Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Con đường khổ, mịt mù gió cát mà năm xưa Đường Tam Tạng cùng các đệ tử vượt qua để tới Tây Trúc thỉnh kinh đã trở thành huyền thoại được người đời sau nhắc tới với niềm kính phục. Cuốn sách nhỏ Dõi bước Huyền Trang do các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch và biên soạn có thể xem như nhật ký hành trình của ngài.
Cuốn sách bắt đầu với việc dõi theo những bước chân của Đường Huyền Trang bắt đầu từ Trường An, nơi độc giả có thể hiểu được gia thế, tiểu sử cũng như lý do khiến ngài bước chân vào cuộc du hành.
Từ nhỏ, Pháp sư Huyền Trang (tên tục Trần Huy) đã nổi danh là thông minh đĩnh ngộ, năm 13 tuổi ngài đã xuất gia, học kinh Niết Bàn quên ăn bỏ ngủ. Năm 20 tuổi, kinh sách tại Ích Châu ngài đều đã xem qua, chỗ học kinh luận đã cùng, ngài vào kinh thành gặp gỡ các vị giảng sư để tham hỏi những điểm còn nghi vấn. Tuy nhiên có nhiều điểm giảng giải của các giảng sư mâu thuẫn nhau khiến cho Huyền Trang nảy sinh ý định qua Ấn Độ để tự mình tìm hiểu. Thoạt đầu ý định đó chưa được chấp nhận, nhưng ngài vẫn giữ vững chí nguyện, "rèn luyện sự kiên gan bền chí và sức chịu đựng, chuẩn bị cho chuyến Tây du" bắt đầu từ năm 629.
Lúc còn trên đất Trung Quốc thì đoàn của ngài bị quan quân vâng lệnh vua truy đuổi, ban ngày lẩn trốn, đêm mới dám đi. Ra khỏi Ngọc Môn Quan thì đi vào sa mạc Gobi "nhìn chỉ thấy mịt mù trời và cát, trên không bóng chim bay, dưới không bóng thú chạy", suốt bốn đêm năm ngày ngài không có lấy một giọt nước, "cổ họng khô bỏng gần như sắp chết, nằm quỵ trên sa mạc". Đệ tử đã rời bỏ ngài từ lâu, suốt 800 dặm "chỉ có mình ngài và con ngựa gầy nương nhau", "những nguy nan không bút nào tả hết" (trích sách). Nhưng đây chỉ mới là chặng hiểm nghèo thứ nhất.
Cứ như thế, ngài trải qua năm chặng hành trình gian khổ với biết bao kiếp nạn, đồng thời cũng gặp không ít kỳ tích, gồm: Trong lãnh thổ Trung Quốc (Từ Trường An đến Ngọc Môn Quan), Vùng Tân Cương: từ sa mạc Gobi đến dãy Thiên Sơn, Vùng Trung Á: phía Tây Thiên Sơn đến Kế Tân, Ấn Độ và Đường trở về.
Bên cạnh đó, tập sách này cũng ghi chép tỉ mỉ những cuộc gặp gỡ, đàm đạo giữa Pháp sư Huyền Trang cùng các vị vua, các cao tăng có duyên gặp gỡ. Những người đã khen ngợi ngài, những người đã chất vấn ngài. Ngoài ra, đây đó trong tập sách, người đọc có thể rơi lệ ngậm ngùi trước những sự tích Phật giáo, chẳng hạn sự tích Vương tử Ma-ha-tát-đỏa xả thân cứu bảy con cọp bị đói, cho đến nay "đất đai trong vùng vẫn đỏ và cây cỏ đều có sắc đỏ" như thấm máu của ngài.
Theo Bạch Tiên - vnexpress
VƯƠNG HỒNG HOAN
(Đọc: "Con người thánh thiện" tập truyện ngắn của Hữu Phương)
HOÀNG KIM NGỌC
Hồ Anh Thái thuộc số các nhà văn mà người đọc có thể “ngửi văn” đoán ra ngay tác giả. Bởi anh đã tạo cho mình được một giọng điệu không lẫn vào đâu được (dù nội dung kể ở mỗi cuốn sách là khác nhau).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân Tuyển tập Nguyễn Khắc Thứ vừa được xuất bản)
PHONG LÊ
Tính chiến đấu và chất thép - đó là nét quán xuyến trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, và cố nhiên bao trùm cả hoạt động viết của Người.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nếu tôi không nhầm thì phần lớn bạn đọc chưa hề biết tên bà Cao Ngọc Anh; nói chi đến việc nên hay không nên dành cho bà một vị trí trong làng thơ Việt Nam.
VÕ QUÊ
Ngày hồng (Nxb. Thuận Hóa, 2023) như tên gọi tập thơ là cả một cuộc hành trình dài “kỷ niệm bốn mươi tám năm ngày thống nhất đất nước”, “kỷ niệm bốn mươi tám năm chuyến đò dọc hẹn ước của Duy Mong - Xuân Thảo”.
MAI VĂN HOAN
Nguyễn Đắc Xuân là nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế. Đời thơ tôi (Nxb. Hội Nhà văn, 2022) là tập thơ chính thức đầu tiên anh gửi tới bạn đọc.
HỒNG NHU
(Bài nói trong buổi tổng kết, trao giải cuộc thi thơ 1996 do Hội VHNT TT. Huế tổ chức. Nhà thơ Hồng Nhu, trưởng BCK trình bày)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Thật khéo, nữ sĩ Trần Thùy Mai trở về Huế vui xuân và gặp gỡ các bạn văn quen biết trong tòa soạn Tạp chí Sông Hương thân thuộc đúng vào lúc bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân ra mắt bạn đọc.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
1. Trong đời văn của Nguyễn Huy Tưởng có một ngày có thể được coi là trọng đại. Đó là ngày 8 Juin 1942. Ngày ấy ông chép lại vở kịch cũ Vũ Như Tô.
VƯƠNG HỒNG HOAN
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bính là một thi sĩ được nhiều người yêu thích và trân trọng. Cuộc đời và thơ ông luôn luôn được nhắc đến trong bạn đọc nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác.
LÊ XUÂN VIỆT
(Nhân đọc hồi ký "Âm vang thời chưa xa" của Xuân Hoàng. Nxb Văn học và Hội Văn nghệ Quảng Bình 1996)
LÊ THANH NGA
Châu Âu - một không gian văn hóa mà nền dân chủ phát triển trước nhất trong lịch sử nhân loại - ngay từ thời trung cổ đã là trung tâm của lễ hội Carnaval (tiếng Việt: lễ hội giả trang).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chuyện cũ Tử Cấm Thành - Kịch bản tuồng lịch sử của Nguyễn Phước Hải Trung - Nxb. Văn học, 2022)
PHONG LÊ
Hơn 60 năm sáng tác và với tuổi đời ngoài 80, Tố Hữu là nhà thơ luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.