'Tín ngưỡng Thờ mẫu Âu Cơ' là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

14:39 22/03/2017

Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao Bằng chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho lãnh đạo huyện Hạ Hòa. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Phát biểu tại buổi lễ đón nhận, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khẳng định, Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ ở đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa là Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của huyện Hạ Hòa và cũng là loại hình di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng đầu tiên của tỉnh Phú Thọ được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, ông Hà Kế San đề nghị huyện Hạ Hòa tích cực, chủ động phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và du lịch và các ngành chức năng liên quan triển khai các giải pháp cụ thể để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị của di sản, trong đó tập trung tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản; khuyến khích nhân dân giữ gìn và trao truyền các nghi thức thực hành di sản một cách bền vững; có biện pháp bảo vệ không gian văn hóa, tu bổ, phục hồi và quản lý tốt quần thể di tích Đền Mẫu Âu Cơ; xây dựng chương trình hành động để bảo vệ di sản đảm bảo để Di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ trường tồn và phát huy tốt các giá trị trong đời sống đương đại.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương, Hạ Hòa (Phú Thọ) được biểu hiện và thực hành qua nhiều hình thức, trong đó, tập trung nhất vào việc tổ chức thờ cúng Mẫu Âu Cơ và các con, cháu của Mẫu. Từ ngày mùng 7- 9 tháng Giêng: Nghi lễ lớn nhất, cúng lễ Mẫu Âu Cơ, được người dân nơi đây gọi là Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ là môi trường giáo dục cụ thể, sâu sắc và hết sức hiệu quả về truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành kính ngưỡng vọng và tri ân tổ tiên cùng những người có công với quê hương, đất nước của các thế hệ người Việt Nam; góp phần xây đắp, củng cố khối đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Với ý nghĩa sâu sắc đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã Quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc vinh danh “Tín ngưỡng Thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là việc làm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt, góp phần làm phong phú hơn vào hệ thống Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ- di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Tạ Văn Toàn (TTXVN)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THẾPhước Tích là một trong những ngôi làng được hình thành từ thế kỷ XV thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ban đầu, vào thời Lê sơ làng có tên là Dõng Quyết, sau đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn làng có tên gọi là Hoàng Giang, đến triều các vua Nguyễn, làng được đặt tên là Phước Tích cho đến nay.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNHuế là một trung tâm văn hóa Việt Nam, các di tích thuộc Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là hai di sản văn hóa của nhân loại. Điều đó không có gì phải bàn luận nữa. Điều mà chúng ta quan tâm, ngoài cái phần vật chất đó, ngoài Nhã nhạc cung đình Huế thì cái hồn, cái phần phi vật chất của trung tâm văn hóa Huế là cái gì, hiện ở đâu, làm thế nào để có thể tiếp cận và toàn cầu có thể sử dụng phát huy được?

  • NGUYỄN HỮU THÔNG Biểu tượng khu trung tâm trong quan niệm của nhiều tộc người, phần lớn đều liên quan đến các mối thông linh với thế lực siêu nhiên. Hệ đức tin biểu thị từ sự chọn lựa địa điểm thiết lập vùng trung tâm của người xưa, cũng mang mô hình gốc của thần thánh. Sự chọn lựa này có ý nghĩa quyết định và là công việc đầu tiên trong quá trình thiết lập một vùng cư trú.

  • NGUYỄN VĂN CAOLTS: “Thành phố và phát triển địa phương” là hai chủ đề tại Đại hội đồng lần thứ 27 của Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tổ chức tại Huế từ ngày 24 đến ngày 26-10-2007, hội tụ trên 200 đại biểu là thị trưởng của các thành phố thành viên thuộc 46 nước trên thế giới. Đây là đại hội đồng lần đầu tiên tổ chức tại Việt và là lần thứ 2 diễn ra tại khu vực Đông Á (năm 2003 đã tổ chức tại Pnômpênh, Campuchia).

  • THÁI DOÃN LONGVà tôi cũng muốn mượn ý châm ngôn về Sêda để nói rằng cái gì thuộc về Quang Trung hãy trả lại cho Hoàng đế Quang Trung.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Như chúng ta đã biết: Hoàng Cung, Bảo tàng cổ vật, các lăng vua Nguyễn ở Huế là những nơi lưu giữ các cổ vật quý của triều Nguyễn và Huế xưa.

  • PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...

  • Những ai đã từng đi đường bộ từ Bắc vào Nam đều phải vượt đèo Hải Vân và đã chứng kiến cái di tích Hải Vân Quan đứng sừng sững trên đỉnh đèo nhìn về phía vịnh Đà Nẵng.

  • Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.

  • Toàn cầu hóa đang là một xu thế, một hiện tượng rộng lớn bao trùm khắp thế giới, không chỉ về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và đời sống. Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề thời sự của thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết, có tính sống còn của mỗi dân tộc khi phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.