Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
- Cuộc vận động sáng tác là hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Thông qua đó nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, những đóng góp quan trọng, to lớn, sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.
- Góp phần lan tỏa hình tượng những người làm báo và nghề báo qua các tác phẩm văn học nghệ thuật. Từ các tác phẩm thuộc nhiều loại hình văn học nghệ thuật đặc sắc khác nhau: ca khúc, thơ, kịch ngắn nhằm tái hiện sinh động hình ảnh những người làm báo và nghề báo không chỉ là vinh quang mà còn có cả sự gian nan, vất vả, sự hiểm nguy... Qua đó thấy được những đóng góp to lớn cũng như sự hy sinh thầm lặng của những người làm báo.
- Đồng thời Cuộc vận động sáng tác góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên… về vị trí, vai trò của người làm báo đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và sự phát triển của báo chí Thủ đô nói riêng. Từ đó góp phần bồi dưỡng, giáo dục niềm tự hào, lòng yêu nghề, quyết tâm phấn đấu trở thành những người làm báo chân chính, góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Các văn nghệ sĩ chuyên & không chuyên; các phóng viên, nhà báo; công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động trong và ngoài nước; người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam.
Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng thẩm định tác phẩm và Tổ Thư ký không tham gia dự thi.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỰ THI
3.1. Quy định chung về nội dung:
- Tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác phải thể hiện được một số nội dung sau:
+ Ca ngợi, làm nổi bật được ý nghĩa cũng như vai trò, sứ mệnh quan trọng của nghề báo, người làm báo và báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế;
+ Thông tin, phản ánh những công việc thường nhật của người làm báo trên mặt trận văn hoá tư tưởng;
+ Nêu bật những nét đặc trưng, đặc thù riêng của nghề báo, người làm báo so với các ngành khác trong xã hội;
+ Nêu gương, giới thiệu nhân tố điển hình tiên tiến trong nghề báo.
- Là sáng tác mới, chưa dự thi cuộc thi nào, chưa từng đoạt giải thưởng các cấp khác và không có sự tranh chấp về bản quyền tác phẩm, quyền tác giả.
- Sau khi tác phẩm dự thi đoạt giải, trường hợp có tranh chấp về quyền tác giả và được cơ quan có thẩm quyền công bố tác phẩm đoạt giải thuộc tác giả khác hoặc có sự đóng góp của đồng tác giả khác, BTC sẽ xem xét thu hồi giải thưởng.
3.2. Thể loại dự thi: Bao gồm 03 thể loại Ca khúc, Thơ, Kịch ngắn
3.3. Yêu cầu gửi các tác phẩm tham dự:
- Các tác phẩm gửi về cho BTC, tác giả phải ghi rõ: Tác phẩm tham gia Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước năm 2025.
- Tác giả tham dự điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký tham gia Cuộc vận động sáng tác cần có đầy đủ các nội dung như: Tên tác giả đăng, nghệ danh/bút danh (nếu có); ngày, tháng, năm sinh; quê quán, thường trú; số chứng minh nhân dân/CCCD; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên lạc; Tên tác phẩm, tên tác giả và đồng tác giả.
- Đối với từng thể loại yêu cầu cụ thể như sau:
+ Thể loại Ca khúc: được thể hiện bằng bản ký âm, được đánh máy hoặc viết tay trên khổ giấy A4, dưới tên tác phẩm phải ghi rõ tác giả phần lời và phần nhạc; trường hợp đồng tác giả thì ghi đầy đủ thông tin của các tác giả.
+ Thể loại Thơ: tác phẩm dự thi bằng tiếng Việt, đánh máy trên một mặt giấy khổ A4. Dưới mỗi bài dự thi cần ghi rõ tên thật, địa chỉ, điện thoại và email (nếu có). Mỗi tác giả dự thi chỉ dùng một bút danh.
+ Thể loại Kịch ngắn: tác phẩm dự thi bằng tiếng Việt, đánh máy trên một mặt giấy khổ A4, đảm bảo yêu cầu về tác phẩm kịch bản sân khấu (như: bám sát thực tế để đảm bảo tính hiện thực, có yếu tố xung đột, súc tích…).
3.4. Sử dụng tác phẩm:
- Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác không đạt giải.
- Ban Tổ chức được sử dụng tất cả các tác phẩm tham gia Cuộc vận động sáng tác của các tác giả để phục vụ công tác tổ chức, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, xuất bản, sử dụng trong các chương trình hoạt động của Ban tổ chức chương trình dưới mọi hình thức.
IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Ban Tổ chức sẽ trao tổng cộng 30 giải cho 03 thể loại. Mỗi thể loại, gồm 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải khuyến khích. Cụ thể như sau:
4.1. Thể loại Ca khúc
- 01 giải Nhất: Giấy chứng nhận (GCN) kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.
4.2. Thể loại Thơ
- 01 giải Nhất: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.
4.3. Thể loại Kịch ngắn
- 01 giải Nhất: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.
- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.
V. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC
- Tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác: vào dịp 21/6/2024.
- Tuyên truyền, phổ biến về Cuộc vận động đến đông đảo văn nghệ sĩ và độc giả Thủ đô và cả nước trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (nguoihanoi.vn): trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi từ khi phát động đến khi kết thúc (21/6/2024 – 21/6/2025).
- Tiếp nhận tác phẩm dự thi: Sau khi phát động đến hết ngày 17/5/2025.
- Tổ chức tuyển chọn và thẩm định tác phẩm dự thi: Từ ngày 20/5- đến hết ngày 7/6/2025.
- Giới thiệu và đăng tải các tác phẩm vào chung khảo: Thực hiện ngay sau khi có kết quả chấm chung khảo (từ 7/6/2025).
- Lễ tổng kết, trao giải và công diễn các tác phẩm đoạt giải: Vào dịp 21/6/2025.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6. 1. Cơ quan chỉ đạo: Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội
6.2. Cơ quan thực hiện: Tạp chí Người Hà Nội
6.3. Ban Tổ chức, Tổ Thư ký
- Ban Tổ chức: Dự kiến 05 thành viên bao gồm: Trưởng ban Tổ chức (01 người), Phó Trưởng ban Thường trực BTC (01 người) và các ủy viên (03 người). Ban Tổ chức có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch Cuộc vận động sáng tác; tổ chức tiếp nhận, chấm tác phẩm tham dự; trình Trưởng ban tổ chức cuộc thi ký các Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, chấm giải; công bố kết quả và trao giải đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng.
- Tổ Thư ký: Tổ Thư ký dự kiến gồm 05 thành viên, có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch tổ chức cuộc thi.
6.4. Hội đồng thẩm định và Thành viên tham dự
- Hội đồng thẩm định do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ban hành quyết định thành lập, sẽ gồm 03 Hội đồng như sau:
+ Hội đồng thẩm định thể loại Ca khúc:
+ Hội đồng thẩm định thể loại Thơ:
+ Hội đồng thẩm định thể loại Kịch ngắn:
- Công tác tổng hợp, thẩm định đối với các tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác sẽ được Hội đồng thẩm định của từng thể loại (Ca khúc, Thơ, Kịch ngắn) tổ chức chấm và lựa chọn qua 02 vòng, cụ thể như sau:
+ Vòng Sơ khảo: Tất cả các tác phẩm sẽ được gửi đến từng thành viên của Hội đồng để chấm và chọn 30 tác phẩm vào vòng Chung khảo (mỗi thể loại 10 tác phẩm).
+ Vòng Chung khảo: Từ 30 tác phẩm được xét chọn vào vòng Chung khảo Hội đồng thẩm định sẽ xem xét, chấm điểm để xét giải theo cơ cấu giải thưởng đã được công bố trong Thể lệ.
VII. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC NHẬN TÁC PHẨM
7.1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi
Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 17/5/2025 (tính theo thời gian hiển thị trên hộp thư điện tử và dấu bưu điện)
7.2. Phương thức nhận tác phẩm dự thi:
Tác phẩm dự thi gửi tới Ban tổ chức qua địa chỉ email: vdst.nghebao@gmail.com hoặc gửi tại địa chỉ: Tòa soạn Tạp chí Người Hà Nội, số 126 Nam Cao, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
7.3. Thông tin liên hệ
Thường trực Ban tổ chức: Tạp chí Người Hà Nội, Địa chỉ: Số 126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 0243 846 5176 – 0243 846 5092.
Hotline: 0983600277 (Nhà báo Đặng Thu Thủy, Trưởng ban Thư ký biên tập - Tạp chí Người Hà Nội; Email: dangthuynhn@gmail.com).
Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác rất mong nhận được sự tham gia, hưởng ứng của các văn nghệ sĩ chuyên và không chuyên; các phóng viên, nhà báo và mọi độc giả… để Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước năm 2025 được thực hiện thành công và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng./.
(Theo Tạp chí Người Hà Nội)
Những nốt xăm trên trán, mí mắt của người dân tộc Ka Tu thuộc huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) đã hình thành từ lâu đời. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, uy lực của dân tộc và trở thành nét giá trị văn hóa mang đậm bản sắc cộng đồng dân tộc. Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thực tế, để hiểu hơn về tính độc đáo xung quanh tục xăm hình đầy bí ẩn của đồng bào Ka Tu.
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Huế có thể trở thành đô thị sinh thái thiên nhiên và sinh thái nhân văn, đô thị sang về Dĩ vãng và giàu về Hiện tại, nếu ta nhận thức rõ và ra sức bênh vực cái cơ ngơi mà nó sở hữu.
SHO - Chiều ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Tổng kết trại sáng tác văn học nghệ thuật“ về đề tài "Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại văn phòng Liên hiệp hội, 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Hơn 50 tác phẩm thuộc các chuyên ngành gồm: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa... đã được sáng tác trong đợt này. Trại sáng tác khai mạc vào ngày 10/4 tại khách sạn Phong Lan, vườn quốc gia Bạch Mã, kéo dài trong 10 ngày bao gồm 4 ngày thực địa và 6 ngày hoàn thành tác phẩm tại nhà.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
SHO - Chiều ngày 10/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại vườn Quốc gia Bạch Mã, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Nhắc đến cố đô Huế, người ta không thể không kể tới các nhà vườn, bởi kiến trúc của nhà vườn Huế cũng có một lịch sử lâu đời trên 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô.
SHO - Tối 26/3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hoa tầm cao để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2015).
SHO - Hòa chung trong không khí tiến tới kỷ niệm thống nhất đất nước, sáng ngày 26/3 tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức Lễ mitting kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015) tại Sân vận động Tự Do, Thành phố Huế.
SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển” vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.
Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.
Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.