“ Sóng nước Tam Giang” - ngày hội mang dấu ấn của vùng quê sông nước

16:29 07/04/2010
Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

Xuất phát đội đua- Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2010 và hướng đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời gìn giữ, phát huy và quảng bá tiềm năng của địa phương, là cơ hội để giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch của vùng đất lịch sử Quảng Điền với du khách trong và ngoài nước.
 

Mênh mông sóng nước Tam Giang - Ảnh: LVT


Quảng Điền từng là vùng đất biên cương cực nam của Tổ quốc với thành Hóa Châu lừng lẫy một thời. Nơi đây cũng từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trên con đường mở đất về phương Nam. Với bề dày lịch sử đó, mảnh đất Quảng Điền đang ôm ấp trong mình những trầm tích văn hóa đa dạng, phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ ghi dấu một thời vàng son của vùng đất lịch sử này. Không chỉ thế, ngày nay Quảng Điền còn được biết đến với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch…

Hội vật làng thủ Lễ- Ảnh: Phòng VH-TT QĐ


Tại đây, du khách sẽ được tận hưởng làn gió mát từ phá Tam Giang thơ mộng thổi vào và hòa mình vào các hoạt động mang tính cộng đồng của ngày hội như: Xem triển lãm ảnh thời sự - nghệ thuật về Quảng Điền, với gần 60 ảnh màu chụp phong cảnh làng quê, hoạt động sản xuất, các di tích lịch sử, văn hóa, đời sống sinh hoạt, con người Quảng Điền; Đêm thơ Quảng Điền; Thưởng thức các món ăn dân dã của các làng quê như: bún, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, tôm chấy, bánh ướt thịt heo, xôi đường, và các món ăn đặc sản của vùng sông nước Tam Giang; Hội trại thanh niên Quảng Điền cũng sẽ được diễn ra trong suốt quá trình tổ chức lễ hội, nhiều trò chơi dân gian, truyền thống như: thi thả diều, thi bịt mắt đập om, thi kéo co, dạ hội hóa trang, lửa trại, thi đôi nhảy đẹp, thi bắt trìa trên phá; Cùng với các môn thể thao truyền thống: Đu tiên, Vật võ và đặc biệt là đua ghe câu trên phá Tam Giang - loại hình đặc trưng của vùng sông nước Quảng Điền.

Hội Đu Tiên- Ảnh: Phòng VH-TT QĐ


Chương trình nghệ thuật tổng hợp của đêm khai mạc sẽ là điểm nhấn của ngày hội “Sóng nước Tam Giang”, với nhiều nội dung phong phú, mang tính nghệ thuật cao, thắm đượm bản sắc văn hóa dân gian của vùng đầm phá ven biển, sẽ được diễn ra vào tối ngày 1/5, gồm 3 chương: Chương 1: “Hành trình mở cõi” bao gồm các tiết mục thể hiện quá trình hình thành và phát triển của vùng đất sông nước Tam Giang - Quảng Điền; Chương 2: “Nắng gió Tam Giang”, thể hiện phong tục tập quán, cuộc sống lao động, sản xuất và cảnh đẹp của miền sông nước Tam Giang – Quảng Điền. Chương 3: “Quảng Điền ngày mới”, thể hiện sức sống mới trên con đường xây dựng và phát triển mạnh mẽ của quê hương Quảng Điền... Chương trình sẽ có sự tham gia của gần 100 ca sỹ, nghệ sỹ, diễn viên, trong đó có 04 ngôi sao ca nhạc hàng đầu của Việt Nam là Thanh Lam, Phương Thanh, Tùng Dương, NSUT Thoại Mỹ, dự kiến diễn ra trong khoảng 105 phút ở sân khấu nổi đặt trên mặt nước phá Tam Giang, với hàng chục con đò nhỏ làm phông nền, sẽ tạo nên một cảnh sắc vô cùng độc đáo... Chương trình  được truyền hình trực tiếp trên kênh TRT1 của Đài PTTH tỉnh Thừa Thiên Huế và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh tiếp sóng và phát qua hệ thống truyền hình Cáp...

Sản phẩm của làng nghề đan lát Bao La - Ảnh: LVT


Ngoài ra, nhiều tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trên phá Tam Giang và tham quan các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương như: đình làng Thủ Lễ, thành Hóa Châu, khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, làng nghề đan lát Bao La… cũng sẽ được tổ chức trước, trong và sau ngày hội để du khách có dịp tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ ngơi.

Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” là một hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng cao, cũng là dịp để giới thiệu về tiềm năng, kinh tế, văn hóa, du lịch của vùng đất Quảng Điền có bề dày lịch sử gắn với mhiều di tích nổi tiếng, nhiều sản vật phong phú độc đáo. Qua đó, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian, những làng nghề truyền thống cũng như tạo tiền đề cho việc tổ chức lễ hội vào những năm tiếp theo nhằm thu hút đầu tư để phát triển kinh tế của địa phương.

PV








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.

  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.