Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tại buổi họp báo tổng kết Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024
Chủ trì buổi họp báo có các lãnh đạo tỉnh: đồng chí Trần Hữu Thùy Giang - chánh văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đồng chí Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh và đồng chí Nguyễn Huy Hiển - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Theo thống kê của ban tổ chức, tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 gói gọn trong vòng chưa đến 10 ngày, nhưng đã có sức lan tỏa rộng lớn tới bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế, khi hội tụ gần 30 đoàn nghệ thuật, với 12 chương trình chính, hàng loạt sân khấu ngoài trời được thiết kế công phu, bố trí hợp lý. Tất cả đã mang đến những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Hệ thống Fanpage Facebook có tới 50.000 lượt xem trực tuyến khi ban tổ chức quyết định lan tỏa sức nóng của các sự kiện chính trên mạng xã hội, tạo được sức hút với giới trẻ.
Trong dịp này, hệ thống Quần thể Di tích Cố đô đón gần 8000 lượt khách quốc tế. Số khách trong nước ước đạt 50.000. Doanh thu từ bán vé đạt 8 tỷ đồng. Số khách đến lưu trú đạt 101.000 với doanh thu ước tính 159 tỷ đồng. Tính trung bình, công suất sử dụng phòng tại các khách sạn có trên địa bàn đạt 70%. Đây là những tín hiệu tích cực góp phần phát triển kinh tế xanh, chứng tỏ sức hút của Tuần lễ Festival lần này. Có tới 9.310 khách quốc tế lưu trú tại Huế trong suốt sự kiện.
Thông tin về Festival lần này được lan tỏa rộng khắp, một phần có sự tham gia của 320 phóng viên, thuộc 65 cơ quan thông tấn báo chí. Số lượng tin bài đạt liên quan đến Tuần lễ Festival Huế đạt 4.700, góp phần mang các sự kiện lần này gần hơn tới công chúng. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông đa phương tiện theo hướng số hóa, video ngày càng được chào đón, nhờ sự phổ dụng của mạng Internet và các thiết bị cầm tay hiện đại.
Tại buổi họp báo, ban tổ chức đã trả lời rất nhiều các câu hỏi của phóng viên, trong đó, chia sẻ về các khó khăn của sự kiện lần này cũng như dự phóng tương lai cho các sự kiện tiếp theo, các lãnh đạo ban ngành liên quan mong muốn tiếp tục nhận được sự có mặt, đóng góp của người dân địa phương, các cơ quan báo chí, cùng đồng lòng để tiếp tục giữ gìn và phát triển thương hiệu thành phố Festival.
Ban tổ chức mong muốn nhận được sự đồng cảm và chia sẻ, vì ngoài các khó khăn đặc thù, lễ hội năm nay diễn ra trong khá nhiều thời điểm mà thời tiết biến động. Tuy vậy, Festival Huế 2024 đã thực sự thành công, nhờ sự phối hợp đồng lòng của rất nhiều đơn vị chức năng.
Băng Khuê
Những nốt xăm trên trán, mí mắt của người dân tộc Ka Tu thuộc huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) đã hình thành từ lâu đời. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, uy lực của dân tộc và trở thành nét giá trị văn hóa mang đậm bản sắc cộng đồng dân tộc. Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thực tế, để hiểu hơn về tính độc đáo xung quanh tục xăm hình đầy bí ẩn của đồng bào Ka Tu.
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Huế có thể trở thành đô thị sinh thái thiên nhiên và sinh thái nhân văn, đô thị sang về Dĩ vãng và giàu về Hiện tại, nếu ta nhận thức rõ và ra sức bênh vực cái cơ ngơi mà nó sở hữu.
SHO - Chiều ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Tổng kết trại sáng tác văn học nghệ thuật“ về đề tài "Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại văn phòng Liên hiệp hội, 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Hơn 50 tác phẩm thuộc các chuyên ngành gồm: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa... đã được sáng tác trong đợt này. Trại sáng tác khai mạc vào ngày 10/4 tại khách sạn Phong Lan, vườn quốc gia Bạch Mã, kéo dài trong 10 ngày bao gồm 4 ngày thực địa và 6 ngày hoàn thành tác phẩm tại nhà.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
SHO - Chiều ngày 10/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại vườn Quốc gia Bạch Mã, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Nhắc đến cố đô Huế, người ta không thể không kể tới các nhà vườn, bởi kiến trúc của nhà vườn Huế cũng có một lịch sử lâu đời trên 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô.
SHO - Tối 26/3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hoa tầm cao để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2015).
SHO - Hòa chung trong không khí tiến tới kỷ niệm thống nhất đất nước, sáng ngày 26/3 tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức Lễ mitting kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015) tại Sân vận động Tự Do, Thành phố Huế.
SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển” vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.
Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.
Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.