Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc Tôi yêu Huế" và ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới"

12:36 23/04/2022

Sáng 23/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế" và cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV, năm 2022. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế phát biểu phát động hai cuộc thi

Hai cuộc thi sáng tác ca khúc với chủ đề "Tôi yêu Huế" và Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV năm 2022 là cơ hội để các nghệ sĩ trong và ngoài nước thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, bởi Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày hơn 700 năm hình thành và phát triển. Nơi đây hội tụ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có 7 di sản đã được UNESCO công nhận. Thừa Thiên Huế còn là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, lưu giữ nhiều thành tựu văn hóa mang tính truyền thống tốt đẹp.

 

Cuộc thi sáng tác ca khúc với chủ đề "Tôi yêu Huế" dành cho các tác giả chuyên và không chuyên trong và ngoài nước, tác phẩm dự thi là các ca khúc sáng tác về chủ đề quê hương và con người Thừa Thiên Huế. Mỗi tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm.

Tác phẩm dự thi phải là sáng tác mới, chưa gửi tham gia bất kỳ cuộc thi nào, chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào, được đánh máy vi tính rõ ràng trên khổ giấy A4 hoặc file có đuôi PDF gửi qua email và kèm audio đã thu âm dưới định dạng đuôi file mp3 hoặc wav (Wave).

Thời gian nhận tác phẩm từ nay đến hết ngày 15/10/2022. Các tác phẩm được gưi về Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, số 01 Phan Bội Châu, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế. Email: cuocthitoiyeuhue@gmail.com.

Về cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV năm 2022, đây là cuộc thi dành cho các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên, những người yêu thích nhiếp ảnh trên toàn quốc.

Tác phẩm dự thi là những sáng tác mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế về những thành tự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, phản ánh các lễ hội dân gian, văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các điểm du lịch, các công trình kiến trúc... những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống, phong tục tập quán của người dân...

Thời gian nhận tác phẩm: từ nay đến hết ngày 30/4/2022. Tác giả gửi file dự thi ảnh trực tiếp tại website: http://huegocnhinmoi2022.com

Phát biểu tại lễ phát động, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh: "Tổ chức hai cuộc thi âm nhạc và nhiếp ảnh lần này, mục đích của Ban Tổ chức là nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế đến với du khách trong nước và quốc tế trong tiến trình xây dựng đô thị di sản theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị; khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm làm đẹp thêm hình ảnh một Cố đô Huế hiện đại, giàu đẹp, mến khách, đồng thời, tìm kiếm những tác phẩm âm nhạc và nhiếp ảnh mới có giá trị nghệ thuật ca, có sức lan tỏa mạnh mẽ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng yêu nghệ thuật trên cả nước cũng như quốc tế".
 

 

 

Phương Anh

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...

  • Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.

  • Chiều 3/10, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh, mẹ vua Thành Thái chính thức được chuyển vào Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để chuẩn bị đưa về Việt Nam. 

  • Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía Nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía Tây tới sát biển Đông.

  • Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng. Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

  • Sau chiến tranh, gần 2/3 trong tổng số gần 300 công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình của cố đô Huế trở thành phế tích, số còn lại trong tình trạng hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở cuộc vận động bảo vệ di tích Huế và đạt kết quả to lớn.

  • Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương...

  • Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho  du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.

  • Thời 13 vua Nguyễn (1802-1845) trị vì triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam đóng kinh đô tại Huế đã ghi nhận một số hoạt động khá phong phú của ngựa, dù thời này ngựa ít được dùng vào hoạt động quân sự.

  • Trong tất cả các triều đại phong kiến, duy nhất ở cố đô Huế có Bình An Đường là nhà an dưỡng và khám, chữa bệnh đặc biệt chỉ dành riêng cho các thái giám, cung nữ (thời vua nhà Nguyễn).

  • Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.

  • Đối với di sản văn hóa của dân tộc, tài liệu châu bản là một di sản có giá trị lớn. Đó là ký ức của lịch sử, là nguồn sử liệu gốc có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều không còn lưu giữ được nguồn tài liệu quý báu này, trừ triều Nguyễn (1802-1945), do những điều kiện lịch sử đặc biệt.

  • Hình ảnh thiên nhiên, con người và những lăng tẩm đền đài của xứ Huế vương vấn bước chân du khách mỗi lần có dịp ghé qua...

  • Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.

  • Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.

  • Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…

  • Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.

  • Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.

  • Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.