“Chất vấn thói quen”- một xuất phát mới trong thơ Phan Hoàng

15:52 14/07/2014

ĐẶNG HUY GIANG

Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.

Nhà thơ Phan Hoàng - Ảnh: internet

Và tôi tin, khi càng ngày càng lớn tuổi, cái phần quá khứ trong mỗi con người ta cũng ngày một nặng nề thêm. Rồi nó đeo bám chúng ta, không dễ dàng gì buông tha. Rồi chúng ta sống với nó và trở thành “một phần nó” tự lúc nào không hay. Khi ấy, có khi chính chúng ta bị nó điều khiển, trở thành “nạn nhân” của nó mà không chịu chấp nhận những gì mới mẻ, khác lạ.
 

Trong  Cht vn thói quen(*), ban đầu, Phan Hoàng cũng vậy.

Đó là thói quen sáng sáng “ngồi vào chiếc ghế ấy”, “nhâm nhi ly cà phê chồn” ấy, “đọc báo” ấy và “nhìn cô chủ quán nở nụ cười hàm tiếu” ấy. Khi mọi thứ bị đảo lộn (cho dù không ảnh hưởng nhiều đến “tình hình thế giới” lắm): “Chiếc ghế đã có người đến ngồi”, “mùi cà phê không chồn” nữa, “quán không tờ báo” nữa, “cô chủ quán kiêu kỳ miệng im như thóc”… Và cách hành xử cuối cùng và quen thuộc của Phan Hoàng là “Tôi bối rối bỏ đi”, “Tôi uống qua loa bỏ đi”, “Tôi buồn buồn bỏ đi”, “Tôi bỏ đi bỏ đi bỏ đi”…

Cả 6 khổ thơ đầu của Cht vn thói quen, nội dung chỉ có vậy. Nhưng chính 6 khổ thơ này lại là “chất dẫn” cần thiết để “bùng nổ” ở khổ thơ thứ 7, đồng thời cũng là khổ thơ kết, khổ thơ sống còn của một tứ thơ:

Nhiu khi mc cười tôi cht vn tôi
ti sao con người c t đánh la mình bng nhng thói quen
không hc ni con sông biết thích nghi đổi dòng băng băng v phía trước?

Chính sự “mắc cười” và tự chất vấn mình (cũng là chất vấn thói quen) đã giúp Phan Hoàng tìm cách học “con sông biết thích nghi đổi dòng băng băng về phía trước” mà giúp anh thay đổi và chuẩn bị cho mình một xuất phát mới.

Rồi cũng từ xuất phát này mà anh thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy trong thơ.

Từ xuất phát mới này, trong Mt tri trong ngôi nhà thân thuc, anh phát hiện ra “mặt trời mọc trong ngôi nhà thân thuộc của mình” vừa “đầy tiếng sóng”, vừa “đong đầy tiếng gió”, vừa “mỗi ngày một sáng hơn” (theo nghĩa đen) và “mặt trời vẫn không ngừng mọc lên trong ngôi nhà tư duy thân thuộc của mình (theo nghĩa bóng), để rồi “thay đổi cảm hứng bầu trời, thay đổi tư duy từng ngọn núi, con sông”.

Từ xuất phát mới này, trong Tiếng thì thm, anh nghe được những âm thanh không phải ai cũng nghe được: “ gia sm chp và mưa giăng/ tôi nghe thì thm/ tiếng gia chuyn dsinh n”.

Từ xuất phát mới này, trong Hoa ca đá, anh nhìn ra “v đẹp sinh t chuyn động lng im/ chân lý khi nguyên t nghch lý bt ng”.

Trong sự thay đổi quyết liệt đến mức sát ván ấy, mừng hơn là Phan Hoàng vẫn có những quan niệm rất gần với Phật. Anh nhìn ra sự bình đẳng giữa con người và vạn vật chúng sinh trong Cn Gi ngơ ngác bằng những câu thơ cật vấn đến thảng thốt:

Chúng ta khác gì nhng con kh?
Chúng ta khác gì nhng con su?
Chúng ta khác gì nhng con mui?
Chúng ta khác gì
Không c
n gi

Anh nhìn ra cái “nhân - quả” và hệ lụy của nó trong việc con người ngày càng sa lầy vào việc khai thác, bóc lột tự nhiên vì lợi ích và ham muốn muôn thuở trong “Mắt gỗ” thật sắc sảo:

Nhng vân g quý
trong ngôi nhà sang trng
như nhng con mt la giu kín hn căm
ch ngay phát ha.

Có cảm giác: Khi Phan Hoàng “hướng ngoại” cũng là lúc anh đang “hướng nội”. Đọc Cht vn thói quen, người đọc như bắt gặp những củi, những than, những lửa, những khói trong thơ anh lúc nào cũng ngùn ngụt cháy. Rồi những củi, những than, những lửa, những khói ấy đã cháy lên thành thơ trong một “văn bản không khuôn thước/ văn bản không văn bản”.

Chính thói quen mới mang tên “Chất vấn thói quen” đã làm nên một Phan Hoàng khác biệt hơn, mới mẻ hơn, hiện đại hơn.

Và tôi mơ: Có một ngày, Phan Hoàng sẽ vượt lên sự chất vấn, sự độc thoại để đối thoại với hư vô kia.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến mấy câu kết trong bài thơ “Tặng người sinh sau” viết cách nay đã gần một thế kỷ của thi sĩ lừng danh người Đức Bertolt Brecht:

Khi mọi lỗi lầm tiêu tan hết
Người bạn sau cùng
Ngồi đối mặt với chúng ta
Là Hư Vô.

Đ.H.G
(SDB13/06-14)

---------------------
(*) Cht vn thói quen, tập thơ đã được trao Giải  thưởng Hội Nhà văn TP HCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012.
 






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
                                        Heidegger
    Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
                                        Heidegger

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại

  • PHAN ĐÌNH DŨNG   

    Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.

  • NGUYỄN XUÂN HÒA

    Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.

  • LÊ KIM PHƯỢNG

    Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.

  • LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
    Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…

                Ban Biên tập

  • HỒ THẾ HÀ

    Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.

  • PHAN VĂN NAM    

    Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).

  • VĂN THÀNH LÊ    

    1.
    Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.

  • ĐỖ LAI THÚY

    Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.

  • SƠN CA 

    Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.

  • NGUYỄN THANH TÂM    

        …đi về đâu cũng là thế… 

  • GIÁNG VÂN

    LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.

  • HỒ THẾ HÀ

    Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.

  • NGUYỄN THÀNH NHÂN

    Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.” 

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
    Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)    

    Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân.