Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế.
Một góc phòng trưng bày tư liệu, hình ảnh về Ca Huế tại Bảo Tàng Văn Hóa Huế. Ảnh: VQ
Từ những nghệ sĩ nghệ nhân ban đầu với các danh cầm Lê Văn cần (đàn tỳ bà), Nguyễn Văn Tân (đàn nhị), NSƯT Thái Hùng (đàn nguyệt), Châu Thới (đàn tranh) và các ca sĩ Minh Tâm, Thanh Tâm, Kim Thành, Quỳnh Hoa... Câu Lạc Bộ đã mời thêm được các nghệ nhân tên tuổi trong làn Ca Huế đến cùng Câu Lạc Bộ như Tôn Thất Toàn, Tôn Thất Dung, Trần Kích, Nguyễn Ke, Quang Hải Phạm Văn Thiết, Minh Mần, Vân Phi, Quế Trân, Minh Mần, Thanh Hương, Diệu Liên... CLB Ca Huế cũng đón nhận được sự cộng tác nhiệt thành của Đoàn Ca Kịch Huế, tiền thân của Nhà hát nghệ thuật Ca Kịch Huế ngày nay trong việc dàn dựng các trích đoạn tuồng làm phong phú thêm nội dung biểu diễn nghệ thuật ca Huế, ca kịch Huế của CLB. Đến nay Câu Lạc Bộ đã có trên 60 thành viên có chất lượng cao cùng tham gia sinh hoạt đánh dấu một bước trưởng thành đáng quý của CLB.
Từ những năm 80, 90 bên cạnh các đêm diễn định kỳ vào tối thứ Tư, thứ Bảy hằng tuần, Câu lạc Bộ Ca Huế đã biểu diễn thành công hằng trăm chương trình đón các đoàn khách trong và ngoài nước của Tỉnh, thành phố về thăm và làm việc tại Huế. Bộ môn Ca Huế lúc bấy giờ đã trở thành một “nghệ thuật đối ngoại” rất hiệu quả.
Việc lưu diễn chương trình ca Huế, chương trình “Áo dài và những khúc dân ca” tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố trong nước và các chương trình giao lưu nghệ thuật ở Mỹ (1995), Hồng Kông (1996), Đài Loan (1998), Hàn Quốc (2007) được công chúng quốc tế, bà con kiều bào hoan hỷ đón nhận đã phản ảnh đúng giá trị nghệ thuật của loại hình ca nhạc truyền thống Huế.
Để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức Ca Huế trên sông Hương của giới mộ điệu tri âm Huế, CLB đã mạnh dạn chính thức mời khách xuống thuyền từ tháng 1 năm 1984 mà bến thuyến xuất phát đầu tiên là bến đầu đường Bạch Đằng, cạnh cầu Gia Hội và chiếc đò đầu tiên là đò anh Đới. Vui nhất là chiếc đò anh Đới đã chạm 6 chữ “Đò anh Đới, Đời anh đó” để kỷ niệm sự đổi đời của một người chuyên chở cát sạn hằng ngày nhờ Ca Huế mà thành đò du lịch. Ngày nay, thật vui mừng khi được biết trên sông Hương đã có trên một trăm thuyền lớn nhỏ phục vụ Ca Huế đón du khách mỗi đêm và đã có trên 300 diễn viên Ca Huế có thẻ hành nghề. Nêu lên sự kiện này để CLB Ca Huế có niềm tự hào vì có góp phần vào việc làm hồi sinh loại hình nghệ thuật truyền thống Huế từ sau năm 1975 và ngành du lịch Huế có thêm một môi trường nghệ thuật lành mạnh, bổ ích chào đón du khách từ khắp nam châu bốn biển.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương đã và đang có xu hướng thương mại, thành sản phấm hàng hóa mà báo chí, các hệ thống truyền thông thường hay nhắc nhở cảnh báo nhưng các thành viên trong CLB vẫn giữ được khí chất của người nghệ nhân, nghệ sĩ chân chính, biết thương yêu, đoàn kết, người trước thương thế hệ sau, thế hệ sau biết trân quý, kính trọng các bậc nghệ nhân, nghệ sĩ tiền bối. Mong rằng tinh thần chân thiện mỹ này luôn được quan tâm gìn giữ và phát huy để CLB luôn có được tiếng thơm.
Các thính phòng, các làng bản xa xôi, các công trình văn hóa, mái chèo trăng, con thuyền mộng... tất cả đang chờ đợi chúng ta đồng thanh tương ứng. Hồn Huế đang luôn đơm mầm trong mỗi chúng ta từng cung bậc thái hòa...
* Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập CLB Ca Huế thuộc Trung Tâm văn Hóa Huế (20.8.1983 - 20.8.2013), tại Bảo tàng Văn hóa Huế - trụ sở UBND Thành phố Huế (cũ ) - sẽ khai trương chương trình Ca Huế Thính phòng vào lúc 19 giờ tối 20.8.2013.
Theo Võ Quê
Chiều ngày 14/3, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban Tổ chức Festival Huế 2024 và Tổng Công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2024 với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.
Thường trực HĐND tỉnh vừa thông báo sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Sáng ngày 11/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo nhân kỉ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hoá, hoạ sĩ Lê Văn Miến.
Ban tổ chức Festival Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của Festival Huế 2024.
Sáng ngày 09/3/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Đài Truyền hình Việt Nam và các tổ chức liên quan tổ chức Giải chạy dành cho học sinh – sinh viên “S-Race 2024”.
Chiều 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi hhọp báo thường kỳ quý I năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.