Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.
Di tích Hải Vân Quan
Hải Vân Quan được xây dựng năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã-Hải Vân. Đây là một đồn lũy quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, nhà trú sở, pháo đài thần công; được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017.
![]() |
Hải Vân Quan nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc.
Di tích Hải Vân Quan là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân. Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương.
![]() |
Ở độ cao 490m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công… Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Chính vì vậy triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ. Theo Đại Nam Thực Lục, sau khi trùng tu Hải Vân Quan, triều đình đã “phái biền binh 4 đội Hữu Sai và 2 đội Ứng Sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, súng phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng) theo viên tấn thủ đóng giữ”.
Cuối năm 2021, di tích được trùng tu với tổng mức kinh phí hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của hai địa phương
![]() |
Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc trùng tu di tích đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên - Huế), nhà trú sở, hệ thống Trường Thành.
![]() |
Vật liệu ở đây chủ yếu là gạch đá. Trong quá trình trùng tu, tu bổ, lực lượng làm nhiệm vụ đã tích cực tìm kiếm những vật liệu này ở các địa phương lân cận để hài hòa đồng nhất về tổng thể, tuân thủ đảm bảo quy định, nguyên tắc bảo quản tu bổ di tích. Thời tiết khí hậu ở đây rất phức tạp nên hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng chưa được cung cấp. Lực lượng chức năng phải sử dụng nước suối để phục vụ hoạt động trùng tu. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân Quan, cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách tham quan.
![]() |
Được biết, di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đến khi hai địa phương thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
Chiều ngày 30/9, tại Quãng trường Ngọ Môn Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ trao giải và khai mạc Triển lãm tác phẩm cuộc thi “Thiết kế cảnh quan Eo Bầu – Thượng Thành phía Nam” và Ký họa kiến trúc chủ đề “Nam Kinh thành Huế - Dấu ấn thời đại”.
Sáng ngày 28/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do cơn bão số 4 (bão Noru) gây ra, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung lực lượng khắc hậu quả do mưa bão.
Sáng ngày 26/9, tại cuộc họp khẩn phòng chóng bão, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương triển khai tăng cường lực lượng về địa bàn cơ sở nắm tình hình, tham mưu, phối hợp thực hiện các công việc theo chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương. Trong đó, chủ động nắm chắc tình hình, xác định ngay khu vực trọng điểm ven biển, đầm phá, hồ đập, ven suối, khu vực có nguy cơ sạt lở.. để nắm hộ, nắm người và triển khai di dời, sơ tán dân.
Ngày 26/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4, Sở GD&ĐT có Công văn cho học sinh nghỉ học để phòng chống bão số 4.
Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, ngày 26/9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.
Ngày 24/9/2022 Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công điện gửi các đơn vị, địa phương, chủ hồ đập về công tác ứng phó bão Noru.
Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai có xu thế phức tạp, cực đoan, bất thường, mưa lớn, ngập lụt cục bộ, lũ quét, sạt lở đất có thể còn tiếp tục xảy ra. Nhằm chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ, ngày 23/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công điện số 07/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 23/9, phòng tranh triển lãm “ A! Ngày xưa” đã đón các em học sinh trường Tiểu học Lê Lợi đến tham quan và giao lưu với họa sĩ Đặng Mậu Tựu.
Ngày 19 tháng 9, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có thông báo về việc tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2022.
Sáng ngày 20/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chi nhánh Thừa Thiên Huế và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học" năm học 2022 -2023.
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức gặp mặt toàn thể hội viên nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2022). Đến tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên UVTW Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; ông Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 16/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới lần thứ IV" năm 2022.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng 11/9/2022, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Huế phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Công ty cổ phần Vietsoftpro tổ chức lễ trao giải cuộc thi " Huế - Thành phố xe đạp" năm 2022.
Tối 09/9, Ban tổ chức Phố đêm Hoàng thành, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế tổ chức chương trình “Thắp đèn đêm trăng”.
Hưởng ứng hoạt động Lễ hội Mùa thu trong khuôn khổ Festival Huế 2022, nhân Tết Trung thu Nhâm Dần - 2022, chiều ngày 09/09, Tạp chí Sông Hương - Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “A! Ngày xưa” của họa sỹ Đặng Mậu Tựu. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cùng đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến nghệ thuật.
Ủy ban nhân dân TP Huế vừa ban hành Kế hoạch về việc Tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip "Rú Chá, Cồn Tè – Sắc màu sông nước" năm 2022.
Chiều 06/09, lần đầu tiên thành phố Huế tổ chức Lễ hội Quảng diễn Lân Sư Rồng và rước đèn Trung thu với quy mô lớn phục vụ người dân và du khách.
Chiều ngày 03/9, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế (23 - 25 Lê Lợi), Trung tâm Festival Huế tổ chức lễ khai mạc Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng truyền thống trong khuôn khổ Lễ hội Mùa thu Festival Huế 2022. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến dự.