“BV TW Huế sẵn sàng cơ sở vật chất và nhân lực để tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại khu vực miền Trung khi dịch bệnh diễn biến dịch phức tạp…”
Các y, bác sĩ BV TW Huế trong một lần hội chẩn điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Cách ly điều trị COVID-19 tại BV TW Huế cơ sở 2.
Đó là chia sẻ của GS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV TW Huế với PV Báo Sức khỏe và Đời sống.
PV: Hiện nay BV TW Huế chuẩn bị như thế nào cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19 trong trường hợp các tỉnh miền Trung ghi nhận nhiều ca mắc nặng?
GS. Phạm Như Hiệp: Thực hiện chỉ đạo quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng” và chỉ định thành lập Trung tâm hồi tích cực COVID-19 Quốc gia đặt tại BV TW cơ sở 2. Hiện nay, Trung tâm này có quy mô 500 giường Hồi sức tích cực, phục vụ điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 từ Quảng Bình đến Khánh Hòa.
BV TW Huế đã sẵn sàng cơ sở vật chất và nhân lực để có thể tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch khu vực miền Trung khi dịch bệnh diễn biến dịch phức tạp. Chuẩn bị sẵn các phương án thiết lập, chuyển đổi công năng BV TW Huế cơ sở 2 (tại huyện Phong Điền) trở thành Trung tâm Hồi sức COVID-19 khu vực miền Trung với quy mô 500-600 giường phù hợp với chức năng điều trị COVID-19.
Với kinh nghiệm tổ chức các khoa, đơn vị Hồi sức điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Giang, Đồng Tháp, Bình Dương… và đặc biệt là Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 tại TP. HCM, BV TW Huế đã chuẩn bị kỹ càng về nhân lực cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất sinh phẩm và các loại thuốc men…
PV: Năng lực điều trị khoảng bao nhiêu giường bệnh, số lượng cán bộ y tế, các trang thiết bị?
GS. Phạm Như Hiệp: Bệnh viện đã chuẩn bị đội ngũ y tế có trình độ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm được đơn vị đào tạo các kỹ thuật chuyên sâu về Hồi sức cấp cứu như thở máy, liệu pháp thay thế thận, oxy hóa máu qua màng (ECMO) kiểm soát nhiễm khuẩn, vật lý trị liệu, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng.
Hiện tại tổng số nhân lực BV TW Huế cơ sở 2 là 416 nhân viên và tổng nhân viên BV TW Huế hỗ trợ thêm là 224 nhân viên. Trong đó, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm là 157 bác sĩ.
Khi số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tiếp nhận tăng lên, bệnh viện sẽ tiếp tục bổ sung, phân bổ nhân lực từ các cơ sở khác để hỗ trợ cơ sở 2 thực hiện nhiệm vụ thu dung, điều trị hồi sức các bệnh nhân COVID-19 trong khu vực. Số giường theo kế hoạch tại BV TW Huế cơ sở 2 là 615 giường, tuy nhiên trên thực tế có thể kê trên 900 giường.
PV: Hiện nay BV TW đang phân bổ lực lượng để làm nhiệm vụ tại Trung tâm hồi sức tích cực ở TP. HCM, nếu dịch ở các tỉnh miền Trung diễn biến phức tạp, bệnh viện có phương án xử lý như thế nào để đảm bảo công tác điều trị?
GS. Phạm Như Hiệp: Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đã điều động cử nhiều đoàn công tác hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 đến các tỉnh thành ở miền Bắc như Bắc Giang; miền Trung như Phú Yên, Quảng Ngãi; miền Nam như Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai và TP. HCM.
BV TW Huế đã thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 BV TW Huế nằm trong khuôn viên Bệnh viện Dã chiến số 14 (quận Tân Phú, TP.HCM) là tuyến cuối trong bậc thang điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP. HCM.
Trung tâm có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các cơ sở trên địa bàn TP. HCM theo quy định Bộ Y tế.
Sau hơn gần 2 tháng hoạt động, Trung tâm ICU đã hoàn chỉnh và vận hành nhịp nhàng, và dự kiến cuối năm 2021, tình hình kiểm soát dịch bệnh đạt được một số kết quả tích cực, cơ bản kiểm soát được dịch tại một số địa bàn trên thành phố, tỷ lệ các ca dương tính giảm rõ rệt qua các đợt xét nghiệm, BV TW Huế sẽ bàn giao Trung tâm ICU cho Bệnh viện dã chiến số 14 TP. HCM.
BV TW Huế luôn chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực đáp ứng mọi tình huống trong công tác phòng chống dịch tại đơn vị và khi được huy động. Bệnh viện tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn tập huấn cho các bác sĩ, điều dưỡng của đơn vị về khám, điều trị bệnh nhân COVID-19 ở các mức độ và biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Đồng thời lên kế hoạch dự trù nhân lực luân phiên thay đổi nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch trong Trung tâm ICU để đảm bảo nguồn nhân lực tốt nhất.
PV: Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, công tác khám chữa bệnh tại BV TW hiện nay như thế nào? Bệnh viện triển khai những biện pháp gì để đảm bảo hoạt động khám, chữa bệnh an toàn?
GS. Phạm Như Hiệp: Bệnh viện vẫn triển khai khám chữa bệnh bình thường trong bối cảnh “tình hình mới”. Bệnh viện luôn cập nhật các văn bản, quy định về phòng chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế để phổ biến cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà.
Bên cạnh đó, luôn nhắc nhở nhân viên y tế nâng cao cảnh giác, nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch, hạn chế tụ tập nơi đông người, thực hiện tiêu chí “một cung đường 2 điểm đến”
Bệnh viện tăng cường công tác sàng lọc, phân luồng, siết chặt 3 tầng sàng lọc ở cổng tiếp đón, tại khoa, tại giường bệnh; nâng cao năng lực xét nghiệm, phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác khai báo y tế: quét mã QR code…cho tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị tại BVTW Huế.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân ngoài tỉnh đăng ký khám chữa bệnh tại BV TW Huế, bệnh viện phối hợp Sở Thông tin & Truyền thông triển khai hệ thống "Đăng ký tái khám, tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến", cho phép bệnh nhân đăng ký trước, bác sĩ phê duyệt sau, bệnh nhân tra cứu được kết quả phê duyệt đi khám chữa bệnh.
Triển khai và áp dụng mô hình khai báo y tế trực tuyến bằng “Thẻ kiểm soát dịch bệnh” trên phần mềm Hue-S trước khi đến bệnh viện nhằm giảm tải ùn tắc tại cổng vào bệnh viện cũng như giúp đảm bảo quy tắc giữ khoảng cách tại khu vực tiếp đón bệnh nhân và người nhà khi đến bệnh viện.
Đối với các bệnh nhân ở vùng có yếu tố dịch tễ, thuộc khu vực chỉ thị 15, 16 được hướng dẫn khám điều trị tại BV TW Huế cơ sở 2, tất các các trung tâm/khoa/phòng đã thiết lập “vùng đệm” cho các trường hợp nghi nhiễm để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Hiện tại, bệnh viện cũng đã ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Từ khi có dịch COVID-19, việc khám chữa bệnh trực tuyến phát huy tác dụng rất cao vì vừa ngăn ngừa bệnh tật vừa giúp cho cơ sở y tế khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách tốt nhất trong điều kiện dịch bệnh. Telehealth giúp hoạt động khám chữa bệnh an toàn hơn trong đại dịch COVID-19.
Nền tảng công nghệ Telehealth đã tạo điều kiện cho các chuyên gia được tiếp xúc với các nhân viên y tế tại chỗ, nắm chắc tình hình bệnh nhân trong các khu cách ly. Nền tảng trực tuyến cũng giúp nhân viên y tế tiếp cận với bệnh nhân nhanh hơn, an toàn hơn. Tất cả những điều đó sẽ nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Áp dụng nền tảng Al Smartcare trong công tác triển khai hệ thống tư vấn, khám chữa bệnh từ xa cho bệnh nhân mắc COVID-19 và các bệnh mạn tính tại nhà. Bệnh viện cũng thường xuyên thực hiện xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cũng như nhân viên y tế tại các trung tâm/khoa/phòng, đặc biệt khu vực có yếu tố nguy cơ cao, khu vực hồi sức, bệnh nặng nhằm chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, giúp duy trì hoạt động khám, chữa bệnh an toàn.
Theo Sức Khỏe và đời sống
Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.
Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng ngày 31/1, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã khai mạc trại sáng tác ca khúc tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất.
Sáng ngày 27/1, Ban tổ chức giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng cho 33 tác phẩm, công trình nghệ thuật xuất sắc được sáng tác trong giai đoạn 2003- 2008.Kết quả Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV
Đoàn múa rối “Tof Théâtre”, đoàn Xiếc nghệ thuật “ Baladeu’x “ và nghệ sỹ nghệ sĩ hài kịch Bỉ gốc Việt Michelle Nguyen thuộc Phái đoàn Wallonie - Bruxelles sẽ tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2010, diễn ra từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 6 năm 2010.
Chiều ngày 21/1, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo giới thiệu về Festival Huế 2010. Festival Huế 2010: Nơi gặp gỡ các thành phố cố đô - Điểm hẹn của Di sản Văn hóa
Chiều ngày 12/01, tại khách sạn Hương Giang, TP Huế, Ban điều hành Lễ hội đền Huyền Trân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân.
Tối ngày 9/1, tại Núi Bân, phường An Tây, UBND TP Huế đã tổ chức Lễ khánh thành Khu tượng đài Anh hùng dân tộc Quang Trung và tái hiện Lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và Trung tâm TDTT tỉnh Bình Định.
Ngày 08/01/2010, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp VHNT Thừ Thiên Huế đã tổ chức trao tặng Tặng thưởng hàng năm cho các tác phẩm-công trình xuất sắc năm 2009 cho 12 tác giả là hội viên của 6 hội chuyên ngành.
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2010), họa sĩ Nguyễn Đình Dàng đã trao tặng bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Bác Hồ gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bên ao Sen tại Hà Tĩnh cho Di tích lịch sử cấp quốc gia - Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.
Sau 2 ngày làm việc (26-27/12) tại Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008) đã thống nhất giới thiệu 37/54 tác phẩm, công trình (thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, âm nhạc, văn nghệ dân gian và văn học) để bỏ phiếu kín, chấm điểm xếp thứ hạng giải thưởng.
Chào mừng 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 21/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “ Chủ tịch Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân” tại trụ sở Bảo tàng, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 10/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 115 năm thành lập , đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và công nhận danh hiệu " bệnh viện hạng đặc biệt".
Chào mừng 58 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Đại hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 7/12, tại Trung tâm Văn hoá Liễu Quán, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ Thuật tỉnh tổ chức triển lãm “ Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2009”.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô là một giải thưởng có uy tín của tỉnh Thừa Thiên Huế, được tổ chức định kỳ 5 năm một lần.
Tối nay, 1/12, tại Nhà Văn hoá thành phố Huế, các nghệ sỹ diễn viên nhà hát TNT đến từ Luân Đôn, Vương Quốc Anh sẽ biểu diễn vở nhạc kịch Quà tặng Giáng sinh (A Christmas Carol) của đại văn hào Charles Dickens, do đạo diễn nổi tiếng Paul Stebbings dàn dựng.
Chiều ngày 24/11, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Những khoảnh khắc Cố đô.
Chiều ngày 23/11, trại Cung An Định, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã khai mạc triển lãm “Cổ vật hiến tặng, tiếp nhận mới”.
Chiều ngày 21/11, hoạ sỹ Phan Ngọc Minh đã tổ chức triển lãm cá nhân mang tên “ Minh & Heritages” (Minh và Di sản) được diễn ra tại khách sạn La RéSidenCe, số 5 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 16/11/2009, ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tiến độ thi công Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại Núi Bân thuộc phường An Tây, thành phố Huế.