GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Một hình ảnh phản cảm trong hội Gióng đền Sóc (Hà Nội) năm nay. Ảnh: MT
Lễ hội bị biến tướng bởi những tiêu cực không đáng có
Việt Nam được xem là một trong những đất nước có nhiều lễ hội nhất thế giới với khoảng gần 8000 lễ hội. Trong số đó, có nhiều lễ hội truyền thống thể hiện đậm nét văn hóa của người Việt nhưng cũng có những lễ hội mang nhiều biểu hiện tiêu cực của một xã hội văn minh.
Đặc biệt, nhiều lễ hội vẫn còn duy trì những tập tục không phù hợp với xã hội văn minh, bị dư luận phản đối như: tập tục chém lợn ở Lễ hội làng Ném Thượng (Bắc Ninh), tập tục treo cổ trâu ở Lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái)…, một số lễ hiện tượng phản cảm như cướp lộc ở hội Gióng đền Sóc, cướp lộc ở chùa Hương (Hà Nội), cướp lộc và ấn ở đền Trần (Nam Định), rải tiền lẻ ở chùa Đồng – Yên Tử (Quảng Ninh)… Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều mặt trái trong khâu tổ chức và quản lý lễ hội ở nhiều địa phương tồn tại từ năm này qua năm khác.
Những biểu hiện tiêu cực trong Lễ hội là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những biểu hiện này đang vượt ra khỏi giới hạn có thể chấp nhận, khiến Lễ hội bị biến tướng, mất đi vẻ đẹp vốn có và gây ảnh hưởng không ít đến sự tiến bộ của xã hội văn minh. Vì lẽ đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc phải luật hóa lễ hội để đưa lễ hội trở về với nét đẹp văn hóa vốn có. Tức là cần phải có những chế tài, quy định… để xử phạt những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội diễn ra hàng năm ở nước ta.
GS Đỗ Quang Hưng cho rằng, là một người nghiên cứu về văn hóa dân tộc lâu năm, ông cảm thấy rất đau khổ và xấu hổ cho một quốc gia khi phải tổng kết chuyện va chạm do tranh giành lộc trong các lễ hội, đến mức sư thầy tại chùa Hương cũng bị kỷ luật của Giáo hội.
“Những sự kiện như thế này đặt ra báo động rất cao về quản lý lễ hội ở nước ta. Cách đây mấy năm, chúng ta bàn đến việc bệ rạc, rồi thương mại hóa ở cấp vĩ mô, cấp tỉnh, huyện, xã… nhưng bây giờ ở cấp độ của cá nhân, của một đám người không nhỏ đặt ra vấn đề quản lý phải nhìn lại. Vận hành một lễ hội như vậy thế là hỏng. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện vừa cho rằng “Bây giờ phải rà soát lại, không khuyến khích, hạn chế bớt lễ hội” là quá muộn. Không chỉ giảm số lượng lễ hội, mà theo tôi dần dần phải đưa yếu tố của dân sự vào trong xử lý. Không thể chỉ giải quyết vấn đề văn hóa bằng văn hóa khi nó đã bị các yếu tố chớm đến dân sự. Nhiều như thế này, hỏng như thế này thì phải dùng cả biện pháp của dân sự để quản lý chứ không chỉ giáo dục đạo đức hay tâm thức văn hóa để nói chuyện này nữa. Tại sao các vụ đánh nhau như thế mà cơ quan an ninh, chính quyền không chọn ra vụ điển hình để xét xử? Là một người nghiên cứu về văn hóa dân tộc lâu năm tôi cảm thấy rất buồn”, GS Đỗ Quang Hưng nói.
Theo GS Đỗ Quang Hưng, thái độ với lễ hội không phải ở chuyện giảm lễ hội mà là cách nhìn và quản lý lễ hội. Tức là không để lễ hội cho một nhóm cộng đồng mà xã hội phải “thò” tay vào và có yếu tố dân sự trong quản lý chứ không thể bỏ mặc thế này để cho nhiều người lợi dụng.
“Khi đã xảy ra chúng ta không nên đặt ra vấn đề giáo dục đạo đức hay lên án mà phải có tính chất xử lý dân sự vì nó làm nhục quốc thể. Tôi chỉ mong đến một lúc nào đó người ta mới nhận diện ra giá trị đích thực của lễ hội thật sự, không quá ham vào hình thức bề ngoài của lễ hội kiểu này nữa. Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay”, GS Hưng nói thêm.
Cần có chế tài cụ thể xử phạt chứ không thể chỉ tuyên truyền
Đồng tình với quan điểm trên, TS Trần Hữu Sơn nhận định, người dân bây giờ đi lễ hầu hết theo xu thế thị trường là chủ yếu, họ đi cầu những gì có lợi cho mình, cầu cho mình là chính chứ không nhiều người hiểu rõ được bản chất thực sự của lễ hội là gì. Về mặt cơ quan quản lý cũng chưa thống nhất được quy định, có giải pháp nhưng lại chưa mang tính hiệu quả cao.
“Hầu hết, những giải pháp đang tồn tại đều không kèm theo những chế tài cụ thể, cấm thế nào thì không có, phạt thế nào cũng chưa cụ thể mà chỉ nói chung chung nên dễ xảy ra các vấn đề tiêu cực trong lễ hội. Lấy ví dụ, đốt vàng mã thì cần thiết đốt đến đâu và đốt như thế nào? Nếu sai thì xử lý ra sao thì không rõ. Kể cả chuyện cướp giật cũng vậy, khi bắt gặp cướp giật trong lễ hội thì phải làm sao? Chúng ta cũng chưa có chế tài để xử phạt, không có phê phán mạnh, cho nên người ta cứ hồn nhiên như thế mà làm, do đó tình trạng mất trật tự và lợi dụng mùa lễ hội để thực hiện những hành vi xấu vẫn xảy ra”, TS Trần Hữu Sơn nói.
TS Trần Hữu Sơn cũng cho rằng, việc giáo dục cộng đồng khi tham gia lễ hội là cần thiết nhưng cũng phải song hành với các chế tài để quản lí lễ hội. Và trong mùa lễ hội, nếu nắm bắt tốt vai trò quần chúng sẽ quản lý được tốt vai trò phân cấp trong việc thực hiện công tác quản lý của lễ hội.
Theo TS Trần Hữu Sơn, để lễ hội đi vào nề nếp, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa phải xây dựng được những văn bản mang tính quản lý nhà nước, nhất là các thông tư, thậm chí là nghị định, quy chế cụ thể từng vấn đề. Bên cạnh đó, phải tuyên truyền mạnh vẫn đề này cho cộng đồng và nên tuyên truyền bằng tiếng nói của các nhà khoa học, tránh dùng tiếng nói phiếm diện để nhiều kẻ xấu lợi dụng mê tín dị đoan hoặc tạo sự phản cảm trong lễ hội. Đặc biệt, cần phải có bộ quy tắc ứng xử cụ thể riêng cho nhân dân khi tham gia vào mùa lễ hội, giám sát việc thực hiện bộ quy tắc đó và phải có biện pháp xử lý kịp thời. Xử lý có thể bằng phương pháp hành chính, phát hiện qua camera…
Trong buổi Tổng kết công tác tổ chức Lễ hội năm 2016, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cũng từng nhấn mạnh, thương mại hóa làm biến tướng, mất đi giá trị văn hóa của lễ hội, dó là điều tuyệt đối ngăn chặn, quản lý thật tốt.
“Chúng ta là quản lý nhà nước, phải khắc phục điểm này, không cấp phép để lễ hội tràn lan. Đây là một trong những hạn chế khá phổ biến chứ không phải cá biệt. Cái gì nói xấu phải làm cho bớt xấu đi, phản cảm thì bớt phản cảm đi. Từ phản cảm đến không còn phản cảm thì rất khó nên chúng ta phải làm từng bước. Năm này, phải khắc phục hạn chế của năm ngoái, cứ tốt lên. Phải tổ chức đối thoại với cộng đồng, bạo lực phản cảm phải dần dần loại bỏ, không bỏ thì nên thay đổi nó để phù hợp với đời sống hiện tại.
"Cố gắng gắn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với ý nghĩa đích thực của lễ hội nhưng cũng trên cơ sở tổ chức phát triển kinh tế", Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ.
Theo “tư lệnh” ngành Văn hóa thì các cơ quan quản lý không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan vì mục đích thương mại và vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Cần phải chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.
Trước những quyết tâm của “tư lệnh” ngành Văn hoá, những phân tích khoa học của các nhà chuyên môn… chúng ta có quyền chờ đợi một sự thay đổi mang tính cứng rắn hơn của các Lễ hội truyền thống trong năm nay.
Theo Hà Tùng Long - Dân Trí
(SH) - Không khác nào một sự nghịch lý trớ trêu khi người tiêu dùng và dư luận cả nước lên tiếng yêu cầu đã lâu song vẫn chưa “được” cơ quan quản lý nhà nước và những doanh nghiệp kinh doanh công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
QUANG PHONG
Đóng và mở - hai vấn đề tưởng chừng như rất mâu thuẫn nhưng lại là quan điểm rất cần thiết phải được lưu tâm trong quy hoạch, phát triển đô thị Huế. Đóng - là để bảo tồn những giá trị của di sản trước sự xâm thực của làn sóng phát triển và mở - đó là vai trò lan tỏa, kết nối với các đô thị để bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững và có sức sống của đô thị sau này.
(SH) - Báo chí trong nước tuần này tiếp tục cảnh báo về sự khó khăn của ngành nông nghiệp, vốn được coi là “trụ cột của nền kinh tế” nước nhà. Khảo sát của Tiền Phong cho hay : Nông, thủy sản Trung Quốc ngập tràn chợ Việt.
(SH) - Dự án bauxite tỉ đô ở Tây Nguyên đã cho ra lò những mẻ sản phẩm đầu tiên song rất đáng băn khoăn và suy nghĩ khi đó lại chẳng phải là những “trái ngọt đầu mùa”.
(SH) - Từ chuyện ở Tây Nguyên có địa phương xây dựng đến hơn 500 nhà văn hóa cộng đồng với kinh phí hàng chục tỉ đồng nhưng thưa thớt cư dân vào sinh hoạt, phải đóng cửa im ỉm đến chuyện các làng thanh niên lập nghiệp rộng mênh mông nhưng hoang vắng đã cho thấy nhiều nơi đang ném tiền qua cửa sổ.
(SH) - Gần đây tại Thừa Thiên - Huế, dư luận bàn tán xôn xao về việc cô giáo Hoàng Thị Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế cho giáo viên làm đề thi của học sinh để kiểm tra chất lượng giáo viên ở trường.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân đội ta đã buộc hơn 10.000 quân Pháp phải đầu hàng, kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954).
Thời gian gần đây, những bản nhạc rap tự sáng tác, tự chia sẻ của giới trẻ đang giành được nhiều sự quan tâm của công chúng bởi ngôn từ giản dị và ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để... xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát.
1. Những ngày qua, cư dân mạng truyền nhau clip hàng trăm học sinh một trường THPT tại TP.HCM đồng loạt xé đề cương ôn tập môn Lịch sử, rồi lên tầng 2 thả xuống trắng cả sân trường.
Nhà nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu thường xuyên 10% nhưng hầu hết các địa phương đều mạnh tay chi vượt dự toán. Tiền dành cho y tế, giáo dục dù ít ỏi nhưng lại xài không hết... Đó là những nghịch lý trong xài tiền ngân sách được chính các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra trong phiên họp mới đây.
1.000 tỉ đồng. Đó là số tiền mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có thể phải đền bù cho chủ 12 dự án du lịch khi dừng xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận.
1. Mấy ngày nay, thông tin người đàn ông không tay không chân Nick Vujicic, đến Việt Nam trong tháng 5 làm nhiều người ngóng đợi.
Mỗi năm hàng nghìn trí thức trẻ du học theo các con đường khác nhau và không ai trả lời được câu hỏi: Bao nhiêu người trong số họ sẵn lòng trở về với những khó khăn về lương bổng, cơ hội và điều kiện làm việc?
Trong những giá trị minh triết và sách lược tinh túy của tiền nhân, trọng dụng nhân tài mãi là bài học cho muôn đời sau.
Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".
SHO - Xóa đăng ký thường trú với người đi tù hoặc người xuất cảnh từ hai năm trở lên. Cấm người chống tiêu cực phát tán thông tin trong kỳ thi. Chỉ được bày bán thịt bảo quản ở nhiệt độ thường trong vòng 8 giờ. Đó là những văn bản mang tên… "lú lẫn"!
Dự án bauxite Tây Nguyên của TKV ngay từ đầu đã được phản biện bởi nhiều cán bộ lão thành, nhà nghiên cứu khoa học và hàng ngàn người dân kiến nghị nêu những bất cập rất rạch ròi, sâu sắc về các mặt: An ninh, kinh tế, môi trường, văn hóa-xã hội.
“Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!”.
AN ĐÔNG
Khi những hạt mưa cuối cùng của mùa đông đã ngớt trên mặt sông sóng sánh và những vạt nắng đã bắt đầu tràn đến trên đám lá cỏ tơ non, người ta biết từ đâu đó, mùa xuân đã nhẹ nhàng gõ cửa.