Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Bộ Việt sử diễn nghĩa (NXB KHXH, Sách Khai Tâm, quý 2/2015) của nhóm tác giả Tôn Thất Hân (1854 - 1943), Hồng Nhung (1844 - 1923), Hồng Thiết (1850 - 1937) do nhà nghiên cứu Phan Đăng (Thừa Thiên - Huế) bắt đầu chuyển ngữ từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ gần 40 năm trước, nay mới được xuất bản.
Sách trải dài từ họ Hồng Bàng (khoảng thế kỷ 29 TCN) cho đến hết nhà Hậu Lê, lúc đưa hài cốt Lê Chiêu Thống từ Trung Quốc về nước (đầu thế kỷ 19).
Ngoài bộ Việt sử diễn nghĩa, trong lần xuất bản này còn in kèm Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca (xem như phần rút gọn, gồm 808 câu thơ 4 chữ), do hai anh em Hồng Thiết - Hồng Nhung biên soạn sau đó.
Tuy được viết với tâm thế của triều Nguyễn nhưng Việt sử diễn nghĩa không mất đi tính khách quan của lịch sử, đây là điều rất đáng chú ý. Sách cũng diễn tả được những nguyên nhân, mâu thuẫn, rối ren, sự bất lực giữa các tập đoàn phong kiến với nhau; giữa các tập đoàn phong kiến với nhân dân; những bộc phát, khởi nghĩa của người dân.
Ví dụ: “… Đăng Dung di giá Bảo Châu/ Trong ngoài quyền bính tóm thâu một mình”. “… Trịnh Tráng lòng đã chẳng ngay/ Cơ mưu trí thuật cũng tay gian hùng”.
Nhìn chung Việt sử diễn nghĩa có cách tạo ý và gieo vần gần gũi, rất dễ nhớ. Nếu chỉ cần sự hình dung về tinh thần chung của lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến hết đầu thế kỷ 19, đọc qua vài lần sách này là nắm được. Quả là, sử có gì mà đáng sợ.
Độc giả có thể đọc vài trích đoạn trong Việt sử diễn nghĩa:
“… Quân ta từ chốn Ninh Kiều/ Đến nơi Tốt Động phá nhào quân Minh/ Mã Kỳ, Phương Chính hồn kinh/ Vương Thông thương trọng vào thành Đông Quan/ Quân ta xung đột phá tan/ Chém đầu Hiệp, Lượng Minh quan hai người/ Minh bèn thua chạy rã rời/ Quan quân thừa thắng đến nơi vây thành”.
"Nguyên nhân chẳng biết nhu hoài/ Lao binh nhọc võ để cười ngàn thu/ Nên xui tướng soái đều thua/ Mã Nhi bị bắt, Toa Đô mất đầu”.
Một trích đoạn trong Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca: “Đánh cùng quân Tàu; Phá Tàu tan hoang/ Quân Tàu thua chạy/ Lui về Nam quan/ Nguyễn Huệ khiến sứ/ Qua Tàu tạ tội/ Xin cho chức quyền/ Giữ gìn bờ cõi”.
Theo Báo Thể thao & Văn hóa
Sáng ngày 10/12/2023, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan tổ chức chào đón đoàn khách từ Du tàu Diamond Princess cập Cảng Chân Mây.
Chiều tối ngày 11/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2023). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Tối ngày 08/12, tại quảng trường Ngọ Môn – Đại Nội Huế đã diễn ra chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 với chủ đề “Giai điệu bốn mùa”.
Sáng 08/12/2023, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể Thao (23 – 25 đường Lê Lợi), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật “Huế - vùng đất thân thiện” năm 2023.
Chiều ngày 06/12, Bảo tàng Lịch sử tỉnh đã tổ chức buổi lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật, khen thưởng một số cá nhân có thành tích trong việc trao tặng hiện vật.
Sáng ngày 08/12, tại Thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “ Đề cương không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế”.
Chiều ngày 5/12, tại không gian Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm mỹ thuật, làng nghề truyền thống, ẩm thực Huế (số 15 Lê Lợi, TP.Huế), Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tác phẩm mỹ thuật - Sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Huế”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập bảo tàng Mỹ thuật Huế (2018- 2023).
Chiều ngày 01/12/2023, Ban Sơ khảo Cuộc thi “Thơ Huế 2023” vừa có buổi họp đánh giá và tuyển chọn các tác phẩm thơ dự thi.
Tối ngày 29/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2024 gắn với định hướng Festival Bốn mùa với chủ đề: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Ngày 27/11, Đại học Huế phối hợp cùng với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức lễ trao học bổng cho sinh viên.
Chiều ngày 27/11, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đã tổ chức họp báo kỳ họp thường lệ lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chiều 24/11, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác về đề tài phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Chiều này 22/11, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc và Hội Mỹ thuật Hàn Quốc tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật giao lưu tranh Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề "Song hành".
Chiều ngày 22/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức ký kết ghi nhớ hợp tác và Giao lưu biễu diễn âm nhạc cung đình giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Chiều ngày 21/11, tại Trường Lang Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hơp với tổ chức Nhịp cầu Nhiếp ảnh châu Á tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế trong tim tôi”.
Chiều 21-11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 và chương trình Huế by Light - The Live Show.
Sáng ngày 21/11, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Ngọc xuất danh sơn”. Triển lãm chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thờ Nguyễn (2013-2023).