Trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2024, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức Tọa đàm và Giới thiệu sách “Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” vào chiều ngày 25/06/2024.
Tại buổi tọa đàm giới thiệu sách "Áo dài truyền thống - Hành trình trở lại"
Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, cùng rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, báo giới và đông đảo bạn đọc gần xa. Đây là sự kiện tiếp tục chứng minh cho sức sống của áo dài truyền thống Việt Nam và nhất là ở nỗ lực quảng bá, khám phá chiều sâu học thuật của tà áo dài từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Cuốn sách là một công trình dày dặn với 455 trang sách, do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành, tập hợp 55 bài viết công phu của 47 tác giả, được in màu đẹp mắt trên chất liệu giấy cao cấp. Sản phẩm đánh dấu một thập kỷ hoạt động liên tục và có giá trị cao về văn hóa nghệ thuật trên sân chơi Câu lạc bộ Đình Làng Việt, đồng thời ghi dấu ấn kỷ niệm 280 năm thời điểm Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát định chế chiếc áo năm thân làm trang phục cho dân chúng Đàng trong và sau này vua Minh Mạng đã quy định là trang phục dùng chung cho cả nước Việt Nam.
“Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” gồm 2 phần chính: đi tìm giá trị Áo dài năm thân và Trở về với truyền thống ông cha. Nhiều bài viết chuyên sâu, khảo cứu nghiêm cẩn đã phần nào đi đến tận cùng các vấn đề rốt ráo về vị trí, quá trình hình thành, đặc điểm của Áo dài trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Theo các tác giả, Áo dài là một di sản phi vật thể trong ý thức của người Việt, nay đã dần trở thành một phần trong bản sắc Việt Nam. Tuy thế, một số tác giả cho rằng, định nghĩa Áo dài thực ra “khá mở”, nói cách khác, Áo dài có thể 3 tà do 5 thân ghép lại, hoặc 2 tà theo kiểu Áo dài cách tân.
Rất nhiều trao đổi cởi mở trong buổi Tọa đàm đến từ các tác giả, giới nghiên cứu và bạn đọc gần xa đã giúp các vấn đề trong cuốn sách được rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng băn khoăn trăn trở và chia sẻ về việc làm cách nào để lan tỏa nét đẹp văn hóa của Áo dài truyền thống trong cộng đồng ngày càng mạnh mẽ.
Cuốn sách hứa hẹn sẽ là một công trình quan trọng và có ý nghĩa trong nỗ lực giới thiệu “Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” tới độc giả năm châu dưới góc nhìn khoa học.
Băng Khuê
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.
(SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.
(SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.
Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…
Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế.
Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
(S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.
Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).
(S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.
Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt
Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang
Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.
Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…
(SHO) - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày 25/7 trong buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 đã phát biểu: Năm Du lịch quốc gia 2015 nên gắn với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” gồm 5 tỉnh, thành phố đã từng là kinh đô cổ như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
(SHO) - Sáng ngày 22/7, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) đã tổ chức phiên họp đánh giá việc tiếp nhận các tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.
Chiều ngày 22/7, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.
Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế”, hội thảo đã thu hút đông sự tham dự của các giảng viên Học viện Âm nhạc Huế và các nhà nghiên cứu.
Trong tháng 7 này sẽ quảng bá Poster của Festival Huế 2014 rộng rãi trong thành phố Huế, tại ngã ba cầu Phú Xuân và đường Trần Hưng Đạo.