Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Bộ Việt sử diễn nghĩa (NXB KHXH, Sách Khai Tâm, quý 2/2015) của nhóm tác giả Tôn Thất Hân (1854 - 1943), Hồng Nhung (1844 - 1923), Hồng Thiết (1850 - 1937) do nhà nghiên cứu Phan Đăng (Thừa Thiên - Huế) bắt đầu chuyển ngữ từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ gần 40 năm trước, nay mới được xuất bản.
Sách trải dài từ họ Hồng Bàng (khoảng thế kỷ 29 TCN) cho đến hết nhà Hậu Lê, lúc đưa hài cốt Lê Chiêu Thống từ Trung Quốc về nước (đầu thế kỷ 19).
Ngoài bộ Việt sử diễn nghĩa, trong lần xuất bản này còn in kèm Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca (xem như phần rút gọn, gồm 808 câu thơ 4 chữ), do hai anh em Hồng Thiết - Hồng Nhung biên soạn sau đó.
Tuy được viết với tâm thế của triều Nguyễn nhưng Việt sử diễn nghĩa không mất đi tính khách quan của lịch sử, đây là điều rất đáng chú ý. Sách cũng diễn tả được những nguyên nhân, mâu thuẫn, rối ren, sự bất lực giữa các tập đoàn phong kiến với nhau; giữa các tập đoàn phong kiến với nhân dân; những bộc phát, khởi nghĩa của người dân.
Ví dụ: “… Đăng Dung di giá Bảo Châu/ Trong ngoài quyền bính tóm thâu một mình”. “… Trịnh Tráng lòng đã chẳng ngay/ Cơ mưu trí thuật cũng tay gian hùng”.
Nhìn chung Việt sử diễn nghĩa có cách tạo ý và gieo vần gần gũi, rất dễ nhớ. Nếu chỉ cần sự hình dung về tinh thần chung của lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến hết đầu thế kỷ 19, đọc qua vài lần sách này là nắm được. Quả là, sử có gì mà đáng sợ.
Độc giả có thể đọc vài trích đoạn trong Việt sử diễn nghĩa:
“… Quân ta từ chốn Ninh Kiều/ Đến nơi Tốt Động phá nhào quân Minh/ Mã Kỳ, Phương Chính hồn kinh/ Vương Thông thương trọng vào thành Đông Quan/ Quân ta xung đột phá tan/ Chém đầu Hiệp, Lượng Minh quan hai người/ Minh bèn thua chạy rã rời/ Quan quân thừa thắng đến nơi vây thành”.
"Nguyên nhân chẳng biết nhu hoài/ Lao binh nhọc võ để cười ngàn thu/ Nên xui tướng soái đều thua/ Mã Nhi bị bắt, Toa Đô mất đầu”.
Một trích đoạn trong Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca: “Đánh cùng quân Tàu; Phá Tàu tan hoang/ Quân Tàu thua chạy/ Lui về Nam quan/ Nguyễn Huệ khiến sứ/ Qua Tàu tạ tội/ Xin cho chức quyền/ Giữ gìn bờ cõi”.
Theo Báo Thể thao & Văn hóa
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013
Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt
Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố
Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.