Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước

10:04 05/07/2024

Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

- Cuộc vận động sáng tác là hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Thông qua đó nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, những đóng góp quan trọng, to lớn, sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.

- Góp phần lan tỏa hình tượng những người làm báo và nghề báo qua các tác phẩm văn học nghệ thuật. Từ các tác phẩm thuộc nhiều loại hình văn học nghệ thuật đặc sắc khác nhau: ca khúc, thơ, kịch ngắn nhằm tái hiện sinh động hình ảnh những người làm báo và nghề báo không chỉ là vinh quang mà còn có cả sự gian nan, vất vả, sự hiểm nguy... Qua đó thấy được những đóng góp to lớn cũng như sự hy sinh thầm lặng của những người làm báo.

- Đồng thời Cuộc vận động sáng tác góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên… về vị trí, vai trò của người làm báo đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và sự phát triển của báo chí Thủ đô nói riêng. Từ đó góp phần bồi dưỡng, giáo dục niềm tự hào, lòng yêu nghề, quyết tâm phấn đấu trở thành những người làm báo chân chính, góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

Các văn nghệ sĩ chuyên & không chuyên; các phóng viên, nhà báo; công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động trong và ngoài nước; người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam.

Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng thẩm định tác phẩm và Tổ Thư ký không tham gia dự thi.

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỰ THI

3.1. Quy định chung về nội dung:

- Tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác phải thể hiện được một số nội dung sau:

+ Ca ngợi, làm nổi bật được ý nghĩa cũng như vai trò, sứ mệnh quan trọng của nghề báo, người làm báo và báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế;

+ Thông tin, phản ánh những công việc thường nhật của người làm báo trên mặt trận văn hoá tư tưởng;

+ Nêu bật những nét đặc trưng, đặc thù riêng của nghề báo, người làm báo so với các ngành khác trong xã hội;

+ Nêu gương, giới thiệu nhân tố điển hình tiên tiến trong nghề báo.

- Là sáng tác mới, chưa dự thi cuộc thi nào, chưa từng đoạt giải thưởng các cấp khác và không có sự tranh chấp về bản quyền tác phẩm, quyền tác giả.

- Sau khi tác phẩm dự thi đoạt giải, trường hợp có tranh chấp về quyền tác giả và được cơ quan có thẩm quyền công bố tác phẩm đoạt giải thuộc tác giả khác hoặc có sự đóng góp của đồng tác giả khác, BTC sẽ xem xét thu hồi giải thưởng.

3.2. Thể loại dự thi: Bao gồm 03 thể loại Ca khúc, Thơ, Kịch ngắn

3.3. Yêu cầu gửi các tác phẩm tham dự:

- Các tác phẩm gửi về cho BTC, tác giả phải ghi rõ: Tác phẩm tham gia Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước năm 2025.

- Tác giả tham dự điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký tham gia Cuộc vận động sáng tác cần có đầy đủ các nội dung như: Tên tác giả đăng, nghệ danh/bút danh (nếu có); ngày, tháng, năm sinh; quê quán, thường trú; số chứng minh nhân dân/CCCD; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên lạc; Tên tác phẩm, tên tác giả và đồng tác giả.

- Đối với từng thể loại yêu cầu cụ thể như sau:

+ Thể loại Ca khúc: được thể hiện bằng bản ký âm, được đánh máy hoặc viết tay trên khổ giấy A4, dưới tên tác phẩm phải ghi rõ tác giả phần lời và phần nhạc; trường hợp đồng tác giả thì ghi đầy đủ thông tin của các tác giả.

+ Thể loại Thơ: tác phẩm dự thi bằng tiếng Việt, đánh máy trên một mặt giấy khổ A4. Dưới mỗi bài dự thi cần ghi rõ tên thật, địa chỉ, điện thoại và email (nếu có). Mỗi tác giả dự thi chỉ dùng một bút danh.

+ Thể loại Kịch ngắn: tác phẩm dự thi bằng tiếng Việt, đánh máy trên một mặt giấy khổ A4, đảm bảo yêu cầu về tác phẩm kịch bản sân khấu (như: bám sát thực tế để đảm bảo tính hiện thực, có yếu tố xung đột, súc tích…).

3.4. Sử dụng tác phẩm:

- Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác không đạt giải.

- Ban Tổ chức được sử dụng tất cả các tác phẩm tham gia Cuộc vận động sáng tác của các tác giả để phục vụ công tác tổ chức, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, xuất bản, sử dụng trong các chương trình hoạt động của Ban tổ chức chương trình dưới mọi hình thức.

IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Ban Tổ chức sẽ trao tổng cộng 30 giải cho 03 thể loại. Mỗi thể loại, gồm 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải khuyến khích. Cụ thể như sau:

4.1. Thể loại Ca khúc

- 01 giải Nhất: Giấy chứng nhận (GCN) kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.

4.2. Thể loại Thơ

- 01 giải Nhất: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.

4.3. Thể loại Kịch ngắn

- 01 giải Nhất: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.

V. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC

- Tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác: vào dịp 21/6/2024.

- Tuyên truyền, phổ biến về Cuộc vận động đến đông đảo văn nghệ sĩ và độc giả Thủ đô và cả nước trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (nguoihanoi.vn): trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi từ khi phát động đến khi kết thúc (21/6/2024 – 21/6/2025).

- Tiếp nhận tác phẩm dự thi: Sau khi phát động đến hết ngày 17/5/2025.

- Tổ chức tuyển chọn và thẩm định tác phẩm dự thi: Từ ngày 20/5- đến hết ngày 7/6/2025.

- Giới thiệu và đăng tải các tác phẩm vào chung khảo: Thực hiện ngay sau khi có kết quả chấm chung khảo (từ 7/6/2025).

- Lễ tổng kết, trao giải và công diễn các tác phẩm đoạt giải: Vào dịp 21/6/2025.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6. 1. Cơ quan chỉ đạo: Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

6.2. Cơ quan thực hiện: Tạp chí Người Hà Nội

6.3. Ban Tổ chức, Tổ Thư ký

- Ban Tổ chức: Dự kiến 05 thành viên bao gồm: Trưởng ban Tổ chức (01 người), Phó Trưởng ban Thường trực BTC (01 người) và các ủy viên (03 người). Ban Tổ chức có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch Cuộc vận động sáng tác; tổ chức tiếp nhận, chấm tác phẩm tham dự; trình Trưởng ban tổ chức cuộc thi ký các Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, chấm giải; công bố kết quả và trao giải đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng.

- Tổ Thư ký: Tổ Thư ký dự kiến gồm 05 thành viên, có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch tổ chức cuộc thi.

 

6.4. Hội đồng thẩm định và Thành viên tham dự

- Hội đồng thẩm định do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ban hành quyết định thành lập, sẽ gồm 03 Hội đồng như sau:

+ Hội đồng thẩm định thể loại Ca khúc:

+ Hội đồng thẩm định thể loại Thơ:

+ Hội đồng thẩm định thể loại Kịch ngắn:

- Công tác tổng hợp, thẩm định đối với các tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác sẽ được Hội đồng thẩm định của từng thể loại (Ca khúc, Thơ, Kịch ngắn) tổ chức chấm và lựa chọn qua 02 vòng, cụ thể như sau:

+ Vòng Sơ khảo: Tất cả các tác phẩm sẽ được gửi đến từng thành viên của Hội đồng để chấm và chọn 30 tác phẩm vào vòng Chung khảo (mỗi thể loại 10 tác phẩm).

+ Vòng Chung khảo: Từ 30 tác phẩm được xét chọn vào vòng Chung khảo Hội đồng thẩm định sẽ xem xét, chấm điểm để xét giải theo cơ cấu giải thưởng đã được công bố trong Thể lệ.

VII. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC NHẬN TÁC PHẨM

7.1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi

Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 17/5/2025 (tính theo thời gian hiển thị trên hộp thư điện tử và dấu bưu điện)

7.2. Phương thức nhận tác phẩm dự thi:

Tác phẩm dự thi gửi tới Ban tổ chức qua địa chỉ email: vdst.nghebao@gmail.com hoặc gửi tại địa chỉ: Tòa soạn Tạp chí Người Hà Nội, số 126 Nam Cao, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

7.3. Thông tin liên hệ

Thường trực Ban tổ chức: Tạp chí Người Hà Nội, Địa chỉ: Số 126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 0243 846 5176 – 0243 846 5092.

Hotline: 0983600277 (Nhà báo Đặng Thu Thủy, Trưởng ban Thư ký biên tập - Tạp chí Người Hà Nội; Email: dangthuynhn@gmail.com).

Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác rất mong nhận được sự tham gia, hưởng ứng của các văn nghệ sĩ chuyên và không chuyên; các phóng viên, nhà báo và mọi độc giả… để Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước năm 2025 được thực hiện thành công và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng./.

 

 

 

 

(Theo Tạp chí Người Hà Nội)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 13- 14/11, sáng ngày 14/11, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Francois Fillon cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế  phối hợp với  Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.

  • Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.

  • Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.

  • Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.

  • Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.

  • Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với  Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.

  • Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES,  đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương,  trường Tiểu học Kim Long (Huế).

  • Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.

  • Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.

  • Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.

  • Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.

  • Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.

  • Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.

  • Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô-  Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.

  • Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...