“Bài thơ của một người yêu nước mình”

08:52 10/02/2009
HỒ THẾ HÀTrần Vàng Sao là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ anh là tiếng nói giàu nhiệt huyết, xuất phát từ đáy lòng, hướng đến mọi người bằng giọng điệu giãi bày, tâm tình, chia sẻ. Anh sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm của anh để lại dấu ấn thi pháp độc đáo, đặc biệt ở việc xây dựng tứ thơ và kiến trúc bài thơ, ở hình ảnh và sức liên tưởng bất ngờ.

Bài thơ của một người yêu nước mình là điển hình cho phong cách đó của Trần Vàng Sao. Bài thơ đã từng làm xúc động mọi người và tạo cho anh lối đi riêng trong hành trình nghệ thuật chung của nhiều thế hệ nhà thơ từ những năm chiến đấu cho đến hôm nay. Bài thơ dài 155 câu, viết theo lối tự do, được thể hiện theo phương thức điệp từ, điệp cú và khai thác chi tiết, hình ảnh có thật trong kho tình cảm và ấn tượng của chính người thơ nên chân thành và xúc động. Có thể nêu một cách khái quát nét đặc sắc của bài thơ, đó là sự hoà quyện xoắn xuýt cảm xúc trữ tình của nhà thơ với hình tượng Đất nước, được đặt trong liên hệ với mẹ, người thân, người yêu và quê hương nghèo khó cùng khát vọng hoà bình, khát vọng làm người chân chính. Toàn bài thơ là sự hoá giải cho chính nhà thơ và cho mọi người về một tình yêu có sức ám ảnh lớn: Tình yêu Tổ quốc.

Ra đi từ khu vườn đầy tiếng chim ban mai và cảnh vật quê hương với kí ức tuổi thơ nồng ấm, tác giả đã xác lập một cách tự nhiên: “Tôi yêu đất nước này như thế”. Đó là hình ảnh “Gió thổi những bông mía trắng trên sông - Mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua - Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà”; đó là hoa cỏ may, là “một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu” và đặc biệt là hình ảnh người mẹ tảo tần, goá bụa ở tuổi ngoài 50, thương con đến tận cùng xa xót, tận cùng cơ cực “Những buổi trưa buổi tối - Ngồi một mình hay khóc”, “Thương con không cha - Hẩm hiu côi cút”. Và tác giả đã liên hệ với tình yêu rộng lớn: “Tôi yêu đất nước này xót xa”, “Tôi yêu đất nước này cay đắng”.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã vực dậy những hình ảnh có sức lay động, khiến người đọc nghĩ đến không phải một phận người mà là một kiếp đời, là những người cần lao chung số phận buồn cùng đất nước bị chiến tranh, chia cắt.
Mẹ thương con nên cách trở sông đò
Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
Đêm nào mẹ cũng khóc
Đêm nào mẹ cũng khấn thần
Mong con khôn lớn cất mặt với đời
Tôi yêu đất nước này khôn nguôi
Tôi yêu mẹ tôi áo rách
Chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu
Từ tình yêu quê hương tuổi thơ gắn với bao tủi buồn, xa xót, tác giả đã hướng ra đường chân trời của suy tư và khát vọng. Nỗi đau càng lớn bao nhiêu thì khát vọng làm người, khát vọng được ước mơ thành thật càng lớn bấy nhiêu. Mỗi bước đi của người con theo dặm dài sông núi, nhìn lại khu vườn xưa thấy hẹp với biết bao điều chưa cắt nghĩa được đã hình thành một chiều kích khác, chiều kích của sự trưởng thành, của sự ra đi:
Tôi bước đi
Mưa mỗi lúc mỗt to
Sao hôm nay lòng thấy chật
Như buổi sáng mùa đông chưa thấy mặt trời mọc
Con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua
Nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước
Còn lại đây nỗi lặng im của không gian và thời gian hiện thực:
Chim đậu trên cành chim không hót
Khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may
Đến nỗi tác giả phải thốt lên “Tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai” nghe có gì như nghẹn ngào, rưng lệ. Và cứ như thế, hành trình của một người yêu nước mình càng gắn chặt với quê hương, xứ sở và người thân không dễ gì xao nhãng, thiêng liêng và bền vững xiết bao:
Tôi yêu đất nước này áo rách
Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió
Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở
Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài
Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
Tôi yêu đấy nước này như thế
Như yêu cây cỏ ở trong vườn
Như yêu mẹ tôi chịu khó, chịu thương
Nuôi tôi thành người hôm nay
Mỗi đoạn thơ là mỗi nỗi niềm, tâm trạng. Bài thơ dẫn dắt người đọc đi qua từng không gian - thời gian, từng trạng thái tình cảm và hoài niệm đẹp. Chân thành trong hình ảnh, xúc động trong liên tưởng, da diết trong tình yêu và đẹp trong tư thế và nhận thức của nhân vật trữ tình đã làm cho bài thơ có sức nội cảm mạnh trong người đọc. Tác giả đã đánh thức những tiềm năng sâu thẳm ở chúng ta một điều gì đó đồng nghĩa với tình yêu nguồn cội và sự chia sẻ, hiến dâng:
Tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
Thuở tóc kẹp tuổi ngoan học trò
Ao trắng và chùm hoa phượng đỏ
Trong bước chân chim sẻ
Ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi
Để giờ đây:
Khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại
Ngó cây cam, cây cải
Thương mẹ già như chuối ba hương
Em chưa buồn
Vì chưa rách áo
Tôi yêu đất nước này rau cháo
Bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu
Ao đứt nút qua cầu gió bay
Tuổi thơ em hãy giữ cho ngoan
Không ồn ào, to tiếng, bài thơ vẫn trong mạch tâm tình, đồng hiện những ký ức gần và ký ức xa, để triển khai tứ thơ đến chiều sâu của suy tưởng, triết luận. Tình yêu Tổ quốc không có trong mỗi người nếu không xuất phát từ những gì gần gũi, thiêng liêng nhất. Vì vậy mà tác giả đã đẩy liên tưởng lên tầm khái quát để nghĩ suy, tự hào về Đất nước.
Tôi yêu đất nước này lầm than
Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển
Ăn rau rìu rau có rau trai
Nuôi lớn người từ ngày mở đất
Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ
Một tiếng nói cũng đẩy hồn Thánh Gióng.

Đất nước với truyền thống ấy nhất định không thể sống quỳ, không thể cúi đầu làm nô lệ. Tình yêu nước phải đồng nghĩa với sự đấu tranh để giành lại sự thống nhất, độc lập, tự do; để được hạnh phúc, để Nam Bắc một nhà. Từ chân trời của quê hương, của một người phải ra đi đến với chân trời của Tổ quốc, của mọi người, “Những người yêu nước mình” đã gặp nhau trong tình đồng chí, đồng bào cao cả, dù họ chưa quen mặt, biết tên, nhưng “Cùng sống chung trên đất / Cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam / Cùng có chung tên gọi Việt Nam / Mang vết thương chảy máu ngoài tim”. Và cao hơn tất cả là hành động xả thân để tổ quốc này mãi mãi là Tổ quốc của Nhân dân, của một cuộc diễu binh hùng vĩ: “Cùng anh em cất cao tiếng nói / Bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do”. Bình dị mà vững chãi, gian khổ mà tin yêu mãnh liệt biết bao, dù trước mắt vẫn còn cảnh “Mẹ bồng con lên non ngồi cầu ái tử”, nhưng “Đất nước hôm nay đã thấm hồn người”. Ái Tử - Vọng Phu - Hồn Người - Non Cao... là những từ ngữ gây ấn tượng mạnh, có tính ẩn dụ cao để thể hiện tận cùng sâu thẳm nỗi đau chia cắt, khát vọng chiến đấu và chiến thắng.

Đến đây, bài thơ chùng xuống trong nỗi nhớ và niềm tin thống nhất ở ngày mai. Khổ kết như sự đúc kết của tình yêu đất nước. Cái đích của sự ra đi đầu bài thơ giờ sắp viên thành với tình yêu rộng lớn hơn nhiều. Đó là tình yêu của những người yêu nước mình chân chính nhất nhưng cũng giản dị, bình tâm nhất.
Đất nước này còn chua xót
Nên trông ngày thống nhất
Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam
Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc
Lòng vui hôm nay không thấy chật
Tôi yêu đất nước này chân thật
Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
Và yêu tôi đã biết làm người
Cứ trông đất nước mình thống nhất.
Nét độc đáo nghệ thuật của bài thơ không phải ở vần điệu ngọt ngào mà chính là ở cách đặt vấn đề và lí giải vấn đề một cách xúc động, thuyết phục. Bài thơ cứ như sự dâng trào của cảm xúc và tâm trạng, nhưng là cảm xúc, tâm trạng đã “thấm hồn người” nên rất logic và chặt chẽ. Với sự vững chắc trong nghề thơ và trong tư duy thơ như thế nên bài thơ dài mà không dàn trải, không thừa chữ, thừa ý. Sự lặp lại những hình ảnh mẹ, quê hương, ngôi nhà, dòng sông, trẻ thơ... là một thủ pháp nghệ thuật để chứng minh cho tình yêu đất nước rộng lớn là có cơ sở. Điệp cú “Tôi yêu đất nước này” được tái hiện sau mỗi hoàn cảnh là một độc đáo của Trần Vàng Sao, thể hiện được hành trình tâm hồn, hành trình yêu nước của không chỉ của nhà thơ mà của tất cả con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau. Kết thúc bài thơ mà điệp cú ấy cứ vang lên:
- Tôi yêu đất nước này xót xa
- Tôi yêu đất nước này khôn nguôi
- Tôi yêu đất nước này như thế
- Tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
- Tôi yêu đất nước này lầm than
- Tôi yêu đất nước này chân thật
Bài thơ của một người yêu nước mình
đã thành bài thơ của những con người Việt chân chính yêu nước mình. Cảm ơn thi sĩ Trần Vàng Sao đã cho ta một lẽ sống, một cách làm người cao đẹp.
                    H.T.H.

(nguồn: TCSH số 192 - 02 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN NHẬT THƯTrong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức “quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê hoặc.

  • NGUYỄN XỚNXét trên quy mô toàn cầu, vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển phi mã của công nghệ và ý thức máy tính, văn học đã biểu hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế này được mang vào thế kỷ mới một cách dễ dàng, không hề gặp một sự kiểm soát nào.

  • BÙI MINH ĐỨCLGT: Công trình khảo cứu dưới đây, phần lớn đã được công bố trong Hội thảo khoa học “Tây Sơn - Thuận Hóa và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung”. Một số báo, tạp chí đã lược trích đăng một phần bài viết. Mới đây, tác giả-bác sỹ Bùi Minh Đức (Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Mũi Học Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Đức Quốc (FachArzt HNO), nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Khoa Huế trước 1975) đã gửi cho SÔNG HƯƠNG công trình khảo cứu này (có sửa chữa và bổ sung) để độc giả tạp chí có đầy đủ tư liệu. Trân trọng những lý giải khoa học hết sức mới mẻ của tác giả, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu toàn văn công trình này.

  • BỬU NAM Gặp Trần Đình Sử trong một hội thảo lớn toàn quốc, hội thảo "Tự sự học" do anh đồng khởi xướng và đồng tổ chức, tôi xin anh một cuộc trò chuyện về tình hình lý luận và phê bình văn học hiện nay. Anh vui vẻ gật đầu và nói: "Gì thì gì không biết, chứ với Tạp chí Sông Hương, tôi không thể khước từ. Trước hết, đây là một tạp chí văn học đứng đắn, có sắc thái riêng, vả lại còn là tình cố hương, bởi dù gì thì gì tôi vẫn là người con của xứ Huế cố đô."

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa)*

  • PHẠM PHÚ PHONGNguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu... tên tuổi của anh đã nổi bật trong và ngoài nước.

  • PHONG LÊ(Nhìn từ bình diện ngôn ngữ)Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Văn học dân tộc do vậy cũng là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển theo lịch sử.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…”            Paul Valéry

  • TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.

  • NHỤY  NGUYÊN thực hiện

     

    Thi nhân Việt Nam hiện đại  - bộ bản thảo trường thiên hoành tráng về nền thi ca Việt hiện đại dự tính 4.000 trang khổ 15,5 x 20,5 cm, bao gồm 2.200 trang tiểu luận và 1.800 trang tuyển thơ của nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.

  • NGUYỄN VĂN THUẤNLTS: Nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ” bao gồm sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đến từ các trường đại học ở Huế (chủ yếu là Khoa Ngữ văn - ĐHSP Huế), với sự chủ trì của Ts. Trần Huyền Sâm. Nhóm hình thành trong tháng 6 - 2008 vừa qua với sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương và Nhà sách Cảo Thơm.

  • Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc.

  • LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

  • Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là văn học hiện đại Việt .

  • Trong thập niên 1970 danh từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, là khoa ký hiệu học.

  • Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.

  • Mới đây, trong khi tìm tài liệu ở Thư viện quốc gia, tôi tình cờ đọc bài báo thuộc thể loại văn hóa - giáo dục: “Giáo sư Vũ Khiêu - Học chữ để làm người” trên chuyên mục Trò chuyện cuối tháng báo An ninh Thế giới số tháng 9/2005, do Hồng Thanh Quang thực hiện.

  • (Muốn khẳng định cuộc đời của mình không ai không thêm vào đó chút ít huyền thoại)                                 - M. Jourhandeau -

  • Văn học, từ xưa đến nay là sự khám phá không ngừng nghỉ về con người, đặc biệt về tâm hồn con người. Khám phá đó giúp cho con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng có nghĩa là con người sẽ biết sống tốt đẹp hơn, chất lượng sống do đó sẽ được nâng cao.

  • Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yếu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.