NGÂN GIANG
Những ca khúc vang bóng một thời, từng làm thổn thức biết bao trái tim và tâm hồn của những người nghệ sĩ, những người yêu Huế. Trong không khí Festival 2012 rộn rã, một đêm nhạc với cái tên rất đỗi mộc mạc “Tình Sông Hương” ấm cúng diễn ra bên dòng sông thơ mộng vào đêm 10/4.
Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh
Chương trình do Ban Văn hóa, Xã hội và Từ thiện Hội Đồng Hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh do bà Chu Thị Kim Minh và các nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh, Tôn Nữ Thu Thủy, Trương Nam Hương phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức nhằm gây quỹ giúp các em nghèo hiếu học và những hoàn cảnh khó khăn tại quê hương Thừa Thiên Huế. Chương trình do ban nhạc Đường phố (Huế) đạo diễn, toàn bộ kinh phí được nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh tài trợ.
Đây là một chương trình biểu diễn nghệ thuật khác lạ và cuốn hút sự quan tâm theo dõi của khán giả trong một khán phòng của Trung tâm Dịch vụ Du lịch Festival chật kín hơn 300 ghế. Một chương trình văn nghệ với mục đích lớn là làm từ thiện và thể hiện lại những ca khúc đậm chất riêng của Huế mà không ít người Huế bây giờ đã vội quên.
Phát biểu trong đêm Tình Sông Hương, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương hoan nghênh những đóng góp của Ban Văn hóa, Xã hội - Từ Thiện và các nhà thơ thuộc Hội Đồng hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày qua đã hoạt động rất tích cực trong việc gây quỹ từ thiện. Anh chia sẻ: “Trong đêm văn nghệ hôm nay, ngoài mục đích từ thiện, chúng tôi cũng muốn nhân dịp này dành một không gian để quý khán giả có thể gặp lại những giai điệu của những ca khúc Huế vang bóng một thời.”
![]() |
Những ca khúc bất hủ về Huế đã được gửi đến công chúng tham dự đêm nhạc như: Ngày về quê cũ (Khánh Băng), Gợi giấc mơ xưa (Lê Hoàng Long), Tà áo tím (Hoàng Nguyên), Tiếng xưa (Dương Thiệu Tước), Tiếng sông Hương (Phạm Đình Chương)… và các ca khúc về Huế được sáng tác mới đây như: Huế đa tình (nhạc: Phạm Duy - thơ: Bích Khê), Huế chờ (thơ Nguyễn Phước - nhạc Cao Hữu Điền), Đây thôn Vỹ Dạ (thơ Hàn Mặc Tử - nhạc Khúc Dương), Mưa Huế (thơ Hồ Đắc Thiếu Anh - nhạc Võ Tá Hân), Cảm ơn một chiều mưa (thơ Hồ Đắc Thiếu Anh - nhạc Nguyễn Hiệp)… qua sự thể hiện của các ca sĩ: Lan Anh, Hữu Quang, Cẩm Nhung, Đông Quân, và MC ca sĩ Phan Hữu Kính.
Người xem đắm mình trong tiếng Saxophone của nghệ sĩ Quốc Triệu với ca khúc Ngược dòng Hương giang của nhạc sĩ Đức Trịnh và nghe nghệ sĩ Ngọc Bang độc tấu violon ca khúc Tình Huế tựa như một dòng chảy cuốn theo bao nhiêu kí ức, miên man bên những nốt nhạc.
Sự hiện diện bất ngờ của nữ ca sĩ Vân Khánh với giọng ngâm ấm nồng truyền cảm bài thơ Tóc mẹ mây nguồn của nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh và ca khúc Huế xưa đã làm khán phòng lắng lại cùng người em sông Hương núi Ngự… lũy tre thôn Vỹ hiền từ… kinh thành thuở xưa thật xưa (nhạc sĩ Châu Kỳ). 40 nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa gửi gắm những nỗi niềm áo trắng trong nhạc phẩm Thương về xứ Huế (lời Hoài Linh - nhạc Minh Kỳ) với tiếng hát trong veo thương nhớ.
Đặc biệt, ca sĩ Camille Huyền và nhạc sĩ Walther đến với Tình Sông Hương với sự thể hiện đẳng cấp của tiếng hát trong trẻo và vẻ mộc của tiếng đàn ghita. Họ đã cùng nhau làm một album về trăng, lấy cảm hứng từ trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử và gửi đến đêm diễn ca khúc Những giọt Lệ, Đây thôn Vỹ Dạ giàu những tiết tấu, giai điệu “rất thơ” như tiếng lòng thi sĩ họ Hàn.
![]() |
Cùng với các ca khúc trong đêm văn nghệ là chương trình giao lưu thơ với nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh và nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy. Dường như ký ức đang ùa về khi nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh - cô gái nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa đọc bài thơ mang đầy kỷ niệm về Huế: Như có tia nắng vàng, và nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy đọc bài Trở về Vỹ Dạ, Ngày thường bằng giọng Huế không hề phai nhạt mặc dù qua bao nhiêu năm xa quê vẫn gìn giữ sắc son tiếng lòng cố hương.
Nhà thơ Trương Nam Hương tuy không cùng với đoàn về tham dự chương trình được nhưng với “Màu Huế” qua giọng ngâm ngọt ngào của nghệ sĩ Thu Hiền, tiếng sáo trúc dìu dặt của nghệ sĩ Bảo Cường, đã “…mượn vành nón Huế …buổi về thăm” trĩu nặng tấm lòng xa xứ.
Kết thúc đêm văn nghệ, giọng hát trầm hùng của nhạc sĩ Phan Hữu Kính với Tiếng sông Hương được đông đảo khán giả vỗ tay đệm nhịp và hòa theo: Em xinh em bé tên là Hương giang, đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than…
Không ồn ào, sôi động như các chương trình khác, “Tình Sông Hương” đưa người nghe về những khung trời xứ Huế - một miền thi ca rêu phủ mờ sương khói, đẹp và thơ. Những tâm hồn đồng cảm nỗi niềm với Huế lắng sâu trong màu đêm huyền diệu tím biếc Huế ơi khoan hò.
![]() |
Tại đêm nhạc, nhà báo Đinh Phong - Chủ tịch Hội Đồng hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh đã trao cho quỹ Tình Sông Hương với số tiền hơn 80 triệu đồng, cùng với 400 đô la Mỹ, 100 franc Thụy Sĩ, trong đó có sự đóng góp của chị Chu Thị Kim Minh là 20 triệu đồng ủng hộ quỹ từ thiện Tình Sông Hương do Tạp chí Sông Hương phụ trách.
Đêm nhạc Tình Sông Hương là một hoạt động đậm tính nhân văn, đã thành công ngoài mong đợi, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và góp phần làm sự phong phú chương trình nghệ thuật cho Festival Huế 2012.
DANH SÁCH CÁC NHÀ HẢO TÂM ỦNG HỘ QUỸ |
1 - Bà Chu Thị Kim Minh 20.000.000đ 2 - Giáo sư, TS. Lê Minh Ngọc 5.000.000đ 3 - TS., bác sĩ Lê Hành 5.000.000đ 4 - Cty CP.Tập đoàn TT Đa phương tiện Đất việt VAC 5.000.000đ 5 - Nhà thơ Hoàng Xuân Thảo (Duy Mong - Huế) 5.000.000đ 6 - Bà Hương Đông Gia 5.000.000đ 7 - GĐ Bé Đặng Khánh Linh 5.000.000đ 8 - GĐ Bé Nguyễn Tường Nhi 5.000.000đ 9 - Nhà hảo tâm ẩn danh 5.000.000đ 10 - Ông Nguyễn Văn Thọ và GĐ 4.000.000đ 11 - Bà Võ Thị Hoàng Trang 3.000.000đ 12 - Bà Tôn Nữ Trâm Anh 3.000.000đ 18 - Bà Trần Thị Ái Hòa 200USD 19 - Nhà thơ Song Linh 100 USD 20 - GĐ Bé Trần Nguyễn Bảo Nhi 100USD 22 - Ca sĩ Camille Huyền (Huế) 100 Franc Thụy Sĩ 23 - Dược sĩ Phan Thị Thu Quỳ 2.000.000đ 24 - Nhà thơ Trương Nam Hương 2.000.000đ 25 - Bà Nguyễn Thị Thu Hương 2.000.000đ 26 - Bà Phạm Thị Thu Thúy 1.000.000đ 27 - Bà La Thúy Nhàn 500.000đ 28 - Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương 500.000đ 29 - Bà Tôn Nữ Liên Trì 500.000đ 30 - Ông bà Hồ Văn Thành 500.000đ 31 - Bà Cao Kim Quy 500.000đ 32 - Bà Vũ Ngọc Minh 500.000đ 33 - Bà Lê Thị Thu Sương 200.000đ 34 - Cô Tôn Nữ Thu Nguyệt 200.000đ 35 - Cô Tôn Nữ Ngọc Bảo 200.000đ 36 - Cô Lê Thị Như Nguyện 200.000đ 37 - Em Hồ Cát Trí 100.000đ 38 - Thầy Huệ Trọng (Huế) 300.000đ 39 - Ông bà Cúc - Cường (KS Bang An) (Huế) 100.000đ 40 - Ông Phan Văn Cho (CTV Huế ở Pleiku) 200.000đ 41 - Bà Nguyễn Thị Hạnh (Huế) 200.000đ 42 - Ông (bà) Mi Vũ (Huế) 100.000đ 43 - Ông bà Lê Đình Chung (Huế) 500.000đ 44 - Nhóm cựu nữ sinh Đồng Khánh (Huế) 300.000đ 45 - Anh Phan Hữu Kính (Huế) 100.000đ 46 - Anh Nguyễn Văn Bính và Trần Ngọc Cư (Huế) 400.000đ 47 - Nhà thơ Nguyễn Thiền Nghi (Huế) 50.000đ 48 - Nhạc sĩ Cao Hữu Điền (Huế) 200.000đ 49 - Bà Thái Kim Lan (Huế) 300.000đ 50 - Công ty Cổ phần in và Dịch vụ Thừa Thiên Huế 500.000đ 51 - Các nhà hảo tâm khác ở Huế 3.960.000đ
Toàn bộ chi phí đêm văn nghệ từ thiện Tình Sông Hương do nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh ------------------------------- Tổng cộng: 88.110.000 đồng + 400USD+100 Franc Thụy sĩ
|
N.G
(SH279/5-12)
SHO - Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương, vào chiều ngày 18/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “Ngày mới” tại số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Đó là bé Mai Huyền Trang chỉ mới 10 tuổi nhưng thể xác lẫn tinh thần đều đã bị những căn bệnh u não quái ác hành hạ 6 năm nay dẫn đến tình trạng mắt bé gần như bị mù lòa, việc học hành dang dở và kéo theo tình cảnh gia đình hết sức khó khăn.
Chiều 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao kinh phí tài trợ xây dựng sân chơi cho trẻ em Trường Mầm non Hương Lâm (A Lưới) và trao học bổng học sinh nghèo vượt khó từ Quỹ Tình Sông Hương” và “Quỹ Những người bạn Huế”. Buổi trao kinh phí xây dựng sân chơi cho trẻ em và trao học bổng được diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp. Huế.
SHO - Sáng ngày 06/11, Tạp chí Sông Hương đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã Hồng Thái (huyện A Lưới) tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho chị Trần Thị Ly, một gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Tạp chí Sông Hương đau buồn báo tin cùng bằng hữu gần xa:
Cố Mẫu HỒ THỊ GÀ, Pháp danh Quảng Tường, sinh năm Đinh Mão (1927), Thân Mẫu của nhà thơ, nhà báo Lê Văn Minh Tự - Trưởng đại diện Báo Tuổi Trẻ tại Huế, cộng tác viên Tạp chí Sông Hương do tuổi già sức yếu vừa tạ thế vào lúc 9h ngày 24 tháng 10 năm 2012.
SHO - Ngày 26/9, Quỹ Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương đã có chuyến công tác ở xã Hồng Thái, huyện A Lưới.
SHO - Nhằm giúp đỡ và chia sẻ một phần khó khăn để các em học sinh tiếp tục vươn lên học tốt, sáng ngày 29/5, Tạp chí Sông Hương đã trao 20 suất học bổng cho các em học sinh Trường Trung học cơ sở Hương Toàn (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) tại buổi Lễ Tổng kết và phát thưởng năm học 2011- 2012 của nhà trường.
SHO - Sáng ngày 28/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân năm 2012 với sự tham gia hơn 1.500 cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động của các cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Vào lúc 19 giờ 30 phút tối ngày 10/4, Đêm văn nghệ từ thiện “Tình Sông Hương” do Tạp chí Sông Hương, Ban văn hóa, Xã hội - Từ thiện và các nhà thơ thuộc Hội đồng hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại khán phòng trung tâm Dịch vụ du lịch Festival Huế, số 11 Lê Lợi.
…Những giai điệu của các ca khúc một thời vang bóng của Huế, như “Tiếng xưa” (Dương Thiệu Tước), “Tiếng Sông Hương” (Phạm Hoàng Chương), “Hương Giang tôi chờ” (Châu Kỳ), “Nữ sinh Đồng Khánh” (Minh Kỳ), “Tà Áo tím” (Hoàng Nguyên), “Trở về Cố đô” (Văn Phụng), “Ai về sông Tương” (Thông Đạt), “Hẹn một ngày về” (Lê Hữu Mục)...
Nhà thơ Hoàng Phụng Cầm sinh năm Mậu Tý – 1948. Quê quán: Lệ Thủy - Quảng Bình.
SHO - Sáng ngày 9/9/2011, Quỹ Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương cùng với sự tài trợ của Công ty Cổ phần SAYDO và nhà thơ Văn Cát tiên - tác giả tập truyện thơ “ Phù Hoa” đã có chuyến công tác đến huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) trao quà cho nạn nhân chất độc da cam A Lưới, đợt 2 nhân dịp Trung thu. Ra mắt tác phẩm “ Phù hoa” và tặng quà cho các nạn nhân da cam.
>>Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tác phẩm “ Phù hoa” và tặng quà cho các nạn nhân da cam
Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa chất độc da cam, chiều ngày 10/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm truyện thơ “Phù hoa” của nhà thơ Văn Cát Tiên và trao quà cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
>>Tạp chí Sông Hương trao quà cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam ở Nam Đông và A Lưới
Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa chất độc da cam 10/8 (1961- 2011), trong hai ngày 4 - 5/6, Tạp chí Sông Hương đã có chuyến công tác đến hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thăm và tặng quà cho các nạn nhân chất độc màu da cam (DIOXIN) tại đây.
Như Songhuong Online đã đưa tin, vào tháng 7, các nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy đã có dịp ghé thăm tòa soạn Tạp chí Sông Hương. Nhà thơ Văn Cát Tiên có thông báo là sẽ trình làng tác phẩm truyện thơ “Phù Hoa” với hơn 4000 câu lục bát đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đương đại vào cuối tháng 7/2011.
Thân mẫu của nhà thơ Đào Duy Anh - cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương, cụ bà Hà Thị Điển, sinh năm Nhâm Tuất - 1922, đã từ trần vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 05 tháng 6 năm 2011 (nhằm ngày 04 tháng 5 năm Tân Mão), hưởng thọ 90 tuổi.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tặng quà cho CNVC- LĐ có hoàn cảnh khó khăn thuộc Liên đoàn LĐ Hương Trà.
Với sự giới thiệu của Liên đoàn Lao động TP Huế, Tạp chí Sông Hương đã có buổi trao quà Tểt Kỷ Sửu cho những người hành nghề xích lô xe thồ ở bến xe Đông Ba gặp hoàn cảnh khó khăn.
Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ...