“Vì dân sẽ có dân, có dân có tất cả”

15:06 13/12/2019

Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.

Cuốn sách dày 566 trang do Nxb Tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 2019

Đường về Thăng Long chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm nguyên mẫu là tiểu thuyết lịch sử thứ tư của nhà văn Nguyễn Thế Quang. Các tiểu thuyết trước đó của ông (tiểu thuyết Nguyễn Du viết về Nguyễn Du, tiểu thuyết Khúc hát những dòng sông viết về bà Hoàng Thị Loan và tiểu thuyếtThông reo Ngàn Hống viết về Nguyễn Công Trứ) đều được dư luận chú ý và đoạt những giải thưởng cao. Ngày 25/11/2019, tại Băng Cốc, Thái Lan, Lễ trao Giải thưởng Văn học ASEAN 2019 đã xướng tên hai nhà văn Việt Nam là Nguyễn Thế Quang và Trần Hùng.

Với Đường về Thăng Long của Nguyễn Thế Quang, lần thứ hai hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào lĩnh vực tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết lịch sử Không phải huyền thoại (2007) của nhà văn Hữu Mai tập trung khai thác hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những năm tháng ở chiến trường, thì tiểu thuyết lịch sử Đường về Thăng Long của Nguyễn Thế Quang lại tập trung làm nổi bật hình tượng Đại tướng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là giai đoạn 1946 - 1947. Khoảng thời gian trước 1946 cũng được phản ánh bằng phương pháp hồi tưởng, tính từ khi Võ Nguyên Giáp bắt đầu vào học trường Quốc học Huế (1927). Đây là thời kì chính quyền cách mạng còn non trẻ, gặp nhiều khó khăn gian nan nhất. Trong phần cuối tác phẩm, tác giả dành khoảng 30 trang để tóm lược và khái quát về những sự kiện, diễn biến cơ bản trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhằm mang đến cho độc giả cái nhìn hệ thống và xuyên suốt về nhân vật.

Nhà văn Nguyễn Thế Quang (đứng) nói về cuốn sách của mình

Tại sự kiện, nhà văn Nguyễn Thế Quang chia sẻ: “Việc chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm nguyên mẫu cho hư cấu nghệ thuật tiểu thuyết, với tôi là một áp lực, một thách thức vô cùng lớn. Bài toán đặt ra là phải nỗ lực thế nào để có thể vừa tái dựng chân dung một nhân vật đã trở nên thân thuộc trong lòng dân, vừa tìm biết để góp phần điều chỉnh những nhận thức chưa đúng cũng như bổ khuyết những nhận thức chưa đủ của nhiều người về Đại tướng”.

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng phát biểu: “Sẽ rất khó khăn cho nhà văn khi tái hiện nhân vật lịch sử tầm cỡ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vì cái gọi là ‘khoảng cách sử thi’. Nhưng tác giả đã khéo léo vượt qua cái ranh giới tưởng như nhất thành bất biến này. Bằng cách như là người trong cuộc, ướm mình vào nhân vật mà viết”.

Tập trung khai thác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tác phẩm chủ ý nhấn mạnh vào tâm thế của người tìm đường - chọn đường - nhận đường trong một thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc.

PGS.TS Đinh Trí Dũng phát biểu: “Các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Thế Quang đều nhất quán một chủ đề lớn - vấn đề nhận đường của người trí thức. So với Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ thì quá trình nhận đường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trong một bối cảnh lịch sử phức tạp hơn nhiều. Và Đại tướng không chỉ chọn đường cho riêng mình mà quan trọng hơn là cho dân tộc”.

Bên cạnh nhân vật chính Võ Nguyên Giáp, một loạt nhân vật lịch sử khác cũng hiện lên với những mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng đều hướng tới việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng Kim, Nguyễn Tường Tam, Hoàng Xuân Hãn, Bảo Đại, Phạm Văn Đồng, Phan Anh, Cao Xuân Huy… Giữa các tuyến nhân vật có nhiều sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn, bởi những sự lựa chọn và cách nhìn nhận, quan điểm khác nhau, song lịch sử đã mang tới cho chúng ta câu trả lời đúng đắn nhất: “Nhân dân chọn ai, người đó thắng, bởi có dân là có tất cả”. Trong tiểu thuyết này, ngoài việc làm nổi bật con người hành động Võ Nguyên Giáp, tác giả còn tập trung khai thác về diễn biến tâm trạng, tâm lí nhân vật trong những mối quan hệ với gia đình, người thân, vợ con, bạn hữu, từ đó làm nổi bật con người Võ Nguyên Giáp - một trí thức, người anh hùng đậm chất đời, gần gũi và mến thương hơn trong cảm nhận của mỗi độc giả.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, trong Lời giới thiệu cuốn sách, viết: “Đường về Thăng Long là một cuốn tiểu thuyết có sức nặng tư tưởng, thể hiện những điều tâm huyết, những suy nghĩ mới mẻ của tác giả về thời cuộc, về cách đánh giá sự kiện và nhân vật có vị trí quan trọng trong lịch sử hiện đại của dân tộc ta”. Tuy nhiên, vì đây là tiểu thuyết nên “tác giả đã mạnh dạn tái hiện những điều ‘có thể có thật’ - đó là những ‘khoảng mờ’ trong lịch sử hay những riêng tư, thao thức mà chính sử không thể có”.

“Vì dân sẽ có dân, có dân có tất cả”. “Con người là bi kịch, con người sẽ lớn hơn khi biết phá vỡ bi kịch”. Đường về Thăng Long của Nguyễn Thế Quang là một cách đối thoại giữa lịch sử, hiện tại và tương lai.

Theo Đăng Hoàng - VNQĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.