Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.
Di tích Hải Vân Quan
Hải Vân Quan được xây dựng năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã-Hải Vân. Đây là một đồn lũy quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, nhà trú sở, pháo đài thần công; được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017.
![]() |
Hải Vân Quan nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc.
Di tích Hải Vân Quan là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân. Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương.
![]() |
Ở độ cao 490m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công… Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Chính vì vậy triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ. Theo Đại Nam Thực Lục, sau khi trùng tu Hải Vân Quan, triều đình đã “phái biền binh 4 đội Hữu Sai và 2 đội Ứng Sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, súng phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng) theo viên tấn thủ đóng giữ”.
Cuối năm 2021, di tích được trùng tu với tổng mức kinh phí hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của hai địa phương
![]() |
Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch của 2 địa phương Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc trùng tu di tích đến nay cơ bản đã đảm bảo phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (hướng về Đà Nẵng), cổng Hải Vân Quan (hướng về Thừa Thiên - Huế), nhà trú sở, hệ thống Trường Thành.
![]() |
Vật liệu ở đây chủ yếu là gạch đá. Trong quá trình trùng tu, tu bổ, lực lượng làm nhiệm vụ đã tích cực tìm kiếm những vật liệu này ở các địa phương lân cận để hài hòa đồng nhất về tổng thể, tuân thủ đảm bảo quy định, nguyên tắc bảo quản tu bổ di tích. Thời tiết khí hậu ở đây rất phức tạp nên hạ tầng, nguồn nước sinh hoạt công cộng chưa được cung cấp. Lực lượng chức năng phải sử dụng nước suối để phục vụ hoạt động trùng tu. Nếu đi vào khai thác di tích Hải Vân Quan, cần có dự án thiết kế đầy đủ hạ tầng thống nhất như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh… để đảm bảo điều kiện cho du khách tham quan.
![]() |
Được biết, di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đến khi hai địa phương thống nhất việc xây dựng bảng giá vé phù hợp. Thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ đảm bảo an toàn tốt nhất cho du khách.
Rạng sáng 17/3, tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2023 cầu Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Chiều ngày 15/3, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra triển lãm “Dòng chảy” do Viện Pháp tại Huế phối hợp với Khoa Mỹ thuật tạo hình – Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức. Tham dự triển lãm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 12/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh.
Chiều ngày 8/3 tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm Cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế) đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn – Lần đầu gặp lại”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo sẽ miễn vé tham quan cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống đến tham quan di tích vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 03/3, tại phố đêm Hoàng thành Huế, Ban thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế năm 2023”.
UBND thành phố Huế vừa có kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Đây là sự kiện lớn để thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống; tăng cường quảng bá, kích cầu du lịch; nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế.
Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023), Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc.
Chiều ngày 28/02, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc thi phát động cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023”.
Ngày 24/02, Ban tổ chức Hội Nhà Báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn hướng dẫn về việc tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ IV – Năm 2023
Sáng ngày 20.02.2023, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2.
Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Trong khuôn khổ Festival thơ 2023, tối 6/2 Liên hiệp các Hội VHNt tỉnh tổ đêm thơ với chủ đề “Sắc Huế mùa xuân”.
Tối ngày 05/02 (Rằm tháng giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2023 với chủ đề “Hương Giang – Dòng sông Di sản". Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế và bạn yêu thơ.
Tối ngày 4/2 (14 tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Quý Mão – 2023 với chủ đề “ Nhịp điệu mới” tại 01 Phan Bội Châu - TP Huế.
Sáng 4/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà văn TT Huế tổ chức Viếng mộ Thi Nhân ở Huế.
Sáng 2/2/2023, Lễ hội Cầu ngư năm 2023 được tổ chức tại đình làng văn hoá Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế.