóc trăng sáng bạc, là những hình ảnh cuối cùng của một miền quê sắp bị đô thị hóa.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH

    Cho đến khi chiếc xe buýt chở Dần khuất hẳn cuối ngã tư, Thuyền mới lững thững quay về. Đi qua trước quán bar, cô thấy me Tím cũng xách túi chui vào ô tô cùng với tiếng máy xe khởi động êm ru. 

  • ĐINH NGỌC TÂM   

    Đó không phải là một phòng trọ quá chật chội nhưng cũ rỉ cũ ri. Nước đọng rất lâu trong nhà tắm trước khi thoát hết.

  • ĐỖ QUANG VINH    

    Mọi chuyện bắt đầu với gói bưu phẩm, nó tới vào một ngày thứ tư nắng đẹp khi tôi đang ở chỗ làm. Người giao hàng đã bỏ nó lại trước cửa nhà mà không gọi điện thoại cho tôi, cũng không yêu cầu ký nhận gì.

  • NGUYỄN MINH ĐỨC

    1.
    Tảng sáng, bảy phát đại bác vội vã nã trống không xuống dòng Giang. Mặt đất rung chuyển. Bảy tiếng nổ liên hoàn kết thành làn sóng âm trong sương sớm.