HOÀNG HƯƠNG TRANG
Cũng lạ cho cái xứ Huế của tôi, cái chi cũng khác hơn thiên hạ. Nắng thì nắng cháy da phỏng trán, mưa thì mưa thúi đất thúi đai, dầm dề không dứt. Vài ba năm lại một trận lụt, trận bão to đùng.
Huế xưa – Ảnh: Nguyễn Khoa Lợi
Đường phố Gia Hội, nơi tôi ở, trở thành sông, đò chèo từ Bãi Dâu lên tới đường Trung Bộ (nay là Tô Hiến Thành). Nghe tới bão năm Thìn là ai cũng kinh hãi. Mùa lụt, người lớn lo đến sốt vó, không buôn bán làm ăn gì được, nhưng tụi con nít thì rất khoái lụt, rủ nhau đi lội chơi suốt buổi (vì lụt to được nghỉ học) lội lụt cho đã, đói bụng, về ăn cơm mắm cà, ăn vét đến thủng nồi.
Về giọng nói cũng rứa, có lẽ bản đồ nước ta chia ba khúc có âm vực rõ ràng, âm hưởng khác nhau hẳn. Từ Thanh Hóa trở ra nói theo giọng Bắc; từ Nghệ An trở vào đến Thừa Thiên nói theo giọng Trung; chỉ qua đèo Hải Vân là giọng nói đã mang âm hưởng gần gần giọng Nam. Bởi vậy, người Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang… vào sống ở Sài Gòn chỉ vài ba năm là họ có thể nói rặt giọng Nam Bộ; còn người Huế, Quảng Bình, Quảng Trị… có nhiều người ở miền Nam hoặc miền Bắc vài chục năm vẫn không đổi giọng được, phải đợi con cháu, các thế hệ sau mới thực sự đổi giọng Nam hoặc Bắc.
Về ẩm thực, người miền Bắc chỉ ăn mắm tôm, không bao giờ ăn mắm ruốc. Nhưng người Huế thì dù đi đến đâu cũng phải tìm mua cho được mắm ruốc Huế chứ không hề ăn mắm tôm. Người miền Nam không thích ăn cả hai thứ mắm tôm và mắm ruốc, thức ăn miền Nam thường chỉ nêm nếm nước mắm, muối, bột ngọt, đường… Dân Huế đi đâu cũng nổi tiếng ăn ớt rất cay ít ai theo kịp. Bởi rứa, hồi thời Ngô Đình Diệm bắt người Hoa phải vào quốc tịch Việt Nam mới cho làm nhiều ngành nghề như người Việt. Nếu cứ giữ quốc tịch Hoa thì bị cấm 17 ngành nghề. Từ đó có “Người Việt gốc Hoa”, nhiều người hài hước thêm vào “Người Việt gốc rau muống” (để chỉ người Bắc), “Người Việt gốc giá sống” (là người Nam) còn người Huế là “Người Việt gốc ớt”.
Về các món chè thì người Huế rất phong phú, bất cứ thứ gì cũng nấu thành chè, từ hột kê, gạo nếp, đậu cho đến củ khoai tía (trong Nam gọi là khoai mỡ chỉ nấu canh) củ khoai từ, khoai mài, khoai lang, bột sắn… Những hàng chè ở Huế có khoảng 20 thứ chè, ngoài hột sen, đậu ngự, bột lọc bọc thịt quay là những món chè cao cấp, còn có đủ loại chè khác. Trong Nam hay ngoài Bắc chỉ có độ 5, 7 món chè: Đậu đỏ bánh lọt, chè xôi nước, đậu xanh, sâm bổ lượng - là chè của người Tàu - miền Bắc nổi tiếng nhất có chè đường xôi vò, chè kho, chè thạch…
Đi ăn cỗ ở Huế theo truyền thống phải đúng là “mâm cao cỗ đầy”. Mâm là mâm đồng chạm có 3 chân cao (ở thôn quê, mâm gỗ cũng có 3 chân). Thức ăn phải hàng trăm dĩa nhỏ xếp chồng chất lên 3 lớp đầy vun, thật đúng nghĩa mâm cao cỗ đầy. Thời nay, vì đa số dùng bàn ăn chứ ít dùng sập gụ, phản gỗ, nên mâm cao cỗ đầy cũng không còn nhiều nữa, họa hoằn mới còn một đôi nhà còn giữ nếp xưa.
Phụ nữ Huế nổi tiếng về làm mứt, bánh. Ngày Tết nhà nào cũng có vài chục thứ mứt bánh. Nhà đông con gái thì càng “làm khéo” để khoe tài Công Dung Ngôn Hạnh. Học trò trường Đồng Khánh xưa, chỉ thuần nữ sinh, nên ngoài những môn học bình thường còn được học may vá thêu thùa, học nấu ăn và cả môn dưỡng nhi. Ai đã học qua chừng 4 năm ở trường Đồng Khánh là có thể tự đan áo len, tự cắt may quần áo và thêu thùa, biết nấu rất nhiều món, kể cả các món bánh kẹo, bánh ta và bánh Tây.
Về ngôn ngữ người Huế có nhiều cách nói thật lạ, nếu không là dân Huế lâu năm, không sống cả nơi thôn quê và thành thị thì không thể hiểu được. Ví dụ: “Ăn một chắc, làm một mình”, “chắc” ở đây là chỉ Một người. Nhưng “Hai cấy dôn đập chắc” (nghĩa là 2 vợ chồng đánh nhau), “chắc” ở đây lại là Hai người. Hoặc “Ăn xong nhớ để đèn cho tui với hí” thì “để đèn” không phải là thắp cây đèn để đó, mà “để đèn” là để phần.
Về chuyện này đã có một kinh nghiệm đắt giá của một anh chàng “tứ xứ” về cưới một cô gái nông thôn Huế. Cô vợ bận ra đồng, bảo chồng: “Anh ăn xong nhớ để đèn cho em hí”. Ở nhà anh chồng ăn cơm xong, liền thắp một ngọn đèn để ở bếp, chẳng may con mèo đuổi chuột làm đổ đèn cháy rụi cả gian bếp, từ đó anh chồng mới hiểu “ngôn ngữ” của vợ. Nhiều chữ nếu không hiểu cứ ngớ ra tưởng người nước ngoài nói như “Đi lên côi tê, đi xuống dưới nớ”.
Độc đáo nhất là hai chữ “Ấy và Mình”, nó độc đáo vì không nơi nào nói như rứa, mà ở Huế cũng không phải ai cũng nói như rứa. “Ấy và Mình” chỉ dành riêng cho một lớp người Huế mà thôi. Lớp già cả, lớp quý tộc không ai nói “Ấy và Mình”. Đàn ông con trai cũng không ai nói “Ấy và Mình”. Thời tiểu học, bạn bè gọi nhau là “Mi Tau” kể cả trai và gái. Miền Bắc học trò thường gọi nhau là “Tớ, cậu, đằng ý”, ở miền Nam, học trò gọi nhau là “Mày Tao”, gần đây, học trò thường gọi nhau là Bạn hoặc gọi tên.
Thời tiểu học ở Huế thường gọi “Mi Tau”, lên trung học, đại học, chỉ riêng các nữ sinh mới gọi nhau “Ấy và Mình”, nam sinh vẫn gọi nhau là “Mi Tau” có khi là “ông và tui”. Một số bạn gái gọi nhau bằng tên, nhưng đa số và rất độc đáo vẫn gọi “Ấy và Mình” cho tới lớn khôn, đi làm rồi, có gia đình rồi, gặp lại nhau vẫn gọi “Ấy và Mình”, nghe rất lạ.
“Ấy và Mình” vừa thân mật, vừa lịch sự, không suồng sã, vừa êm tai, nghe thật ngọt ngào, dễ thương chi lạ! Chỉ có con gái Huế mới xưng hô với nhau “Ấy và Mình”, cả nước không nơi nào xưng hô như vậy. Rất riêng của Huế.
Lúc còn ở Huế, cứ coi mọi chuyện là thường, không quan tâm gì mấy. Xa Huế rồi mới thấy nhớ da diết, nhớ tất cả những gì có liên quan tới Huế, nhớ nắng, nhớ mưa, nhớ giọng nói, nhớ món ăn, nhớ bạn bè và nhớ nhất bạn bè vẫn gọi nhau “Ấy và Mình” một cách xưng hô thật dễ thương.
H.H.T
(SDB10/09-13)
Sau ba năm đi giang hồ Trung Quốc. Nguyễn Du trở về, ở tại Thăng Long từ cuối năm 1790 cho đến năm 1794. Đó là ba năm «Chữ tình chốc đã ba năm vẹn», lưu lại trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương.
Báo Tin Tức Chúa Nhựt, 3.11.1940 mở đầu bằng mấy hàng như sau: “Hai mươi chín tháng Chín Annam (20 Octobre 1940). Thêm một ngày đáng ghi nhớ. Một người đã mất: cụ Sào Nam Phan Bội Châu”
Với giọng văn sinh động, pha chút hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò: “Chuyện kể về thầy trò thời xưa”, “Những tấm lòng cao cả” hay bộ văn học teen “Cười lên đi cô ơi”… sẽ đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và hoài niệm.
Trong tất cả các Ni sư Phật giáo mà tôi được biết và chịu ơn hoằng pháp vô ngôn, có lẽ người gần gũi với tôi nhất trong đời là Cố Đại Trưởng lão Ni chúng – Sư Bà Cát Tường - nguyên trụ trì chùa sư nữ Hoàng Mai ở Thủy Xuân – Huế.
LTS: Nhà thơ, nhà văn Thanh Tịnh năm 78 tuổi sức khỏe không còn như buổi thanh niên, nhưng ngòi bút của ông vẫn còn cái sung sức của một người đã từng yêu du lịch và làm nghề hướng dẫn khách du lịch toàn Đông Dương. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc những trang hồi ký đầy lý thú của Thanh Tịnh.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tôi không có dịp được học với thầy Phạm Kiêm Âu, người thầy nổi tiếng ở Huế, nhưng lại có cơ duyên cùng dạy ở trường nữ trung học Đồng Khánh với thầy trong các năm 1974 - 1975.
Vậy là nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã về cõi thiên thu giữa một sáng mùa thu Hà Nội lay phay gió mù u!...Trước khi chưa kịp được vuốt mắt, dường như đôi đồng tử của ông vẫn còn lưu giữ lại hình ảnh đau đáu về con sông Cụt quê nhà.
Với một tướng lãnh võ biền, thì mục tiêu cuộc dẹp loạn là đánh tan loạn quân, rồi ca khúc khải hoàn, ăn mừng chiến thắng.
PHÙNG TẤN ĐÔNG
“Đời của nó như thể bềnh bồng
Cái chết của nó như thể an nghỉ”
F.Jullien
(Dẫn nhập cuốn “Nuôi dưỡng đời mình - tách rời hạnh phúc” - Bửu Ý dịch, 2005)
THANH TÙNG
Hiệp định Genève ký kết, sông Bến Hải tưởng chỉ là giới tuyến tạm thời, không ngờ đã trở thành ranh giới chia cắt đất nước Việt Nam hơn 20 năm. Nỗi đau chia cắt và biết bao câu chuyện thương tâm, cảm động đã diễn ra ở đôi bờ Hiền Lương kể từ ngày ấy. Nhiều cuộc tình đẫm máu và nước mắt. Có những đôi vợ chồng chỉ ở với nhau đúng một đêm. Có người chồng Bắc vợ Nam, khi vợ được ra Bắc thì chồng lại đã vào Nam chiến đấu, đời vợ chồng như chuyện vợ chồng Ngâu.
“Thưởng thức là ngưỡng cửa của phê bình. Chưa bước qua ngưỡng cửa ấy mà nhảy vào cầm bút phê bình thì nhất định mắc phải những sai lầm tai hại. Không còn gì ngượng bằng đọc một bài người ta đem dẫn toàn những câu thơ dở và những câu ca dao dở mà lại đi khen là hay”. (Vũ Ngọc Phan, trích từ Hồi ký văn nghệ, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 4 năm 1983, trang 168).
VƯƠNG TRÍ NHÀN
I
Hè phố Hà Nội vốn khá hẹp, chỉ có điều may là ở cái thành phố đang còn lấy xe đạp làm phương tiện giao thông chủ yếu này, người đi bộ có phần ít, phía các phố không phải phố buôn bán, vỉa hè thường vắng, bởi vậy, nếu không quá bận, đi bộ lại là cái thú, người ta có thể vừa đi vừa nghỉ, thoải mái.
Gặp người thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm xưa, tôi có dịp biết thêm những tình tiết mới quanh câu chuyện hơn 30 năm về trước khi tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được tái bản lần đầu.
THẾ TƯỜNG
Ký
"Quê hương là chùm khế ngọt
cho con trèo hái cả ngày"
Một nhà báo Pháp sắp đến Việt Nam để tìm lại một di sản chiến tranh, nhưng ở một khía cạnh nhân văn của nó - đó là những con người, địa điểm từng xuất hiện trong các bức ảnh mà nữ phóng viên chiến trường nổi tiếng Catherine Leroy ghi lại trong cuộc tấn công Mậu Thân vào thành phố Huế.
Thanh Minh là bút danh chính của Nguyễn Hưu(1), người làng Yên Tập, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
LTS: Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh năm Bính Ngọ 1906 ở Tuyên Quang, song lại có gốc gác dòng họ Nguyễn ở Huế. Ông nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 - 1945, được mệnh danh là “nhà văn đường rừng”, để lại hàng trăm tác phẩm văn học, trong đó có gần 50 cuốn tiểu thuyết.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Tháng Bảy âm. Tháng cô hồn. Mồng một âm đã rả rích mưa báo hiệu cho một tháng âm u của Tiết Ngâu. Sắp rằm, tâm trí chợt như hửng ấm khi tiếp được cái giấy Hà Nội mời dự lễ khánh thành nhà bia và Khu tưởng niệm đồng bào ta bị chết đói năm 1945. Chợt nhớ, công việc này đã manh nha từ hơn mười năm trước…
LTS: Nguyễn Hưu, bút danh Thanh Minh, sinh năm 1914, quê huyện Can Lộc, hoạt động báo chí và văn học từ những năm 1934 - 1935. Ông là nhà báo, nhà thơ, dịch giả Hán - Nôm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà quản lý văn hóa văn nghệ có nhiều thành tựu và cống hiến. Ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh đầu tiên. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [21.8], VHNA sẽ lần lượt đăng một số bài viết về ông.