Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.
Nhà thơ Hồng Thế qua ký họa của HS Hải Bằng
Ngày chia tay với con bò thân thuộc, Hồng Thế buồn, viết bài thơ “con bò”. Bài thơ được Tạp chí Sông Hương trao giải thơ hay, được nhiều bạn bè tán thưởng.
Năm 1990, Hồng Thế cho ra mắt bạn đọc tập thơ “Lời mùa thu”. Tiền in tập thơ đầu tay này lại là tiền bán bò. Trong một cuộc vui. Hồng Thế bốc với bạn bè:
- In xong tập thơ tớ sẽ mổ bò khao các ông!
Mọi người cho đó là lời vui, nhà nông đã nghèo, nhà nông kiêm nhà thơ lại càng nghèo, tiền nong đâu mà bò heo!
Tập thơ in xong. Hồng Thế đạp từ quê ra tỉnh, “mở tiệc khao”. Anh “mở” đúng một con bò thật, bữa nhậu không thiếu một bộ phận nào, từ chân móng đến lòng thịt, đuôi, tai, lưỡi... Có điều “con bò” mà Thế “mổ” có... hai kí - lô!
Té ra, một độc giả là chủ lò mổ ở chợ quê, do thích bài thơ “Con bò”, anh ta tặng nhà thơ đúng “một con bò” để nhậu.
H.B. (st)
HỒNG THẾ
Con bò
Tìm đâu trên đồng vắng
Con bò già thân quen
Dưới bờ tre toả bóng
Bò nằm nhai bình yên
Lúc khoẻ bắt kéo cày
Khi già đem mổ thịt
Vui vẻ bầy con nít
Cứ reo lên ầm làng
Nhìn gian chuồng trống rộng
Đứa trẻ chăn chưa về?
Còn đâu trên đồng vắng
Cỏ giờ xanh lối đê
Đường cày đang dang dở
Chiếc ách vẫn còn đây
Làm sao không thương nhớ
Cái nết ăn, nết cày
Suốt ngày cứ lóng ngóng
Như đứt chân, đứt tay
Cửa chuồng không còn đóng
Cỏ không cắt ai hay!
Người ta mang ra chợ
Bán đi con bò già
Nhà ai mua thịt rẻ
Tiếng cười nghe xót xa
Năm nay vào mùa khoán
Bò con chưa kéo cày
Đồng vắng đất thêm trắng
Tay cuốc phồng bàn tay
1987
(TCSH57/09&10-1993)
NGUYỄN HỮU TẤN
Bút ký dự thi
Mỗi khi nhớ tới câu hát “thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ… con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa” thì trong lòng lại nghe nhớ huyễn hồ tàn xanh mát rượi mấy con đường ở Huế.
NGUYỄN ĐÌNH BẢY
(Nguyên Giám đốc Sở Công an TT Huế kể)
NGUYỄN QUANG HÀ ghi
Hồi ký
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công an nhân dân
NGUYỄN QUANG HÀ
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Tôi nhớ làm lòng, như một quyển sách hay gối trên đầu giường, về kỷ niệm trở về mảnh đất xưa đã từng nuôi chúng tôi thời chiến tranh.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
TÔ NHUẬN VỸ
Cứ sắp đến Tết và vào những ngày Tết người ta hay bàn soạn và bàn luận về các món ăn, về sự ăn uống ngày Tết. Không có ăn thì chẳng còn là ăn Tết mà.
VÕ MẠNH LẬP
1. Trong huyết mạch giao thông quốc lộ có hai cái đèo chắn ngang dải đất miền Trung như những bức tường để phân định địa giới của Bình Trị Thiên, đó là Đèo Ngang nằm vắt qua dãy núi Hoành Sơn và đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã nằm ở phía Nam từng được mệnh danh Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
TRANG THÙY
Bút ký dự thi
Mạ tôi kể rằng, mạ theo học nghề hương từ lúc mới 10 tuổi ở chùa Tường Vân. Do thương mạ chăm chỉ chịu khó mà không biết chữ nên mạ vừa được dạy nghề làm hương vừa được Hòa thượng Thích Chơn Trí dạy cho biết chữ.
LINH THIỆN
Thấm thoắt mà đã bốn mươi năm, kể từ ngày ba chở tôi đi thi đại học trên chiếc xe đạp cọc cạch. Hồi ấy, rất ít người có xe máy.
NGUYỄN QUANG HÀ
HÀ KHÁNH LINH
Một ngày vào hạ tuần tháng 5.1983 có một sự kiện làm cho giới văn nghệ sĩ, báo chí, và những người quan tâm đến đời sống văn hóa văn nghệ lấy làm hoan hỉ phấn chấn, đó là sự ra đời của Tạp Chí Sông Hương số 1 phát hành trên phạm vi cả nước.
ANH THƠ
Hồi ký (trích)
"Tiếng chim tu hú" là tập II của "Từ bến sông Thương” - hồi ký dài của Nữ sĩ. Tác phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc một ngày sắp tới. Đoạn dưới dây là các chương 3 và 4 của phần "Đường lên xứ Lạng”.
VÕ MẠNH LẬP
Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.
TẾ HANH
Trước Cách mạng tháng 8-1945 tôi chỉ gặp Thanh Tịnh có một lần mặc dầu tôi sống đến 8 năm ở Huế và Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng sinh trưởng ở Huế.
HÀ KHÁNH LINH
Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…
L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...
NGUYỄN ĐẮC THÀNH
Tết ở quê, người làng luôn tự túc mọi thứ. Giản đơn, bình dị, không khoa trương, nhưng luôn đem lại một không khí rất khác, ấm cúng, sum vầy.
NGUYỄN ĐÌNH HỒNG
Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.
THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.