PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Tôi xin được dùng tên một bài thơ viết tại Paris của mình làm tựa đề cho bài viết này. Đó là những cảm xúc thăng hoa, những phút giây hạnh phúc và cũng là những kỷ niệm khó quên cùng bạn thơ của 24 quốc gia tham dự cuộc thi Slam thơ Quốc tế 2018 tại Paris tháng 5/2018 vừa qua.
Ảnh: internet
Đó là những ngày tuyệt diệu nhất của tôi với thi ca, với bè bạn, với Ban Giám khảo cuộc thi nền văn hóa Pháp giàu bản sắc cùng những vẻ đẹp lãng mạn của Paris - Kinh đô ánh sáng và trí tuệ cùng sự lịch lãm đáng yêu của người dân nước Pháp.
Sau khi tôi ra mắt tập thơ song ngữ Yêu như là tình cuối (Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp với Công ty Sun flowwer book in ấn và phát hành tháng 10/2017), sẵn đó tôi gửi dự thi một chùm 6 bài và may mắn là một trong 12 nhà thơ được lọt vào danh sách cuối cùng dự trình diễn thơ Slam Quốc gia đêm chung kết tháng 2/2018 do Đại sứ quán Pháp và Viện Quốc tế Pháp ngữ đồng tổ chức. Thật may mắn và vinh dự khi tôi đoạt giải quán quân và được chọn tham dự cuộc thi Slam thơ Quốc tế tại Paris sau các vòng đấu của cuộc thi trong đêm Slam thơ Việt Nam vô cùng sôi động và gay cấn được tổ chức tại hội trường lớn của Trung tâm Văn hóa Pháp 24 Tràng Tiền, Hà Nội vào đêm chung kết 27/2/2018. Đó còn là ngày Thầy thuốc Việt Nam - một ngày rất ý nghĩa với những người từng công tác trong ngành Y như chúng tôi.
![]() |
Năm nay có 24 nhà thơ đến Paris trình diễn trong cuộc thi tranh cúp Slam thơ quốc tế 2018. Hầu hết họ còn trẻ trung và sung sức, với nụ cười rạng rỡ khá tự tin. Phải rồi, họ đã được lựa chọn là người duy nhất và rất tự tin chiến thắng một cách công khai nhất từ các cuộc trình thi trình diễn thơ tại các quốc gia sau khi vượt qua những vòng đấu loại. Mỗi người từ một quốc gia để đến đây dự thi và tham gia tranh cúp vô địch “Slam thơ Quốc tế”, vẻ đẹp ấy là đáng trân trọng và đầy cảm hứng.
Khác với cuộc thi Slam thơ quốc tế 2017, khi chỉ có 3 nhà thơ nữ thì năm nay số lượng nhà thơ nữ có phần áp đảo khi khá nhiều nhà thơ nữ đến từ nhiều quốc gia tham gia dự thi, chiếm tỷ lệ trên 50 phần trăm (13/24 ) trong tổng số các nhà thơ tham gia. Các nhà thơ hầu hết là trẻ đến từ nhiều nước như: Anh, Áo, Pháp, Nga, Italia, Hollande, Belgium, Épague, Finlande, Madagassca, Maly, Quebec, Suêde... Người cao tuổi nhất là nhà thơ Nga có vầng trán thông minh và bộ râu quai nón khá dài. Tôi là người già thứ hai cuộc thi này sau nhà thơ Nga Alexander. Tuy nhiên niềm vui và lòng tự hào của một nhà thơ người Việt Nam khi ra thế giới là không hề nhỏ. Tôi cảm nhận rõ ràng điều đó, nhất là mỗi khi cái tên “nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo đến từ Việt Nam” được MC xướng lên đầy âm điệu. Tôi biết có rất nhiều nụ cười thân thiện và nhiều ánh mắt ngưỡng mộ nhìn theo chúng tôi khi trình diễn và những tràng pháo tay dào dạt nổi lên. Khán giả phải mua vé vào xem trình diễn thơ; giá vé cũng không hề rẻ là 8-15 euro. Cuộc thi cho thấy những vẻ đẹp vĩnh hằng của thi ca với một niềm say mê, ngưỡng vọng và thơ ca khi trình diễn đã được cất cánh bay và nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Đúng nơi ấy, trong khoảng khắc ấy, những người hâm mộ được thưởng thức thơ ca như một bữa tiệc với nhiều “món ngon” được mang đến từ nhiều quốc gia rất khác nhau từ các nền văn hóa và ngôn ngữ thi ca của họ được thể hiện sinh động bằng tiếng mẹ đẻ. Người hâm mộ có thể được Ban Tổ Chức chọn trực tiếp tại chỗ làm thành viên giám khảo và người thưởng thức “bữa tiệc thơ” ấy tha hồ reo hò, cổ vũ một cách vô tư theo ý thích của họ.
Riêng khu vực châu Á chỉ có Việt Nam và Nhật Bản. Nhà thơ trẻ đến từ Nhật Bản là Yuri Niki với nụ cười thân thiện, mái tóc ngắn và cặp mắt một mí rất đặc trưng gái Nhật. Các cô gái đến từ Belgique, Brazil rất ấn tượng với mái tóc xù như chùm rễ cây và được tết bện kỹ lưỡng công phu. Họ khá tự tin với ánh mắt và nụ cười cởi mở. Cô nàng Brazil tên là Bell Puă mặc bộ váy xòe rộng rất model, còn nàng Li sette Ma Neza đến từ Belgique có nước da đen nâu bóng và nụ cười hồn nhiên. Chàng Ozan Aydogan đến từ Hollande, Misye Zuliker thì đến từ Ile Maurice. Chàng trai có bộ râu quai nón đến từ Quebec có tên là Thomas Langlois... Đặc biệt nhà thơ nhiều tuổi nhất đến từ nước Nga có phong cách trình diễn rất đa dạng và một dáng vẻ mang tính cách đặc biệt nghệ sĩ. Ông say sưa với từng phần trình diễn của mình cũng như khi nghe thơ của bạn bè. Cô gái đến từ Israel tên là Amit Tsafris có nụ cười rộng mở và chiếc mũi nhọn ấn tượng... Tất cả làm nên một bức tranh nhiều màu sắc và đa phong cách trong bữa tiệc thơ Slam 2018. Tôi lẫn vào họ trong sự vui vẻ hòa đồng nhưng luôn giữ cho mình nét riêng - một hình ảnh Việt Nam qua chiếc áo dài xanh nhạt có in hình hoa sen nổi bật. Hình như có mỗi mình tôi ăn mặc tha thướt như vậy, còn các bạn ấy ăn mặc cũng thoải mái và giản dị.
Phần trình diễn của tôi được đánh giá là hấp dẫn và khá xúc động bởi những câu chuyện tình yêu được đọc chậm và sự di chuyển đi lại trên sân khấu khi tôi tự “diễn”. Ngay từ khi ở Việt Nam, tôi đã xác định khi sang Paris lần này sẽ chơi hết mình mà không phải lo ham hố tranh giải làm chi cho mệt, bởi vì tôi nghĩ đơn giản rằng một chuyến đi Pháp ra với thế giới rộng lớn này và được “du lịch trải nghiệm “vui như thế này cũng đã đủ hạnh phúc với mình. Bởi thế tôi chọn bài lục bát có tựa đề Rót như một lời chào mời để mở đầu phần trình diễn chùm thơ ba bài phải bắt buộc trình diễn tại vòng đấu loại. Thời gian cho mỗi bài không quá ba phút nhưng tôi vẫn tự “chuyển thể” bài lục bát của mình sang hát ru cho đậm chất truyền thống quê hương Việt Nam. Tiếng vỗ tay nổi lên rào rào sau khi tôi cúi chào khán giả nhưng tôi tự biết mình đã bị quá thời gian ba phút khi láy lại lần ba cho bài hát ru của mình được dịp thăng hoa. Bởi bạn cũng như tôi chắc chắn sẽ không có nhiều cơ hội trong cuộc đời mình để cho khát vọng thăng hoa ở ngay đây, vào lúc này giữa lòng Paris hoa lệ.
Cũng giống như tâm trạng đã trải qua tại cuộc thi Slam thơ Quốc gia tại Việt Nam do Đại sứ quán Pháp và Viện Quốc tế Pháp ngữ phối hợp tổ chức, hôm nay tôi đã trình diễn thơ trong một tâm thế thoải mái và tự tin nhất của mình. Phần trình bày của tôi chưa chắc đã làm cho giám khảo thấy yêu thích nhất và tôi cũng tự biết mình còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Giám khảo có quyền chọn thứ mà họ thích. Ý thích mỗi người thường khác nhau. Họ có thể suy nghĩ khác chúng ta, cũng thoải mái, không quá câu nệ, không phức tạp và cái sự thích cũng khác chúng ta. Bởi sự khác biệt văn hóa là rất quan trọng, cần được đề cao và tôn trọng sự khác biệt trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi chỉ nghĩ đơn giản như vậy và coi trọng quyền của họ.
Cuộc thi tranh cúp Slam thơ cho thấy sự yêu mến thi ca thật mạnh mẽ và sức lan tỏa của nó cũng sâu rộng. Thơ ca không là của riêng ai, bởi thi ca là những rung động tinh tế nhất và là những tiếng nói cất lên từ sâu thẳm con tim của các nhà thơ. Ai cũng có thể tìm thấy sự đồng cảm hay một chút mình trong đó khi mua vé đến đây và “cộng sinh” để lắng nghe nhà thơ trình diễn những bài thơ của họ một cách hấp dẫn nhất. Họ có thể là nhà thơ chuyên nghiệp hay thậm chí không hề chuyên nghiệp nhưng đều chung niềm đam mê thi ca và biết trình diễn. Các bài thơ họ đọc có khi chỉ là những kỷ niệm, những lát cắt, những triết lý, những câu chuyện cảm động về tình yêu, tình cảm gia đình với cha mẹ và anh chị em, sự rung động trước những vẻ đẹp của đời sống cần lao... Đôi khi có những bài thơ sâu xa, được tác giả ghi nhớ và khái quát với nhiều tầng nghĩa văn học... Tất cả đã làm nên diện mạo và dự thành công của cuộc thi.
Tôi đã rất hạnh phúc khi được mang ra thế giới thi ca này những bài thơ và hình ảnh về xứ sở quê hương Việt Nam và đã thể hiện chúng một cách say đắm và tha thiết ở đây, đã chạm đến trái tim bè bạn quốc tế một cách đầy yêu thương. Nếu ai đó hỏi “bạn thấy thế nào khi tham dự cuộc thi này? Chắc chắn tôi sẽ không ngại ngần gì mà nói rằng: “Tôi tự thấy mình đã chiến thắng dù không mang được giải về Việt Nam nhưng với mình đã chiến thắng khi tự vượt qua chính mình. Đó mới là chiến thắng ý nghĩa nhất, ấy là khi một mình - u60 dám đến Paris và thi đấu hết sức mình vì niềm tự hào và vì những vẻ đẹp muôn đời của thi ca”. Đến bây giờ tôi vẫn thấy mình thật may mắn khi nhận được giải thưởng Slam thơ Quốc gia ở Việt Nam bằng một chuyến du lịch sang Pháp để trình diễn thơ Slam thơ Quốc tế cùng các bạn Quốc tế với nhiều nước khác nhau. Khỏi phải nói niềm vui của tôi ngập tràn thế nào khi giấc mơ sang với Paris từ lâu nay bỗng chốc trở thành hiện thực. Thách thức lớn nhất của tôi chính là tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ đẹp đẽ đầy ma mị mà tôi chưa biết. Tôi cảm nhận sâu sắc điều này hơn sau chuyến đi Pháp của mình. Thật tiếc vì trước đó tôi chưa từng học tiếng Pháp mà chỉ sử dụng được chút ít tiếng Anh để giao tiếp. Tiếng Pháp quả thật rất khó, tôi tự nhận thấy như vậy sau khi bắt đầu làm quen với nó. Nghe theo lời khuyên của các bạn ở Viện Pháp ngữ, tôi bắt đầu theo học một khóa ngắn ngày trong một tháng về tiếng Pháp trước khi đi Pháp chủ yếu để xóa mù và mong muốn có thể trò chuyện một cách sơ bộ hay nói những câu giao tiếp đơn giản nhất cho đến trước ngày bay.
Quả là một thử thách không nhỏ với một người đã về hưu như tôi, khi người ta đã đến lúc tạm quăng bớt mọi thứ vất vả để dành thời gian cho sự vui chơi và nghỉ ngơi, tạm xa rời những công việc mà mình không mấy yêu thích. Tôi học tiếng Pháp nhanh hơn và tập trung hơn hẳn khi có động lực sang Pháp lần này để có thể giao tiếp những câu đơn giản nhất với nền văn mình của Paris hoa lệ. Còn riêng việc sang Pháp lần này theo đúng mục đích của chuyến đi trình diễn thơ Slam Quốc tế bằng tiếng Pháp thì rất khó, hơn nữa với tôi lúc này điều ấy thực sự không quan trọng cho lắm.
Chắc hẳn có nhiều người chưa hiểu khái niệm về Slam thơ là gì, cũng như chưa biết thông tin gì về cuộc thi này nên họ tỏ ra khá tò mò bởi Slam thơ thực chất là khái niệm còn rất mới với khán giả Việt Nam và nhiều nước khác. Slam thơ - đây chính là sáng kiến của các nhà tổ chức khởi thảo ban đầu từ Mỹ lan tỏa đến các quốc gia khác khi họ lấy cảm hứng từ các cuộc thi đấu Thể thao thế giới để truyền cảm hứng đến người xem. Slam thơ thực chất là một sự gắn kết tuyệt vời khi nhà thơ trực tiếp trình diễn thơ của mình cho khán thính giả ngồi xem, cùng hưởng ứng, chấm điểm và thưởng thức tại chỗ với sự cộng hưởng cao nhất giữa nhà thơ và khán thính giả. Slam thơ Quốc gia tại Việt Nam được Đại sứ quán Pháp phối hợp với Viện Pháp ngữ tổ chức khá bài bản và nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của nhiều nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp cùng những người yêu thơ. Slam thơ Quốc gia Việt Nam vừa mới vào Việt Nam và được tổ chức năm trước (2017) lần đầu tiên, người thắng cuộc là nhà văn Y Ban, chị đã được sang Pháp trình diễn khá ấn tượng và độc đáo những vần thơ của mình tại Pháp. Năm nay tôi là người may mắn tiếp theo đoạt giải thưởng này và cũng là người may mắn được thay mặt cho Việt Nam sang Paris trình diễn thơ cùng với hàng chục quốc gia khác.
Không quá câu nệ và cầu kỳ, Slam thơ Quốc tế là sự thể hiện thoải mái nhất, hưng phấn nhất của các nhà thơ từ chuyên nghiệp đến không chuyên, để truyền cảm hứng và sự cộng hưởng đến người thưởng thức thơ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bản dịch thơ sang tiếng Anh và tiếng Pháp của những người dự thi tại các Quốc gia đã được các tác giả gửi đến ban tổ chức từ trước đó theo quy định. Khi bạn tham gia trình diễn thơ của mình, từng bài sẽ được chiếu lên màn hình rộng bằng tiếng Anh để mọi người tiện theo dõi và giám sát. Bạn sẽ phải tham dự 4 vòng thi liên tiếp trong một đêm thơ theo sự sắp xếp và gọi tên theo xác xuất của ban tổ chức. Rất gay cấn và hấp dẫn bởi những phút giây nóng bỏng và những tràng pháo tay liên tiếp. Sự hồi hộp của thí sinh, của khán giả và của chính những nhà tổ chức cũng không kém gì nhau. Ai sẽ là người được xướng tên ở vòng thi cuối cùng luôn là những bí mât và bất ngờ tận phút chót. Khả năng trình diễn và biểu cảm trên sân khấu của bạn sẽ được đặc biệt chú ý và cách mà bạn truyền tải thông điệp của bài thơ dự thi của mình đến với người thưởng thức là rất quan trọng. Không khí ở đó rất nóng và khá hồi hộp vì sự hấp dẫn và những tiếng vỗ tay rào rào của các fan hâm mộ.
Chuyến độc hành đến với Paris lần này là một trải nghiệm khó quên trong cuộc đời của tôi - một người yêu thích du lịch và ưa khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mới với muôn vàn hình ảnh mới và những câu chuyện mới. Tôi tự nhận thấy niềm đam mê của tôi không chỉ là thơ ca, văn chương mà còn là bao thứ khác. Trước đây, tôi từng vô cùng hạnh phúc khi may mắn được đi khắp nơi, vùng sâu và hải đảo, trong nước và ngoài nước, được nghe, nhìn, suy ngẫm với những trải nghiệm và nhấm nháp nỗi cô đơn tuyệt vời của một nhà văn, ngay cả sự hãi hùng, nỗi gian truân trên mỗi cung đường đôi khi xảy ra bất ngờ cũng trở nên hấp dẫn bạn. Đặc biệt hơn, bạn sẽ được sống thêm lần nữa với những kỷ niệm đã qua, được sống chậm, sống kỹ hơn khi ngồi viết về nó với một sự nâng niu và trân trọng những ký ức và hoài niệm của mình. Đó chính là thứ hạnh phúc riêng có của những nhà văn, nhà thơ và những ai thích viết lách, ưa trải nghiệm và suy tư. Tôi đã từng có một cuốn sách du ký 360 trang với tựa đề Khi bạn xa Thành phố kể lại cảm xúc và những chuyến đi xa của mình. Tôi sẽ tiếp tục viết cuốn sách mới mang tên Từ sông Hồng đến sông Seine kể về những kỷ niệm và những bất ngờ thú vị sau khi đến Pháp và những miền đất mới ở châu Âu và các nước mà tôi may mắn có dịp đặt chân đến và trải nghiệm. Yêu nước Pháp và văn hóa Pháp hơn nhiều, thế là “từ sông Hồng tôi đến với sông Seine” để “ngập ngừng bay trên đôi cánh khát vọng”.
Hà Nội Ngày 22/7/2018
P.T.P.T
(SHSDB30/09-2018)
LỖ TẤN
Nói đến đọc sách, tựa hồ đó là một việc rất rõ ràng, chỉ cầm đem sách ra đọc là được rồi. Nhưng không hề đơn giản như vậy.
THUẬN AN
(Đọc cuốn ký sự đường xa “18 tuổi và chuyến phượt solo đầu đời trên đất Mỹ” của Phạm Nguyễn Linh Đan, Nxb. Hội Nhà văn 2018).
(Để tưởng niệm thi sĩ Mary Oliver, vừa mất ngày 17 tháng 1, 2019, tại Florida, 83 tuổi)
ĐỨC TÙNG
CHU HUY SƠN
Khó có thể kể hết những nhà thơ Việt Nam và thế giới bắt gặp cảm hứng từ cuộc đời cao đẹp và vô cùng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để sáng tác nên những tác phẩm về Người. Song, tôi cho rằng, bài thơ “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ” của nhà thơ Cuba là một trong những sáng tác hay nhất viết về Bác.
Sinh năm 1947 tại Rio de Janeiro, Brazil, 40 tuổi mới viết và xuất bản cuốn sách đầu tiên, Paulo Coelho được xem là nhà văn (còn sống) được đọc nhiều nhất thế giới: tuy số lượng tác phẩm đến nay chỉ trên 20 cuốn, nhưng đã phát hành đến 86 triệu bản tại 150 quốc gia, trong đó có nhiều cuốn luôn ở trong danh sách best- seller (số liệu tính đến tháng 6/ 2015). Ngày 22/12/2016, trong danh sách 200 tác giả có ảnh hưởng lớn nhất thế giới do công ty Richtopia đề xướng, Paulo Coelho được kể tên ở vị trí thứ 2.
WILLIAM D. ADAMS
LGT: William D. Adams hiện là học giả cao cấp tại quỹ hỗ trợ nhân văn và khoa học nghệ thuật lừng danh Andrew W. Mellon của Hoa Kỳ. Từ 2014 - 2017, ông được Tổng thống Obama (lúc đương nhiệm) bổ nhiệm giữ chức vụ chủ tịch Tổ chức Quốc gia về Nhân văn (NEH) - cơ quan độc lập của chính phủ tài trợ các dự án văn hóa, nghệ thuật, và giáo dục.
PABLO NERUDA
LGT: Pablo Neruda, nhà thơ Mỹ Latinh nổi tiếng thế giới, sinh năm 1904 tại Parral, Chile. Năm 1920 ông đến Santiago để học tập và công bố bài thơ đầu tiên “La canción de la fiesta” (1921), rồi được biết đến rộng rãi qua tập thơ “Crepusculario” (1923).
PHẠM HỮU THU
Nhân loại kính nể không chỉ vì đất nước Nhật Bản bình tĩnh ứng phó thiên tai mà còn gây thiện cảm qua hành vi ứng xử của họ.
NGUYỄN THANH VIỆT
Nguyễn Thanh Việt là nhà văn gốc Việt đoạt giải văn chương Pulitzer, tác giả của “The Sympathizer,” “The Refugees,” và “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War.” Ông hiện là giáo sư Anh văn tại Đại học Nam California (Mỹ).
(T. Segers đặt câu hỏi, Hans Robert Jauss trả lời, Timothy Bahti dịch [sang tiếng Anh], Tạp chí New Literary History, Vol. 11, No. 1, Johns Hopkins University Press, 1979).
HENRY SLESAR
Nhà văn nổi tiếng Henry Slesar (1927 - 2002) viết tiểu thuyết, kịch bản, trinh thám, khoa học viễn tưởng đặc sắc về thủ pháp hài hước, kết cục trái chiều.
PHẠM ĐĂNG
Thế giới vừa vĩnh biệt một thiên tài: Stephen William Hawking.
Ngày sinh của Hawking (8 tháng 1 năm 1942) đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo Galilei (8 tháng 1 năm 1642). Ông qua đời (14/3/2018) vào ngày số Pi, cũng là ngày sinh của Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879).
Robert Arthur, Jr. sinh năm 1909, tại Philippines, nơi cha của ông, sĩ quan quân lực Hoa Kỳ, đóng quân. Tuổi thơ của ông cũng theo chân cha nay đây mai đó, có điều là ông không nối nghiệp cha (dù đã được nhận vào trường West Point), mà chọn học ngành văn chương.
HENRY JAMES
Henry James: Nhà văn Mỹ (1843 NewYork - 1916 Luân Đôn), viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học, nghệ thuật Pháp. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009). Chủ đề: Ý thức, tâm lý; mơ mộng, tình cảm; vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trước khi biết lòng tử tế là gì
Bạn phải mất đi nhiều thứ
NGUYỄN DƯ
Đọc Thơ Đường bất ngờ thấy bài Lương Châu từ của Vương Hàn (687 - 726):
Bồ đào mĩ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi.
PHẠM TRƯỜNG THI
Tôi và nhà văn Hà Phạm Phú nhận lời mời của Hội Nhà văn Việt Nam đi dự Hội thảo văn học quốc tế Trung Quốc và các nước lưu vực sông Mê Kông gồm: Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam được tổ chức từ ngày 21 đến 25 tháng 5 năm 2017 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, khu tự trị dân tộc Choang Trung Quốc.
W.S. PEIRIS
W.S.Peiris sinh 1932; đạt giải nhì truyện ngắn tiếng Anh trong cuộc thi Văn học quốc gia Tích Lan năm 2008. Hiện ông sống tại Kiribathgoda, Sri Lanka.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
Chủ nghĩa hiện đại khởi đi với các đại tự sự và niềm tin vô điều kiện của nó vào Lý tính đồng thời chủ nghĩa hậu hiện đại nổi lên để phản ứng lại sức hướng động tuyến tính như thế của chủ nghĩa hiện đại, khi mà nó luôn muốn cổ xúy cho một sự bất tín về phía các đại tự sự và tiến hành giải kiến tạo chúng.