Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019)
PHẠM HỮU THU
1. Trở lại chiến trường xưa
Đúng vào dịp 50 năm chiến thắng A Bia (1969 - 2019) tôi tháp tùng cùng đoàn cựu chiến binh của Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 thuộc Quân khu Trị Thiên trước đây trở lại A Bia - nơi diễn ra trận đánh kéo dài 10 ngày được giới nghiên cứu Mỹ mô tả là: ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Sau khi được công nhận là di tích lịch sử cách mạng, từ năm 2006, ở dưới chân đồi này tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho dựng Nhà trưng bày chiến thắng A Bia. Đập vào mắt tôi không phải là cảnh núi đồi bị bom đạn cày nát hay trực thăng cuống cuồng bốc binh sĩ Mỹ tử trận hay bị thương mà là tấm hình có mang dòng chữ:
“WELCOME TO HAMBURGER HILL”
Nội dung bức ảnh, tự nó nói lên tất cả.
HAMBURGER HILL - Đồi thịt băm là tên do báo chí Mỹ đặt từ năm 1969 khi họ đổ xô đến đây để tường thuật về trận chiến diễn ra ở cao điểm 937, tức là đỉnh núi A Bia nằm giáp tuyến biên giới Việt - Lào nay thuộc xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xem phim, đọc tài liệu từ hai phía tham chiến đã phần nào giúp tôi hình dung về trận đánh lịch sử này. Một trận đánh được báo chí và truyền hình Mỹ tường thuật như sau: “Trong 9 ngày, quân Mỹ và Nam Việt Nam (tức Quân đội Sài Gòn) 10 lần tiến chiếm và bị đánh bật ra cả 10 lần. Thương vong rất lớn… Nơi này được gọi là “Đồi thịt băm”.
Mặc dù con số thương vong của binh sĩ Mỹ còn có sự khác biệt nhưng có một sự thật là “trong trận Abia, binh lính Mỹ đã bị sa vào cơn ác mộng của một trận cận chiến. Trong suốt trận đánh đó, Tiểu đoàn 3/187 (thuộc Lữ đoàn 3 Sư đoàn 101 Airborne) đã bị tan vỡ cả về tinh thần và thể chất trước sự chống trả quyết liệt của đối phương”, như chính phía Mỹ thừa nhận.
Chính trận A Bia - HAMBURGER HILL đã làm chính trường nước Mỹ rung chuyển, nó xảy ra đúng vào thời điểm có đến 543.482 binh sĩ My hiện diện tại miền Nam Việt Nam và Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam Đại tướng C.Abrams đang chủ trương “Quyét sạch và Nắm giữ” - Clean and Hold nhằm tìm thế thắng trên chiến trường nhưng không ngờ lại gặp thất bại thảm hại. Cũng chính từ tác động đó mà trung tuần tháng 6/1969, Mỹ bắt đầu rút quân và thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
* Vượt xa giá trị chiến thắng của một trận đánh thông thường
![]() |
PGS.TS. Trần Ngọc Long ở đỉnh đồi A Bia |
Sau nửa thế kỷ, diện mạo của núi rừng A Bia nay đã khác. Những đỉnh đồi trọc lóc do bị đạn, bom cày phá thuở nào giờ chỉ còn trong phim ảnh. Thay vào đó là sự hồi sinh cây cối tươi xanh trở lại. Nếu không có Đài tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ của Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 Quân khu Trị Thiên ngã xuống thì ít ai biết mình đã lên đến đỉnh đồi A Bia sau khi vượt qua 853 bậc cấp dài 1.567m đầy khó nhọc.
Sau khi dự Hội thảo về trận đánh lịch sử này, tôi đã cùng PGS.TS Trần Ngọc Long (nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam) và nữ Bí thư Huyện ủy A Lưới, TS. Nguyễn Thị Sữu (tức Kê Sữu) dâng hương tưởng nhớ anh linh những người con đã vị quốc vong thân.
Do đã nghe ông trình bày tham luận tại Hội thảo lấy ý kiến về Kỷ yếu trận đánh đồi A Bia (do huyện A Lưới và Ban liên lạc Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tổ chức) nên tôi hiểu vì sao trận chiến A Bia - Hamburger Hill lại chưa được giới nghiên cứu trong nước quan tâm nghiên cứu trả về đúng vị trí của nó.
PGS.TS Trần Ngọc Long nêu ý kiến: Trong lịch sử chiến tranh hiện đại, có những trận đánh diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, trên một không gian không lớn, lực lượng tham chiến vừa phải, mục tiêu đặt ra ban đầu chỉ ở tầm mức chiến thuật, chiến dịch… nhưng tác động mà chiến thắng của trận đánh đó mang lại đạt tới tầm chiến lược, vượt xa giá trị chiến thắng của một trận đánh thông thường. Chiến thắng của quân và dân Trị - Thiên trong trận A Bia (tháng 5/1969) là một trong những chiến thắng như vậy.
Ở Mỹ, rất nhiều trận đánh được đưa vào giảng dạy trong các học viện, trường sĩ quan; được giới nghiên cứu mổ xẻ, phân tích và được tái hiện trong các công trình lịch sử quân sự. Người Mỹ đã xếp A Bia vào hàng Những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam - Vietnam the Decisive Batteles.
Riêng trận A Bia đã được rất nhiều công trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh và hồi ký của các tướng lĩnh, cựu chiến binh tham gia chiến tranh Việt Nam đề cập đến.
Dù nửa thế kỷ trôi qua nhưng dư âm của trận A Bia và cái tên Thung lũng A Sầu - “Đồi Thịt băm” vẫn đeo bám và ám ảnh lương tâm của nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam”.
![]() |
Jason Haeseler (giữa) cùng PGS.TS Hoàng Văn Hiển - Hiệu trưởng Trường Đại học khoa học Huế (trái) và tác giả |
Jason Haeseler (trú tại 365 NW 48 Bwd Gainesville, EL,USA) cho biết, khi đến Việt Nam anh mong ước được thăm đồi A Bia - Hamburger Hill để “được tận mắt chứng kiến nơi có đến 2 người thân của tôi thiệt mạng”. Trên dường lên đỉnh A Bia, khi đến khu vực có biển chỉ dẫn “Điểm rơi máy bay trực thăng”, J. Haeseler dừng lại khá lâu để quay phim. Có thể, người thân của anh đã bị tử nạn khi máy bay chưa kịp tiếp đất.
Trong khi đó thì ở Việt Nam, chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng cho đến nay những trận đánh như A Bia vẫn chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc để thấy hết tầm vóc, ý nghĩa và tác động của nó đối với cục diện chiến tranh. Phải chăng trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước có quá nhiều những trận đánh kiểu như vậy nên người ta dễ dàng quên hay không để tâm nghiên cứu, mổ xẻ làm nhiều người không biết tường tận về trận A Bia?
2. Trận đánh quyết định
Nằm gần A Bia có 3 mỏm núi xấp xỉ cùng độ cao. Phía Tây Bắc là các điểm cao: 916, 903 và phía Đông Nam là cao điểm 900. Ba cao điểm này kết hợp với A Bia hình thành thế chân vạc; nếu chiếm lĩnh được thì toàn bộ thung lũng A Lưới (đối phương quen gọi là A Shau) dài chừng 20 cây số sẽ bị đặt trong tầm khống chế. Khi phát hiện một đơn vị chủ lực Quân Giải phóng đang đồn trú tại A Bia, Quân đội Mỹ đã quyết định mở cuộc tấn công nhằm kiểm soát cao điểm này.
* Kế hoạch của Quân đội Mỹ
Yểm trợ cho kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, đầu năm 1969, Mỹ đã xây dựng ở phía Đông trục đường 14 (đường Hồ Chí Minh chạy qua thung lũng A Lưới ngày nay) 5 căn cứ quân sự gồm: động Cô Pung, động A Rlau, động Tách, Đèo A Co và Tà Bạt. Đây không chỉ là nơi đồn trú của lính Dù Mỹ mà còn là những trận địa pháo yểm trợ hỏa lực khi tấn công A Bia, tức cao điểm 937.
Theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh MACV và Bộ tư lệnh Quân đội Quân đội Sài Gòn, trận đánh vào cao điểm 937 - A Bia thuộc là giai đoạn hai của chiến dịch đầy tham vọng mang tên: Apache Snow - Tuyết rơi trên đỉnh Apache. Quân đội Mỹ quyết định huy động lực lượng tham chiến tương đương 2 Sư đoàn, gồm: Tiểu đoàn: 3/187; 2/501 và 1/506 thuộc Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Airborne. Trung đoàn 9 Thủy quân lục chiến, Thiết đoàn 3 thuộc Trung đoàn Kỵ binh 5 Lục quân Hoa Kỳ. Phối hợp cùng quân Mỹ, phía Quân đội Sài Gòn có Tiểu đoàn: 2/1 và 4/1 thuộc Sư đoàn I Bộ binh tham chiến. Ngoài lực lượng Bộ binh và Pháo binh, Không quân Mỹ đồn trú ở Đà Nẵng và Phú Bài đều được huy động theo yêu cầu. Trận đánh vào đồi A Bia - cao điểm 937 được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Joseph Conmy Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3.
Sau khi dùng B.52 rải thảm, bắn pháo dọn đường, ngày 10/5/1969, đại tá J.Conmy huy động trực thăng chở 5 tiểu đoàn mở cuộc tấn công vào thung lũng A Sầu (A Shau). Theo kế hoạch, Thủy quân lục chiến và các đơn vị trinh sát Mỹ tiến về phía biên giới Lào, trong khi các đơn vị Quân đội Sài Gòn cắt đường giao thông qua thung lũng A Shau. Tiểu đoàn 2/501 và 1/506 sẽ tiêu diệt đối phương và ngăn chặn các tuyến đường Quân Giải phóng trốn thoát sang Lào. Nếu đụng độ mạnh với đối phương, Đại tá J. Conmy sẽ dùng trực thăng viện quân hỗ trợ.
* Kế hoạch của Quân Giải phóng
Phán đoán ý đồ của đối phương, tháng 3 năm 1969 Quân khu Trị Thiên đã điều 3 Trung đoàn: 6, 9 và 29 vào A Lưới chuẩn bị chiến trường. Chiều 25/4/1969, Trung đoàn 3 (ngày 2/8/1969 được mang tên Trung đoàn 3 Đoàn Ngự Bình) do Trung đoàn trưởng Ma Vĩnh Lan chỉ huy; Kiều Tam Nguyên làm Chính ủy tiếp cận trận địa. Với sự góp sức của Đại đội Công binh, ngày 3/5/1969 hệ thống hầm hào ở A Bia đã hoàn tất, sẵn sàng chặn đứng âm mưu của Mỹ. Sau khi thảo luận, cuối cùng Trung đoàn đã chọn phương án “vận động tấn công kết hợp chốt” để đánh trả, trong đó A Bia là điểm chốt.
Chiều 7/5/1969 Trung đoàn đã chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau:
- Tiểu đoàn 8 (Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ninh; Chính Trị viên Lê Ngọc Mai) được tăng cường Đại đội cối 82 ly chốt giữ động A Bia nhằm thu hút địch.
- Tiểu đoàn 7 (Tiểu đoàn trưởng Tăng Văn Miêu; Chính trị viên Trần Triền Chinh) đánh vận động tiến công trên các điểm cao 916 và 903.
- Tiểu đoàn 9 (Tiểu đoàn trưởng Võ Vượng; Chính trị viên Hồ Chư) là lực lượng dự bị có chuyển đạn và cử trinh sát bám các mũi tiến công của đối phương.
Ngoài 3 Tiểu đoàn Bộ binh, Trung đoàn 3 còn có 10 Đại đội trực thuộc, gồm: Đại đội Trinh sát, Đặc công, Thông tin, Công Binh, Cối 82mm, ĐK Z75mm, Cao xạ 12,7mm, Vận tải, Quân Y, Vệ binh. Tổng số xấp xỉ 1.800 quân.
Chiều 8/5/1969, các đơn vị của Trung đoàn chiếm lĩnh trận địa. Sát cánh cùng Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 là bộ đội địa phương và du kích các xã của quận 3 miền Tây Thừa Thiên, nay là huyện A Lưới. Họ không chỉ phối hợp chiến đấu mà còn tham gia trinh sát, dẫn đường, vận chuyển vũ khí, lương thực và thương binh… góp phần giữ vững địa bàn, tiêu diệt nhiều sinh lực, đánh bại cuộc hành quân của địch.
![]() |
Bản đồ của Quân đội Mỹ về trận đánh A Bia - Hamburger Hill |
* Diễn biến
Đúng như nhận định, ngày 10/5/1969, quân đội Mỹ đã hình thành 5 tầng hỏa lực từ cao xuống thấp: sau B.52 là máy bay phản lực ném bom, tiếp đến trực thăng vũ trang AU-I Cobra áp sát xã đạn tầng bốn là đạn pháo và cuối cùng là hỏa lực của Bộ binh. Sau nhiều giờ, thả bom và bắn phá dữ dội, gần trưa cùng ngày, Mỹ dùng trực thăng đổ bộ binh sĩ của Tiểu đoàn 3/187 do Trung tá Weldon Honeycutt chỉ huy xuống điểm cao 500 và 400 cách A Bia khoảng 1km về phía Đông - Đông Bắc.
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 Nguyễn Ninh lệnh cho Đại đội trưởng Đại đội 5 Phạm Xuân Chuyển và Chính trị viên Trần Công Lý chỉ huy tập trung 3 khẩu đội 82 ly đánh phủ đầu khi vừa tiếp đất làm cho 47 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, hàng chục binh sĩ khác bị thương buộc phải lui về cao điểm 500. Đại đội 5 rút về A Bia chốt giữ trận địa. Ở cao điểm 903, Tiểu đoàn cử 1 Đại đội với hỏa lực mạnh tấn công Binh sĩ Mỹ khi vừa đổ bộ xuống đây buộc Mỹ phải điều động trực thăng thu quân. Đến 15 giờ cùng ngày 10/5/1969, Mỹ đổ 1 Đại đội xuống cao điểm 903. Trong khi binh sĩ Mỹ chưa kịp phân tán, Chủ nhiệm Pháo binh Trung đoàn Nguyễn Tấn Răng dùng 4 khẩu cối 82 ly của Đại đội 14 dội đạn vào đội hình làm cho 27 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và 35 người khác bị thương buộc phải tháo chạy. Ngày đầu chiến dịch, cả ba hướng tấn công của Tiểu đoàn 3/187 Mỹ đều bị bẻ gáy.
Bước sang ngày thứ 2 (11/5), sau gần 4 giờ tập trung hỏa lực của Không quân và Pháo binh bắn phá ác liệt A Bia, Pa Đu, Tre Nít, Lữ đoàn 3 Sư 101 Airborne cho trực thăng chuyển 2 tiểu đoàn đáp xuống cao điểm: 903, 916 và các mỏm đồi phía dưới A Bia hình thành 3 hướng. Hướng phía đông từ Tre Nít, hướng đông nam từ Pa Đu - Bãi Ổi, hướng nam - tây nam cùng đồng loạt tấn công lên động A Bia.
Để đối phó với gọng kìm của Mỹ, Trung đoàn trưởng Ma Vĩnh Lan lệnh cho Tiểu đoàn 7 chỉ để 1 Đại đội ém quân tại khu vực 903, 906 những đại đội còn lại cơ động bám đánh địch. Đại đội 5 (do Nguyễn Xuân Chuyển, Trần Công Lý chỉ huy); Đại đội 7 (do Nguyễn Văn Thi, Phan Đân chỉ huy) nhờ khéo ngụy trang và chọn địa hình phù hợp tổ chức phục kích. Với mục đích gây thương vong lớn cho đối phương, họ đợi binh sĩ Mỹ đến gần trong tầm 25 - 30m mới đồng loạt bấm mìn và sau đó dùng B40, 41, cối 60 và 82 ly bắn đuổi khi binh sĩ Mỹ rút chạy.
Cũng trong ngày này, Đại đội Bravo của Tiểu đoàn 3/187 bí mật chiếm cao điểm 916. Trinh sát của Trung đoàn 3 phát hiện, và Trung đoàn 3 đã lệnh cho Tiểu đoàn 7 dùng Đại đội 2 (do Nguyễn Văn Tuấn, Trần Văn Quang chỉ huy) tiềm nhập bao vây tấn công. Trung tá chỉ huy Tiểu đoàn 3/187, W. Honeycutt gọi trực thăng vũ trang AH-1 Cobra yểm trợ nhưng không ngờ thảm họa lại xảy ra. Trực thăng bắn vào quân Mỹ làm 2 binh sĩ tử trận và 35 người khác bị thương, trong đó có viên Trung tá chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 3/187! (Hình ảnh này đã được đạo diễn Jonh Irvin tái hiện trong bộ phim Humburger Hill).
Phối hợp với A Bia, đêm 11/5, đặc công của Quân khu Trị Thiên tấn công vào Sở chỉ huy Lữ đoàn 3 Sư 1011 Airborne ở Động Tranh, buộc Mỹ phải điều Tiểu đoàn 2/506 ở A Lê Thiêm về bảo vệ căn cứ này.
Bước sang ngày thứ ba (12/5), 1 đại đội của Tiểu đoàn 3/187 ở cao điểm 916 chuẩn bị tấn công sang động A Bia bất ngờ bị Đại đội 2 của Tiểu đoàn 7 đồng loạt dùng B40, B41, cối 60, 82mm, ĐKZ bắn dội vào đội hình nên bị tiêu diệt gọn. Chỉ huy Lữ đoàn 3 Sư 101 Airborne chưa hay biết gì về số phận đại đội của Mỹ vừa bị tiêu diệt nên vẫn cho đổ quân xuống cao điểm 906 tiếp ứng. 2 máy bay trực thăng cùng binh sĩ Mỹ đã bị Đại đội 2, Tiểu đoàn 7 bắn cháy. Chia lửa với A Bia, đêm 12 và 13/5, Đại đội đặc công Trung đoàn 3 (do Nguyễn Duy Hảo, Nguyễn Mạnh Đẩu chỉ huy) tập kích tiêu diệt trận địa pháo của Mỹ ở động Ta Tách. Tiểu đoàn 3 Đặc công Quân khu Trị Thiên đánh diệt trận địa pháo Mỹ trên động A Rlau.
Bước sang ngày thứ 4 (13/5) trong khi binh sĩ Mỹ tập trung ở khu vực dưới “yên ngựa” chuẩn bị tấn công lên A Bia đã bị Tiểu đoàn 8 dùng mìn quét vào đội hình và dùng cối 82 ly bắn chặn đường rút. Giữa lúc binh sĩ Mỹ đang hoảng loạn thì binh sĩ của Tiểu đoàn 7 tấn công trực diện. Đại đội 1 Tiểu đoàn 2/501 của Mỹ bị tiêu diệt.
Sau 3 ngày chủ động tấn công, Chỉ huy Trung đoàn 3 quyết định giao Tiểu đoàn 8 tiếp tục giữ chốt A Bia, Tiểu đoàn 7 giữ cao điểm 903; điều Tiểu đoàn 9 dự bị vào hoạt động ở A Lê Thiêm, A Lê Lốc; đồng thời dùng lực lượng đặc công liên tục tập kích vào các vị trí đóng quân của Mỹ.
Bước sang ngày 14/5, khi phát hiện 1 đại đội lính Mỹ đang ẩn nấp dưới hố bom ở phía Nam chân động A Bia, Tham mưu trưởng Trung đoàn Nguyễn Hoán và Tiểu đoàn 7 tổ chức phân đội hỏa lực 12 khẩu gồm B40, B41, cối 60, 82 ly bất ngờ tập kích vào đại đội này. Các ngày 15, 16, 17/5, Sư đoàn 101 Airborne Mỹ ra sức bắn phá, tấn công quyết liệt. Bom, pháo, bom napalm, đạn hóa học thay nhau dội xuống A Bia - nơi Tiểu đoàn 8 đang chốt giữ. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt. Hai bên giành giật từng căn hầm, từng mét vuông đất trên đồi A Bia. Bộ đội Trung đoàn 3 kiên cường chiến đấu, một tấc không đi, một ly không rời, thề sống chết với A Bia.
Thực hiện chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, Tiểu đoàn 7 và 9 cơ động đánh địch tấn công vòng ngoài bảo vệ trận địa chốt. Tiểu đoàn 7 liên tục tiến công địch khu vực 903 , 916 và động Chuối. Tiểu đoàn 9 liên tục đánh địch trên dãy Tre Nít, tập kích trận địa pháo dọc đường 14 phía đông A Bia. Để tăng cường lực lượng, ngày 14 và 15/5, Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Joseph Conmy tiếp tục cho trực thăng chở Tiểu đoàn 3 đổ quân xuống dãy Tre Nít, phối hợp với 2 tiểu đoàn: 2/1 và 4/1 Sư đoàn I Bộ binh Quân đội Sài Gòn đột kích vào A Bia.
Trước diễn biến mới này, Chỉ huy Trung đoàn 3 lệnh Tiểu đoàn 9 xuất kích tấn công đánh phủ đầu. Tiếp đó, ngày 16/5 Trung đoàn 3 tập trung 16 khẩu pháo, gồm cối 60, 82 ly, mm, B40, B41, ĐKZ, SMPK 12,7 ly tập kích bất ngờ vào động Chuối. Thêm 1 đại đội Mỹ bị tiêu diệt. Cùng trong ngày 16/5, sau khi dùng phi pháo bắn phá ác liệt, Đại đội Bravo thuộc Tiểu đoàn I, Lữ đoàn 3 đã chiếm được cao điểm 916; đồng thời tung 2 tiểu đoàn vào cao điểm 900 phối hợp đánh lấn dần sang A Bia. Chiến sự diễn ra ác liệt, một số chốt bị chiếm. Trước tình hình đó, Tiểu đoàn 7 xin rút về nam A Bia nhưng Trung đoàn 3 lệnh phải tiếp tục bám trụ thu hút đối phương tạo điều kiện để các đơn vị của Trung đoàn lật cánh sang phía Nam A Bia, trước mắt chiếm lại cao điểm 916.
![]() |
Đồi A Bia - Hamburger Hill - 1969 |
Ngày 18/5, Chỉ huy Lữ đoàn 3 Sư 101 Airborne điều Tiểu đoàn 1/506 vào hướng Nam và Tiểu đoàn 3/187 ra hướng Bắc phối hợp tấn công vào A Bia. Khi trực thăng đưa đại đội Delta (3/187) đến một ngọn đồi thì đã bị tập kích. Không được Không quân yểm trợ vì thời tiết xấu nên Tiểu đoàn 3/187 phải rút lui. Ở cao điểm 900, 3 đại đội của Tiểu đoàn 1/506 Mỹ cũng gặp phải sự kháng cự của một đơn vị thuộc Tiểu đoàn 8.
Do bị thương vong nặng nề nên Đại tướng Tổng tư lệnh MACV A.Brams và Thiếu tướng Sư đoàn trưởng Sư 101 Airborne, Thiếu tướng Melvin Zais xem xét ngừng cuộc tấn công vào A Bia nhưng do Chỉ huy Lữ đoàn 3 cảm thấy bị “mất mặt” khi phải tháo lui khi lực lượng đối phương nhỏ bé hơn nhiều nên Sư trưởng 101 Airbonre đành bổ sung quân cho Lữ đoàn 3 tiếp tục tấn công.
Sau 1 tuần chiến đấu, thấy mục tiêu tiêu diệt nhiều sinh lực địch đã hoàn thành, đêm 18/5 các đơn vị của Trung đoàn 3 của Sư 342 bắt đầu rút lui, chỉ để lại A Bia một bộ phận nghi binh. Trưa 20/5/1969, Mỹ điều 4 tiểu đoàn tán công A Bia. Bộ phận nghi binh sau khi nổ súng cầm chân đối phương đã tìm cách rút lui.
Mãi đến chiều cùng ngày, Binh sĩ của Tiểu đoàn 3/187 Lữ đoàn 3 Sư đoàn 101 Airbonre mới đặt chân lên đỉnh A Bia, kết thúc trận đánh kéo 10 ngày được mô tả là: ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam làm rung chuyển chính trường nước Mỹ dẫn đến kết cục buộc chính quyền Mỹ phải từ bỏ Chiến lược chiến tranh cục bộ, từng bước rút quân và thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Báo chí Mỹ gọi A Bia là “Đồi thịt băm của lính dù Mỹ” và lên án quân đội Mỹ ném quân lên vùng núi A Bia chỉ để biến cuộc hành quân “Tuyết rơi trên đỉnh núi” - Apache Snow thành “Máu rơi trên đỉnh núi”.
P.H.T
(TCSH365/07-2019)
BỬU Ý
Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) từng sống mấy năm ở Huế khi còn rất trẻ: từ 1928 đến 1930. Đó là hai năm học cuối cùng cấp tiểu học ở nội trú tại trường Pellerin (còn gọi là trường Bình Linh, thành lập năm 1904, do các sư huynh dòng La San điều hành), trường ở rất gần nhà ga tàu lửa Huế. Thời gian này, cậu học trò 17, 18 tuổi chăm lo học hành, ở trong trường, sinh hoạt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt của các sư huynh.
LÊ QUANG KẾT
Ký
Giai điệu và lời hát đưa tôi về ngày tháng cũ - dấu chân một thuở “phượng hồng”: “Đường về Thành nội chiều sương mây bay/ Em đến quê anh đã bao ngày/ Đường về Thành nội chiều sương nắng mới ơ ơ ơ/ Hoa nở hương nồng bay khắp trời/ Em đi vô Thành nội nghe rộn lòng yêu thương/ Anh qua bao cánh rừng núi đồi về sông Hương/ Về quê mình lòng mừng vui không nói nên lời…” (Nguyễn Phước Quỳnh Đệ).
VŨ THU TRANG
Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.
HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
Đoản văn
Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!
LƯƠNG AN - NGUYỄN TRỌNG HUẤN - LÊ ĐÌNH THỤY - HUỲNH HỮU TUỆ
BÙI KIM CHI
Nghe tin Đồng Khánh tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường, tôi bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt... Con đường Lê Lợi - con đường áo lụa, con đường tình của tuổi học trò đang vờn quanh tôi.
KIM THOA
Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
(Hàn Mạc Tử)
NGUYỄN VĂN UÔNG
Hôm nay có một người du khách
Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên
(Xóm Ngự Viên - Nguyễn Bính)
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Tôi biết Vân Cù từ tấm bé qua bóng hình người đàn bà gầy đen, gánh đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, rảo khắp các xóm nhỏ ở Thành Nội, với giọng rao kéo dài: “Bún…bún…ún!” mà mẹ đã bao lần gọi mua những con bún trắng dẻo mềm.
LÊ QUANG KẾT
Tùy bút
Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.
TỪ SƠN… Huế đã nuôi trọn thời ấu thơ và một phần tuổi niên thiếu của tôi. Từ nơi đây , cách mạng đã đưa tôi đi khắp mọi miền của đất nước. Hà Nội, chiến khu Việt Bắc, dọc Trường Sơn rồi chiến trường Nam Bộ. Năm tháng qua đi.. Huế bao giờ cũng là bình minh, là kỷ niệm trong sáng của đời tôi.
LÊ QUANG KẾT
Quê tôi có con sông nhỏ hiền hòa nằm phía bắc thành phố - sông Bồ. Người sông Bồ lâu nay tự nhủ lòng điều giản dị: Bồ giang chỉ là phụ lưu của Hương giang - dòng sông lớn của tao nhân mặc khách và thi ca nhạc họa; hình như thế làm sông Bồ dường như càng bé và dung dị hơn bên cạnh dòng Hương huyền thoại ngạt ngào trong tâm tưởng của bao người.
HUY PHƯƠNG
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất, trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
PHAN THUẬN AN
Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước. Nước là huyết mạch của cuộc sống con người. Sông là cội nguồn của sự phát triển văn hoá. Với sông với nước của mình, Huế đã phát triển theo nguyên tắc địa lý thông thường như bao thành phố xưa nay trên thế giới.
MAI KIM NGỌC
Tôi về thăm Huế sau hơn ba thập niên xa cách.Thật vậy, tôi xa Huế không những từ 75, mà từ còn trước nữa. Tốt nghiệp trung học, tôi vào Sài Gòn học tiếp đại học và không trở về, cho đến năm nay.
HOÀNG HUẾ
…Trong lòng chúng tôi, Huế muôn đời vẫn vĩnh viễn đẹp, vĩnh viễn thơ. Hơn nữa, Huế còn là mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất của trái tim chúng tôi…
QUẾ HƯƠNG
Năm tháng trước, về thăm Huế sau cơn đại hồng thủy, Huế ngập trong bùn và mùi xú uế. Lũ đã rút. Còn lại... dòng-sông-nước-mắt! Người ta tổng kết những thiệt hại hữu hình ước tính phải mươi năm sau bộ mặt kinh tế Thừa Thiên - Huế mới trở lại như ngày trước lũ. Còn nỗi đau vô hình... mãi mãi trĩu nặng trái tim Huế đa cảm.
THU TRANG
Độ hai ba năm thôi, tôi không ghé về Huế, đầu năm 1999 này mới có dịp trở lại, thật tôi đã có cảm tưởng là có khá nhiều đổi mới.
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ
Có lẽ bởi một nỗi nhớ về Huế, nhớ về cội nguồn - nơi mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong những tháng năm dài khốn khó của đất nước, lại được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Khi đã mưa thì mưa cho đến thúi trời thúi đất: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên…” (Tố Hữu). Và khi đã nắng thì nắng cho nẻ đầu, nẻ óc, nắng cho đến khi gió Lào nổi lên thổi cháy khô trời thì mới thôi.