'Công chúa nhỏ' - bài học về nhân cách lớn

08:51 25/09/2014

Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.

Sách "Công chúa nhỏ" do Nguyên Tâm dịch, mới được phát hành ở Việt Nam.

Cô tiểu thư 7 tuổi Sara Crewe phải rời xa mảnh đất Ấn Độ đầy nắng để tới London xa xôi. Đại úy Crewe - cha của Sara - đã tìm cho con gái một ngôi trường tốt: trường tư thục của cô Minchin. Để Sara luôn có cuộc sống thoải mái của một nàng công chúa, Đại úy Crewe mua cho con gái một tủ áo hoành tráng đầy áo lông đắt tiền, mũ gắn lông đà điểu và cả bít tất lụa. Chúng khiến nhiều phụ nữ trong cửa hàng thời trang không khỏi ngạc nhiên. Họ nghĩ cô bé có đôi mắt luôn mở to màu xám khói và mái tóc đen hẳn phải là con gái của một vương công Ấn Độ.

Ở đây Sara sống cuộc sống của một nàng công chúa. Cô bé có hầu gái riêng, có một căn phòng rộng rãi, với phòng khách và bàn để uống trà chiều cùng các bạn. Sara đã tỏ rõ sự thông minh của mình khi có thể nói chuyện thật trôi chảy và mượt mà bằng ngoại ngữ. Là một đứa bé ngoan ngoãn, hòa đồng và dễ mến, Sara như thể một thiên thần ở trường học. Sara giúp Ermegarde trong học tập và luôn khích lệ cô bạn nhút nhát của mình. Nhờ có Sara mà Ermegarde xóa đi mặc cảm tự ti rằng mình chỉ là một đứa ngốc nghếch và béo ú. Cô bé luôn quan tâm, dỗ dành Lottie - một cô bé 4 tuổi tội nghiệp không còn mẹ. Ngay với cả Becky - phụ việc ở dưới bếp, người luôn ám đầy mùi khói và dầu mỡ, Sara cũng đối xử chân thành. Chính những điều này khiến một người phụ nữ nhỏ nhen, ích kỷ như cô Minchin không hài lòng. Nhưng vì gia tài kếch xù của Sara, người đàn bà tham lam ấy vẫn chiều chuộng cô bé hết lòng.

Vào ngày sinh nhật lần thứ 11, mọi tai họa ập đến với Sara. Cô được tin Đại úy Crewe chết vì bệnh sốt rét rừng ở Ấn Độ. Gia tài kếch xù của Sara bị mất sạch vì công việc làm ăn thất bại của bố. Giờ đây, cô chỉ là một đứa bé không người thân, không một xu dính túi. Số tiền bỏ ra để tổ chức sinh nhật cũng sẽ không có ai thanh toán. Cô Minchin vô cùng tức giận và lập tức lộ bộ mặt thật của mình. Sara tội nghiệp từ đó phải cởi bỏ những bộ quần áo đắt tiền, mặc một bộ váy đen cũ kỹ và xuống làm việc dưới bếp.

Căn phòng rộng rãi với nội thất đắt đỏ không còn nữa. Thay vào đó là căn buồng áp mái bẩn thỉu và lạnh lẽo. Nhưng bằng một nhân cách cao thượng Sara đã dũng cảm đối mặt với nghịch cảnh. Cô bé không hề van lơn hay cầu xin sự giúp đỡ. Cô bé vẫn cư xử thật nhã nhặn với tất cả mọi người: luôn lịch sự, không hề nổi xung ngay cả với những kẻ nhạo báng mình.

Sara tin rằng mình là "công chúa" nếu cư xử như một công chúa. Tuy mất đi tiền bạc nhưng Sara vẫn còn những người bạn tốt bụng như Becky, Lottie và Ermegarde. Bằng một trái tim lạc quan và yêu đời, Sara luôn tìm thấy hạnh phúc ở căn buồng áp mái cũ kỹ.

Tình cảm, sâu sắc, lay động và đầy nhân văn, Công chúa nhỏ là một kiệt tác của Frances Hodgson Burnett. Ban đầu, tác phẩm là một vở kịch được trình diễn trên sân khấu Broadway vào năm 1902. Chính sự đón nhận nhiệt tình của công chúng đã thôi thúc Burnett viết thành tiểu thuyết và ra mắt tại Mỹ vào năm 1905. Nổi tiếng thế giới với cái tên Sara Crewe, tiểu thuyết này đã 7 lần được chuyển thể thành phim với các phiên bản của Mỹ, Nga, Anh và Nhật Bản. 

Frances Hodgson Burnett viết văn từ khi 19 tuổi, nhưng mãi đến năm 30 tuổi bà mới gây được chú ý với các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ngoài Công chúa nhỏ bà còn được độc giả Việt Nam biết đến với  tiểu thuyết Khu vườn bí mật.

Nguồn: Quỳnh Anh - vnexpress

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)