Tôi đọc các em và tôi nghĩ

15:35 28/05/2024

NGUYỄN TRỌNG TẠO

(Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

Ảnh: tư liệu

Đã gọi là thi thì ắt phải có đề thi, dù đây là một cuộc thi sáng tác. Hai đề thi (chọn một) ở cuộc này thật thú vị: một đề viết về Giấc mơ, một đề viết về Ni buồn. 107 em dự thi thì có 69 em chọn đề Giấc mơ, nhưng trong 12 giải thưởng thì có tới 9 giải thưởng viết về Ni buồn. Những con số ấy nói lên điều gì? Tuổi thơ thích nhiều những giấc mơ hơn nỗi buồn, nhưng chính nỗi buồn lại ngưng đọng ở tuổi thơ như là những dấu ấn khó phai mờ, và thường trở thành những kỷ niệm sâu sắc lay động mãi các em cho đến suốt cuộc đời. Điều này thể hiện khá rõ trong nhiều tác phẩm thành công của những nhà văn khi viết về ký ức tuổi thơ của mình. Nim vui chóng qua, ni bun u phai, người ta vẫn thường nói thế. Và ở cuộc thi này, chính các em nhỏ đã nhắc nhở mọi người hãy đừng quên điều đó. Vậy mà có một thời trong văn học, người ta đã cố lảng tránh nỗi buồn, lảng tránh bi kịch, thậm bại là người ta còn lên án nó, đến nỗi gần đây trong công cuộc đổi mới, nhà văn Hồng Nhu đã viết về “vẻ đẹp của nỗi đau buồn”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì tuyên ngôn “Nỗi buồn là căn nhà ở đời của thơ”, và thơ tôi thi đã viết: “Bun đng đi! Bun đng tan - mt Buồn còn lại tro tàn mà thôi”. Nhưng nỗi buồn đâu chỉ thuộc quyền sở hữu của người lớn từng trải. Tuổi thơ cũng có quyền được buồn, chứ sao. Chính cuộc thi này đã nói lên rằng, hãy quan tâm và chia sẻ nỗi buồn cùng tuổi nhỏ.

Quả đúng như vậy, khi đọc các em, cả bốn người trong ban giám khảo là tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch và nhà thơ nhà giáo chuyên văn Mai Văn Hoan đều hết sức ngạc nhiên sửng sốt trước những nỗi buồn rất nhân bản mà các em quan tâm tới. Buồn vì phải xa một người bạn thân vì sự kiện chia tỉnh mà sự hiểu lầm về nhau vẫn chưa được giải quyết (bài của em Nguyễn Thị Thúy, giải ba). Buồn vì một người bạn không muốn cho những cụm hoa lục bình phải sẻ chia trôi nổi mà vẫn phải lìa xa bè bạn quê hương theo ba mẹ đi H.O tới một phương trời xa lạ (bài của em Dương Phước Quý Châu, giải ba). Ngay cả trong giấc mơ các em cũng gặp đầy rẫy nỗi buồn trên trái đất: trẻ em bị chết đạn, trẻ em bị chết đói, trẻ em bị đối xử bất công trong khi một số kẻ sống phè phỡn trên lợi quyền của người khác (bài của em Nguyễn Thị Quý Trân, giải khuyến khích). Nhưng đặc biệt là nỗi buồn trong chuyện ngắn Nim tin của em Nguyễn Anh Tuấn và bài viết của em Trương Đức Vĩ Nhật. Cả hai em đều viết rất chắc tay, biểu lộ một năng khiếu văn học đầy triển vọng. Từ kết cấu câu chuyện cho đến từng chi tiết trong truyện đều được cân nhắc kỹ càng và sử dụng rất “đắc địa” cùng với những câu văn giàu hình ảnh đã tạo được sự bất ngờ thú vị cho người đọc. Tôi không thể quên được hình ảnh cô bé đi bán bánh mì dạo khi bị hất tung giỏ bánh, lộ ra những cuốn sách giáo khoa lớp 9 mà em mang theo để tranh thủ học bài trong truyện của Nguyễn Anh Tuấn, cũng như không thể quên hình ảnh người dì chốn thôn quê nghèo đói vẫn làm thịt gà đãi cháu từ trên phố về thăm trong lúc láng giềng đang eo xèo chửi bới mất gà trong chuyện của Trương Đức Vĩ Nhật. Tôi không muốn gọi hai em là những kh năng tr mà tôi muốn gọi đúng tên của nó là những tài năng tr. Và không chỉ riêng tôi, cả bốn người trong ban giám khảo đều công nhận điều đó khi ghép điểm chấm độc lập lại: Bài của em Nguyễn Anh Tuấn bốn điểm 10, bài em Trương Đức Vĩ Nhật hai điểm 10 hai điểm 9. Nếu chia điểm trung bình thì giải nhất và nhì của cuộc thi chỉ cách nhau 0,5 điểm.

Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong cuộc thi chỉ có 9% các em làm thơ, mà thơ của các em nói chung là dưới điểm trung bình. Ngay cả bài thơ được giải khuyến khích cũng không phải là giọng thơ của các em mà mang giọng điệu cũ của người lớn. Lâu nay tôi vốn ít tin các em nhỏ làm thơ, chỉ trừ những thần đồng mà thôi, bởi vì khi làm thơ hoặc là các em bắt chước người lớn, hoặc là các em “nói để mà chơi” như mọi trò chơi khác. Có lần tôi nói điều này với nhà thơ Chế Lan Viên, anh rất tán thành và kể cho tôi nghe là anh đã từ chối một trại văn học thiếu nhi ở địa phương mời anh đến dạy cho các cháu làm thơ. Nói điều này để thấy rằng, làm thơ là sự ngẫu hứng xuất thần, không thể gò ép cả người lớn huống hồ đây là đối với các em. Vậy có nên tiếp tục tổ chức cho các em thi thơ không? Theo tôi là không. Chí ít cũng không nên ra đề và giới hạn thời gian cho các em thi thơ.

Tuy vậy, cuộc thi này cũng mang lại cho các em một sinh hoạt bổ ích và lý thú, giúp các em nâng cao tâm hồn yêu thích và say mê văn học của mình. Qua đây, những năng khiếu văn học được phát hiện, khích lệ và bồi dưỡng. Biết đâu, từ những “tác phẩm đầu tay”, các em sẽ vươn lên và trở thành những nhân vật lừng danh trên văn đàn tương lai. Điều đó không thể khẳng định ngay được, nhưng các em và cả người lớn chúng ta nữa đều có quyền hy vọng ngay từ hôm nay.

Huế, mùa phượng 1993
N.T.T

 

VŨ LÊ THẢO CHI
          (12 tuổi)

Hoa sứ

Hoa sứ rơi lả tả
Trắng muốt,
trắng muốt
Trên thác suối reo
Hoa sứ theo dòng suối
Đi mãi đến nơi xa
*
Hoa s
rơi lả tả
Trắng muốt, trắng muốt
Trên tay người mủm mỉm
Bàn tay người tung lên
Hoa sứ đi mãi mãi
*
Hoa sứ rơi lả tả
Trắng muốt, trắng muốt
Trên trái bóng vàng
Trái bóng bay cao
Hoa sứ bay xa nữa
*
Hoa sứ rơi lả tả
Trắng muốt, trắng muốt
Thế gian rải hoa sứ
Thế gian trắng muốt
Thế gian hết tối đen.




(TCSH57/09&10-1993)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ THỊ HOÀI NAMHiện nay, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nền Văn học thiếu nhi thế giới, Văn học trẻ em Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với sự góp mặt của nhiều cây bút đầy triển vọng và những tác phẩm được trẻ em đón đợi và tìm đọc.

  • Khi tôi chuẩn bị lái xe ra khỏi nhà thì thằng con trai tôi xuất hiện trước xe.Với gương mặt rạng ngời, nó bảo: “Ba ơi, con có cái này cho ba này!”. “Gì thế con”, tôi hỏi lại, giọng hơi bực vì sắp trễ giờ. Thằng bé xoè đôi bàn tay và chỉ cho tôi những thứ tuyệt vời nhất trong trí tưởng tượng của một đưa bé 5 tuổi. “Tự con tìm thấy đấy!”.

  • Đỗ Hoàng Hạnh - Nguyễn Loan -  Trần Thị Thu Huề - Phạm Minh Giang

  • DƯƠNG THỊ HIỀN“Vườn nhà ngoại có giàn trầu to nhất làng”. Hồi bé tôi vẫn thường chạy cùng xóm chỉ để khoe như thế. Mà giàn trầu ấy cũng rộng thật. Sau hiên nhà ngoằn ngoèo không biết bao nhiêu là thân trầu chen chúc, cố bám vào tường, vào cọc rào ngoại dựng sẵn. Trầu ra lá quanh năm, bất chấp cả cái nắng hanh hao của đất miền Trung cằn cõi hay cái giá lạnh của mùa đông. Nhất là sau cơn mưa, những ngọn trầu đâm lên tua tủa, vươn mãi tít tận mái ngói của dãy nhà 3 gian. Thân trầu yếu ớt, mảnh dẻ cứ đan cài, quyện chặt vào nhau hiển hiện sự gắn bó làm ánh lên sắc xanh mơn mởn của sự sống bất diệt.

  • TIỂU NGỌCTrong các câu chuyện đã được học, đã được đọc, em thích nhất câu chuyện Con cá thông minh nói về tình thương con của mẹ cá, cũng là của những người mẹ trên thế gian này.

  • ĐƯỜNG XUÂN SỬ

  • DƯƠNG THỊ HIỀNNó là Hựu, Hựu què. Bọn trẻ con trong xóm gọi nó thế. Từ lúc sinh ra bàn chân trái của nó đã bị teo lại và tay trái cũng chỉ có 4 ngón. Đó là di chứng của chất độc da cam bố nó mang từ chiến trường về. Bọn bạn cùng lứa không chơi với nó, bọn chúng luôn đùa nó một cách cay độc: Què ơi! “Quái vật tụi bay ơi”...

  • Gắp...! - Kể vấn - Chợ điếc

  • Ngoắc mưa - Ốc luộc đi thi... !

  • BÍCH THÚYHai chị em Thanh và Huyền là con song sinh của một nhà doanh nghiệp nhỏ ở cuối phố. Cả hai cùng học một lớp, ngoài giờ đến trường, bố mẹ còn thuê gia sư về ở dạy kèm trong nhà. Thanh học kém môn toán. Huyền học kém môn văn. Cô giáo thường nhắc nhở "gắng lên, chăm vào, ai cũng có thể học được như nhau cơ mà". Nhờ đó, dần dần em nào cũng làm bài tốt và được cô giáo cho điểm bằng nhau cả.

  • LTS: Trong cuộc thi 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương, Toà soạn nhận được một chùm thơ viết cho thiếu nhi theo thể đồng dao, khá độc đáo. Chùm thơ đã lọt qua vòng sơ khảo. Sông Hương xin dành trang thiếu nhi để giới thiệu chùm thơ như một sự khuyến khích đề tài.

  • Men lá - Vội mùa - Tùng dinh phá cỗ

  • LÊ MỸ Ý( Đọc tập thơ “Bên con” – NXB Hội Nhà văn 2002)

  • NGỌC THANHÔng bà ngoại đặt tên cho con chó Phú Quốc là Carôn, vì nó hay nhảy múa rộn ràng khi tha các đồ vật trong nhà, lúc nó còn nhỏ xíu. Lớn lên một chút, nó quên nhảy múa mà lại khoái nghe âm nhạc, mỗi khi bé Hương Lan ngồi vào đàn piano.

  • NGUYỄN HỮU TẤN(Lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng)LTS: Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi 2006, do Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Hội LHVHNT, Hội Nhà văn TT.Huế tổ chức đã khép lại. Hai mươi tám tác phẩm từ một vụ mùa non tơ đã phản ánh một phần thế giới thơ trẻ, hồn nhiên nhưng cũng rất người lớn của các em. Nhân Trung Thu 2006, Tạp chí Sông Hương trân trọng giới thiệu những quả bói đầu mùa.

  • TRƯƠNG THỊ MỘNG CẨMChiếu sáng suốt ngày mặt trời mỏiÂm thầm xuống núi chẳng buồn than,Nghiêng nghiêng hàng cây vài sợi nắngPhảng phất theo chân bước mẹ về.

  • ĐINH NGỌC HOA HỒNG   Một tháng trở về sau, thời tiết ở đây bắt đầu nóng nực, một lần bỗng nhiên  thằng cu Ti lôi từ trong túi áo gió của mẹ, mà những lúc trời trở lạnh cu Ti thường hay dùng làm áo bành tô, ra một cái đồng hồ.

  • Nguyễn Trương Khánh Thi - Trần Lan Vinh - Mai Hoàng Hanh

  • HẢI THIGiọt nước - đó là tên để phân biệt tôi và hàng tỉ tỉ bạn bè xung quanh cũng giống tôi như... hai giọt nước!  Nơi đáy sâu này, bóng tối luôn trùm lấy tôi, đến mức tôi nghĩ chính mình là bóng tối. Tôi không thấy bất cứ thứ gì, ngay cả hình dạng của mình...

  • NGUYỄN VĂN HOA Ngày xửa ngày xưa chưa có sông Thiên Đức chỉ có sông Nhật Đức, Nguyệt Đức và Minh Đức hợp lưu với sông Thái Bình, mãi đến đời nhà Lý mới đào thêm sông Thiên Đức nối sông Hồng với Sông Thái Bình. Thượng nguồn các dòng sông này trên dãy núi Cai Kinh và dãy núi Yên Tử với rừng núi chập chùng, hổ báo còn nhởn nhơ  ngay quanh  nương rẫy của người.