Với 300 bức ảnh thể hiện chủ đề "Quân đội Việt Nam, anh hùng, truyền thống vẻ vang" được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trong đó có cả những cựu binh từng trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tư, đợn vị 2 Tiểu đoàn 6 đoàn Pháo binh Biên Hòa bồi hồi xem lại những hình ảnh gợi nhắc lại kí ức năm xưa. Ông bị thương vào năm 1971 rồi được bổ xung về Đại đội 20 Trung đoàn 21 Quân khu C40
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã khai mạc triển lãm "Quân đội anh hùng, truyền thống vẻ vang".
Triển lãm trưng bày 300 hình ảnh, tài liệu và hiện vật khái quát toàn bộ quá trình xây dựng, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì thế, khi tới với triển lãm, người xem có thể tìm thấy những hình ảnh và cả những trang bị rất thô sơ thời kỳ đầu của lực lượng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy; cho đến thời kỳ anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ và cả hình ảnh của những người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam ngày hôm nay trong huấn luyện và nhiệm vụ xây dựng kinh tế, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt...
Một số hình ảnh trưng bày tại triển lãm:
Súng cối 100mm do Nhà máy Z125 - Tổng cục CNQP nghiên cứu sản xuất phục vụ nhiệm vụ quốc phòng
Diễn tập hiệp đồng binh chủng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, 1976.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thị sát buổi diễn tập cấp Trung đoàn tấn công của Sư đoàn 308 tại Sơn Tây, 1957
Nhóm hiện vật của liệt sĩ Thiếu tướng Hoàng Sâm (nguyên Đội trưởng Đội VNTTGPQ) Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn, Phái viên Bộ tổng Tư lệnh sử dụng trong thời gian chỉ huy bộ đội chiến đấu tại chiến trượng Trị Thiên - Huế năm 1968.
Tuần tra bảo vệ biên giới
Bức điện số 1574: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi BTL 559... "Mệnh lệnh 1: Thần tốc, thần tốc hơn nữa"...
Tấm ảnh "nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt"
Áo trấn thủ của anh hùng, liệt sĩ Cù Chính Lan mặc trong trận Giang Mỗ, Hòa Bình, tháng 1/1952
Kéo pháo vào trận địa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Nhân dân đón mừng bộ đội chiến thắng trở về, sau thắng lợi của chiến dịch Quang Trung năm 1951
Một cựu binh về thăm triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam
Mũ nan của anh hùng Trần Can - người cắm lá cờ trên đỉnh đồi Him Lam trong trận đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ
Bữa cơm đạm bạc của Đội VNTTGPQ ngay sau khi thành lập
Lễ thành lập Đội VNTTGPQ - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam - tại khu rừng Trần Hưng Đạo xã Tam Kim, huyên Nguyên Bình, Cao Bằng
Huân chương sao vàng, phần thưởng cao quí nhất Nhà nước Việt Nam tặng thưởng QĐNDViệt Nam vào các năm 1974, 1979, 1984, 1999, 2014
Nguồn: Tuấn Hợp - Hữu Nghị - Dân Trí
Lê Minh – Nguyễn Hữu Đính – Phạm Bá Thịnh – Đặng Văn Trân
Những hình ảnh của NSNA HOÀNG PHƯỚC ghi lại ở Thừa Thiên Huế
NÔNG THANH TOÀN
Từ làng quê thuần phác đến tư tưởng vì dân, tư duy cải cách của danh nhân Đặng Huy Trứ
HẠ NGUYÊN
Nghệ sĩ nhanh nhẹn trao tận tay chúng tôi những bức hình đen trắng, khuôn mặt sáng lên như khoe báu vật đời mình. Đối với nhiếp ảnh gia Minh Lộc, khoảnh khắc của ngày 30.4 năm ấy luôn sống động. Ống kính dường như ghi lại những gì chỉ mới hôm qua, vào giây phút hạnh phúc vỡ òa, người người thỏa nguyện hòa bình, thống nhất…
Bất kỳ ai khi đã gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Bá Hân một lần đến nhớ mãi. Một nghệ sĩ để lại nhiều ấn tượng trong cách sống và trong tác phẩm với bạn bè cũng như người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh.
Liên hoan ảnh nghệ thuật các CLB Nhiếp ảnh Hà Nội "Trên mọi nẻo đường Tổ quốc" vừa khai mạc vào sáng ngày 20-4 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài. Triển lãm là bức tranh ghép khổng lồ về đất nước và con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều năm nay, có một nhiếp ảnh gia người Pháp đã coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Anh đi nhiều nơi, đến đâu cũng ghi lại hình ảnh đẹp về con người Việt Nam. Tất cả những gương mặt hiện lên trong ảnh của anh thường lấp lánh niềm vui. Đó là nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle.
Dù không mới nhưng những bức ảnh đồng hành cùng 30 năm đổi mới của đất nước vẫn khiến người xem ngỡ ngàng trước hình ảnh thay da đổi thịt của Việt Nam.
Với lịch sử gần 200 năm, nhiếp ảnh đã trở thành hoạt động có tác động lớn đối với đời sống, trong đó có những bức ảnh nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng vượt thời đại. Tuy nhiên, có những bức ảnh đời thường, thầm lặng nhưng vẫn đầy “quyền lực”.
Kết quả chung cuộc cuộc thi Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage – Hành trình Di sản 2016 đã được côg bố với giải Đặc biệt thuộc về bộ ảnh phóng sự “Trống chèo sân đình” của tác giả Hoàng Mạnh Cường.
Người đi tìm hình của nước, tìm đường đi cho dân tộc theo đi. Người đặt nền móng cho biết bao sự bắt đầu, cho biết bao sự hồi sinh, đã vực dậy biết bao đau thương, đã truyền cảm hứng đến biết bao lĩnh vực... “Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh”.
Nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành đã bám sát những bước chân thần tốc của các chiến sĩ, ghi lại hàng ngàn bức ảnh tư liệu lịch sử quý giá về chiến dịch, trải dài từ Bắc vào Nam, đến tận sào huyệt cuối cùng của địch là Dinh Độc Lập.
Để tưởng nhớ cố danh họa – họa sư Lê Bá Đảng và những bức tranh giá trị của ông, hãy cùng PV Dân trí dạo quanh Trung tâm nghệ thuật mang tên ông ở số 15 đường Lê Lợi, TP Huế.