Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Tác giả Minh Tự tại buổi ra mắt tái bản sách "Trước nhà có cây hoàng mai"
Sau 8 năm được đón nhận rộng rãi, Nhà xuất bản Phụ Nữ tái bản Trước nhà có cây hoàng mai với nhiều bổ sung cập nhật từ tác giả, một nhà báo kỳ cựu hiện đang làm việc tại Huế. Ấn bản lần này ngoài chuyên chở thêm những trăn trở mới, cũng được đầu tư công phu về chế bản.
Ở lần xuất bản trước, Trước nhà có cây hoàng mai được ghi chú là “Tùy Bút Và Phóng Sự Về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa”. Ở lần tái bản này, tác giả đã chọn từ “Ghi chép" thay cho “Tùy Bút Và Phóng Sự”. Ở bản Anh ngữ, ông dùng từ “stories".
Theo tác giả, 36 ghi chép đều là các câu chuyện về Huế mà ông viết ngay khi mới hồi hương, sau gần 10 năm tha phương. Chính vì thế, Huế trong Trước nhà có cây hoàng mai thường được khắc tạc một cách khách quan hơn, trong con mắt của một nhà báo từng trải. Với Minh Tự, đó là xứ sở đã hình thành một lối sống riêng, một “chất" Huế với phong vị khác khi vẻ đẹp của lối sống tinh thần lên ngôi, thay vì thuần túy chạy theo đời sống vật chất.
Huế trong Trước nhà có cây hoàng mai được khắc họa với từng lát cắt nhỏ đời sống, từ chuyện cơm hến mè xửng, đến phiên chợ khuya gốc mai lão trượng… Từ chuyện tế vi ăn uống, sinh hoạt, Huế còn được “định vị" qua những suy tư và chiêm nghiệm về không gian địa lý, sự hòa nhập của con người trước thiên nhiên, vừa khắc nghiệt vừa hùng vĩ, bao bọc che chở cư dân.
Toàn cảnh buổi tham dự ra mắt tái bản sách "Trước nhà có cây hoàng mai" của tác giả Minh Tự
Tất cả hình thành nên một nếp sống rất riêng ở xứ sở này mà Minh Tự cũng như nhiều người Huế tạm gọi lối sống ấy là “lối Huế", dù mưa nắng thất thường, lụt lội chẳng năm nào chừa. Do thế, với người Huế, cây hoàng mai trước ngõ cũng mang một vẻ tao nhã khác biệt, bởi tâm thế và tâm tư của người Huế thường dành cho cây cối, thiên nhiên.
Theo nhà văn Vĩnh Quyền, Trước nhà có cây hoàng mai mang dấu ấn riêng của tác giả, bởi sự khác biệt ở góc nhìn của một người có nhiều trải nghiệm sống, nên quá trình phản tư và chiêm nghiệm về Huế sẽ mang đến những góc nhìn độc đáo. Đó là một người “ham chơi tinh tế", nhưng trên hết, là tình yêu dành cho không gian sống của mình. Thế nên, cùng đắm chìm và ngắm nghía Huế trong những trang viết của Minh Tự, ta thấy một Huế tinh tế nhưng được khắc tạc tỉnh táo, rất khác với những tác giả vốn ôm ấp Huế bằng một tình yêu sâu đậm đến mức “không nơi nào có được". Nhà văn khuyên người đọc thưởng thức tác phẩm này bằng một tinh thần nhàn nhã trò chuyện, thay vì xem đây là một khảo cứu phép tắc.
Với bản dịch Anh ngữ có tên Ochna in the front yard: Fascinating stories about Huế - an ancient, poetic and glamorous land, Minh Tự coi đây là một món quà dành riêng cho du khách quốc tế, những người muốn ngắm nhìn vẻ đẹp kiêu sa của Huế qua trang viết của mình.
Băng Khuê
Ủy ban nhân dân Tỉnh vừa có Quyết định công nhận điểm du lịch Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ, 79 Nguyễn Chí Diểu, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 25/1, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Mỹ thuật giới thiệu triển lãm mỹ thuật online với chủ đề “ Mừng xuân và Con giáp” chào đón Xuân Nhâm Dần 2022.
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (25/01/2022 Dương lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Hiển Lâm Các – Thế Miếu (thuộc Đại Nội Huế).
Sáng ngày 25/1, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức khai mạc triển lãm báo Xuân Nhân Dần năm 2022.
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2021. Đến dự có ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, ông Nguyễn Huy Hiển – Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh cùng các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương.
Ngày 20/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa có thư cảm ơn Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân, lực lượng tuyến đầu chống dịch, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong suốt thời gian qua. Góp phần triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại do COVID-19 gây ra; phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
Chiều ngày 18/1, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học với tựa đề: “420 năm chùa Thiên Mụ và Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.
Thực hiện Kế hoạch về việc triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và Kế hoạch về khôi phục, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Vietsoftpro tổ chức xây dựng “Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế” và chính thức khai trương hoạt động này vào ngày 20/1/2022.
Năm 2021, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động thay đổi linh hoạt mô hình phục vụ bạn đọc phù hợp với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức tuyên dương 50 học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2020-2021 đang học tập tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11 tháng 01, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế.
Sáng 8/1, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm thiết kế thời trang với chủ đề “Chắp cánh đam mê”. Triển lãm nhằm chào mừng kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2022).
Ngày 30/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 407/KH-UBND tổ chức các hoạt động Festival Huế 2022 gắn với định hướng Festival bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, du lịch tâm linh, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, để Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Tất cả các sự kiện sẽ được Sở Y tế xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh.
Chiều ngày 30/12, tại Hội trường Sở Văn hóa và Thể thao đã diễn ra Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm ở Thừa Thiên Huế”.
Sáng 30/12, UBND tỉnh tổ chức Lễ Trao giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ lần thứ IV năm 2021. Đến dự có ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở ban ngành và các tác giả đạt giải.
Sáng ngày 28/12, Tại tượng đài Quang Trung, Núi Bân, Phường An Tây, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 233 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân) và xuất binh đại phá quân Thanh.
Phố đêm Hoàng Thành Huế dự kiến lễ khai trương sẽ tổ chức vào tối 31/12/2021, nhưng do tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp, UBND TP Huế đã ban hành văn bản tạm dừng khai trương.