'Mê mệt' với những món bánh Huế

15:35 26/05/2014

Đến Huế mà chưa thưởng thức hết những món bánh bèo, bánh nậm, lọc, ít, ram, khoái... thì quả là đáng tiếc.

Bánh ram ít Huế

Ở Huế, những món bánh này có thể tìm được ở khắp mọi nơi, nhưng theo chỉ dẫn của người bạn “thổ địa”, nếu chọn nơi ăn hợp khẩu vị với mọi thực khách, thì nên đến khu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Khu phố trên có một dãy quán bán những loại bánh này để phục vụ thực khách, ngon trứ danh, đã thưởng thức thì không dễ gì quên được.

Trong khi chờ đợi để thưởng thức bánh, thường thì các quán đều mang trước một dĩa chả tôm thơm ngon khó cưỡng. Từng miếng chả thơm thịt tôm tươi, được nhào nặn công phu, hấp chín tới. Khi ăn vừa thơm ngon, vừa có độ dẻo dai rất vừa miệng.

Khi miếng chả tôm cuối cùng trong dĩa vơi đi, là dĩa bánh lọc, bánh nậm được mang đến. Các loại bánh lọc, bánh nậm Huế được gói trong những chiếc lá dong thay vì lá chuối như những nơi khác, nên mùi thơm của bánh lá dong cũng rất đặc biệt.

                                                                                     Bánh  Nậm



Bột lọc dẻo trong, nhân tôm thịt đậm đà; bột gạo làm bánh nậm cũng mềm mịn vừa phải, nhân bánh cũng được sử dụng công thức rất đặc biệt nên ăn rồi cảm thấy rất khâm phục về trình độ chế biến món ăn của người xứ Huế.

Bánh bèo Huế, những chiếc bánh bèo trong những chiếc chén nhỏ nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay, là một món ăn rất đặc trưng của Huế. Nhỏ xinh nhưng sức quyến rũ của món bánh này quả là rất...dữ dội. Từng chiếc bánh với nhân tôm tươi dong, cùng với miếng tóp mỡ, khi ăn chan nước mắm lên, ngon ngây ngất.

Bánh ram ít Huế cũng là món nên thưởng thức khi đến khu phố bánh Huế này. Bánh ram vừa, không quá cứng, cũng không bị mềm, giòn dai rất vừa miệng; kết hợp với bánh ít thơm dẻo, nhân tôm đậm đà... Nước mắm pha chế để ăn kết hợp rất hài hòa, khiến cho món ăn càng ăn càng... tròn vị.

                                                                                  Bánh khoái


Bánh khoái Huế cũng là loại bánh đừng bỏ qua nếu đã đến Huế. So với bánh xèo thì bánh khoái Huế có độ cầu kỳ cao hơn. Nhân bánh được làm khá phong phú với tôm, thịt, nấm, chả, hành lá, giá... cùng vài loại gia vị đặc trưng của xứ Huế.

 Thêm một dĩa nem lụi cũng dễ làm say lòng thực khách, dù cái bụng đã no ngang ngang. Những miếng nem được cuốn trên đầu những cây sả, mùi thơm quyến rũ, không thể kềm chế khi món ăn được dọn ra.

                                                                          Bánh bèo chén


Dĩa rau của người Huế dành để cuốn bánh khoái, nem lụi cũng rất đặc biệt, ngoài những loại rau thường thấy còn có quế trắng- loại rau cực thơm của xứ Huế, và trái vả cắt mỏng, khiến cho cuốn bánh càng trở nên thơm ngon, khó lòng quên được một khi đã thưởng thức...

Nguồn: iHay

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI VĂN HOAN

    Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.

  • TRẦN ĐÌNH BA

    1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
    Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.

  • CAO THỊ HOÀNG  

    1.
    Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn. 

  • VĨNH AN

    Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.

  • TRUNG SƠN

    I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.

  • TRƯỜNG AN     

    “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất trắng trời…”

  • PHƯỚC VĨNH

    Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức… 

  • VÕ VINH QUANG

    Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.

  • NGUYỄN CAO THÁI

    “Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệpSong thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?

  • HOÀI VŨ

    * Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
    Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.

  • THẢO QUỲNH

    Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:

  • Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.

  • Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    THANH BIÊN (*)

  • NGUYỄN THÀNH

    Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)

  • NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT

    Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).