Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Tác giả Minh Tự tại buổi ra mắt tái bản sách "Trước nhà có cây hoàng mai"
Sau 8 năm được đón nhận rộng rãi, Nhà xuất bản Phụ Nữ tái bản Trước nhà có cây hoàng mai với nhiều bổ sung cập nhật từ tác giả, một nhà báo kỳ cựu hiện đang làm việc tại Huế. Ấn bản lần này ngoài chuyên chở thêm những trăn trở mới, cũng được đầu tư công phu về chế bản.
Ở lần xuất bản trước, Trước nhà có cây hoàng mai được ghi chú là “Tùy Bút Và Phóng Sự Về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa”. Ở lần tái bản này, tác giả đã chọn từ “Ghi chép" thay cho “Tùy Bút Và Phóng Sự”. Ở bản Anh ngữ, ông dùng từ “stories".
Theo tác giả, 36 ghi chép đều là các câu chuyện về Huế mà ông viết ngay khi mới hồi hương, sau gần 10 năm tha phương. Chính vì thế, Huế trong Trước nhà có cây hoàng mai thường được khắc tạc một cách khách quan hơn, trong con mắt của một nhà báo từng trải. Với Minh Tự, đó là xứ sở đã hình thành một lối sống riêng, một “chất" Huế với phong vị khác khi vẻ đẹp của lối sống tinh thần lên ngôi, thay vì thuần túy chạy theo đời sống vật chất.
Huế trong Trước nhà có cây hoàng mai được khắc họa với từng lát cắt nhỏ đời sống, từ chuyện cơm hến mè xửng, đến phiên chợ khuya gốc mai lão trượng… Từ chuyện tế vi ăn uống, sinh hoạt, Huế còn được “định vị" qua những suy tư và chiêm nghiệm về không gian địa lý, sự hòa nhập của con người trước thiên nhiên, vừa khắc nghiệt vừa hùng vĩ, bao bọc che chở cư dân.
Toàn cảnh buổi tham dự ra mắt tái bản sách "Trước nhà có cây hoàng mai" của tác giả Minh Tự
Tất cả hình thành nên một nếp sống rất riêng ở xứ sở này mà Minh Tự cũng như nhiều người Huế tạm gọi lối sống ấy là “lối Huế", dù mưa nắng thất thường, lụt lội chẳng năm nào chừa. Do thế, với người Huế, cây hoàng mai trước ngõ cũng mang một vẻ tao nhã khác biệt, bởi tâm thế và tâm tư của người Huế thường dành cho cây cối, thiên nhiên.
Theo nhà văn Vĩnh Quyền, Trước nhà có cây hoàng mai mang dấu ấn riêng của tác giả, bởi sự khác biệt ở góc nhìn của một người có nhiều trải nghiệm sống, nên quá trình phản tư và chiêm nghiệm về Huế sẽ mang đến những góc nhìn độc đáo. Đó là một người “ham chơi tinh tế", nhưng trên hết, là tình yêu dành cho không gian sống của mình. Thế nên, cùng đắm chìm và ngắm nghía Huế trong những trang viết của Minh Tự, ta thấy một Huế tinh tế nhưng được khắc tạc tỉnh táo, rất khác với những tác giả vốn ôm ấp Huế bằng một tình yêu sâu đậm đến mức “không nơi nào có được". Nhà văn khuyên người đọc thưởng thức tác phẩm này bằng một tinh thần nhàn nhã trò chuyện, thay vì xem đây là một khảo cứu phép tắc.
Với bản dịch Anh ngữ có tên Ochna in the front yard: Fascinating stories about Huế - an ancient, poetic and glamorous land, Minh Tự coi đây là một món quà dành riêng cho du khách quốc tế, những người muốn ngắm nhìn vẻ đẹp kiêu sa của Huế qua trang viết của mình.
Băng Khuê
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013
Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt
Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố
Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.
Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...