THẦN NGƯỜI VÀ ĐẤT VIỆT (chuyên luận), tác giả Tạ Chí Đại Trường, Nhã Nam & Nxb. Tri thức, 2014.
Là tác giả của những công trình nổi tiếng như Việt Nam nhìn từ bên trong và bên ngoài; Những bài giả sử Việt; Lịch sử Việt Nam trong tầm mắt người Việt - Một lối nhìn khác; Người lính thuộc địa Nam Kỳ… Tạ Chí Đại Trường được xem là một trong những nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam có kiến thức sâu rộng và tư duy phát hiện nhất. Trong cái nhìn của Nguyễn Thế Anh thì “Nghiên cứu của Tạ Chí Đại Trường là nghiên cứu các đổi thay: tín ngưỡng tôn giáo chuyển hóa hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới phát xuất từ sự gặp gỡ với những văn hóa ngoại lai.” Thần người đất Việt là một bức tranh rộng lớn và đa sắc về hệ thống thần linh Việt. Là một công trình công phu miêu tả những chuyển biến văn hóa, thần thoại huyền sử và tín ngưỡng của người Việt.
TÌNH KHÚC CHO HUẾ (thơ), tác giả Nguyên Tiêu. Nxb. Thuận Hóa, 2014. Giữa ồn áo phố thị thì thơ Nguyên Tiêu chính là nơi để người đọc bắt gặp những khoảng không gian lặng lẽ, yên bình. Tính chất lãng mạn, không cầu kỳ trong câu chữ, Tình khúc cho Huế đầy tràn không khí lãng mạn khởi từ một hồn thơ đa cảm. “Nghe như mâu thuẫn và mơ hồ, thậm chí là nhạt nhòa với một người con xứ Huế như tác giả... Nhưng, hãy dừng lại, lắng đọng, suy tư và có thể cảm nhận hời hợt cũng được... bạn sẽ nhận ra muôn màu, muôn vẻ của cái “rời” mà chính tác giả đang muốn gom nhặt để dành riêng cho Huế” (trích Lời tựa).
THƠ TÌNH VỚI SÀI GÒN (thơ), tác giả Ngô Thị Hạnh, Nxb. Thanh Niên, 2014. Ngô Thị Hạnh là tác giả của nhiều tập thơ mang dấu ấn cách tân và có nhiều cách Đọc Thơ tình với Sài Gòn để thấy một Sài Gòn mê hoặc, một Sài Gòn bụi bặm, một Sài Gòn vừa gần vừa xa, vừa dễ thương nhưng vừa khó chịu bởi sự hững hờ, xa lạ. Không dừng lại ở sự mô tả phố phường trần trụi, thơ Ngô Thị Hạnh còn xoáy sâu vào những truy vấn về sự tồn tại của con người, về những hoài nghi đối với chính bản thân, là những trăn trở của một người trẻ khi đối mặt với xã hội lắm thị phi được chuyển tải bởi thể thơ không vần. Trong cái nhìn của Linh Phương thì “thơ Ngô Thị Hạnh thực sự đi vào từng ngóc ngách tâm hồn của những người yêu thơ hay chưa yêu thơ. Đó là sự thành công, đó chính là thi sĩ...”.
TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT, tác giả Howard Caygill, nhiều người dịch. Nxb. Tri thức, 2013. Ngày nay, Triết học Kant vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy và sự nhận thức của nhân loại. Đặc biệt khi thế giới đang vướng vào những chướng ngại nhận thức và nghệ thuật đang thách đố diễn giải thì sự soi đường của triết học lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công trình này được chuyển sang Việt ngữ bởi nhóm dịch giả uy tín hiện nay như Đinh Hồng Phúc, Mai Sơn, Như Huy, Hoàng Phong Tuấn… cùng với sự chủ trương và hiệu đính của Bùi Văn Nam Sơn. Đây là sự tập hợp, giới thiệu và giải thích hầu hết những thuật ngữ cơ bản của triết học Kant, giúp những ai quan tâm tới triết học cổ điển Đức có được một sự chuẩn bị vững chắc. Vì thế, đây là một cuốn sách cần thiết cho những ai nghiên cứu triết học và cả những ai muốn lấy triết học làm căn nền để đi xa trong sáng tạo nghệ thuật.
XÃ HỘI DIỄN CẢNH (chuyên luận), tác giả Guy Debord, Nguyễn Tùng dịch, Nxb. Tri thức, 2014. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord, bao gồm 221 luận điểm được chia thành 9 chương. Đây là một tác phẩm không dễ nắm bắt bởi tư tưởng sâu xa và lối hành văn khó hiểu của người viết. Guy Debord được xem như là một nhà cách mạng triệt để, tư tưởng của ông có sự ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử tư tưởng của thế giới nửa sau thế kỷ XX. Vượt trên sự khô khan của xã hội học và chính trị học, có người từng ví von Xã hội diễn cảnh “giống như một bài thơ dài…”.
(SH303/05-14)
HOA ĐĂNG (trường ca, song ngữ), tác giả Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
VÓC (thơ), tác giả Lê Hữu Khóa, Nxb. Văn học, 2014.
KÝ ỨC HOA CẨM CHƯỚNG ĐỎ (thơ), tác giả Phan Lệ Dung, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
JACK LONDON, CON SÓI CÔ ĐƠN, tác giả Arthur Calder - Marshall, Vương Kiều dịch, Nguyễn Tiến Văn nhuận sắc, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
KHÚC LÊU HÊU MÙA HÈ (thơ), tác giả Du Nguyên, Nxb. Hội Nhà văn. 2014.
MÙA LAU TRẮNG TUỔI (thơ), tác giả Nguyễn Thiền Nghi, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
MƯA GIÓ THÔI MIÊN (thơ), tác giả Phan Hồng Khánh, Nxb. Hội Nhà văn, 2014.
TRANG SÁCH CUỘC ĐỜI NHÀ VĂN (phê bình, tiểu luận), tác giả Nguyễn Khắc Phê, Nxb. Hội Nhà văn, 2014.
THÁP KỀN KỀN (Tập truyện cực ngắn), tác giả Hoàng Long, Nxb. Văn học & Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2014.
DƯỚI TÁN CÂY LONG NÃO (thơ), nhiều tác giả, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
Nếu một ai đó đã đọc Rừng, đàn bà, điên loạn của Jacques Dournes hẳn sẽ không thể nào quên được cái cảm giác mình bị lôi tuột vào thế giới huyễn mộng của rừng, vào những huyền thoại về rừng. Và cũng không thể nào không ám ảnh bởi những con người khởi đi từ rừng, sống với rừng và biến mất trong rừng.
NHỮNG GIỎ HOA CỦA THỜI GIAN (tản văn), tác giả Lê Tấn Quỳnh, Nxb. Thuận Hóa, 2013.
NXB Văn học vừa ấn hành tập tản văn Xôi chuông của nhà thơ xứ Huế Võ Quê. Xôi chuông là tên một món ăn do Võ Quê “sáng tạo” ra để tặng cho nguời vợ quá cố của ông.
TRUYỆN NGẮN HAY 2013, nhiều tác giả, Nxb. Văn học, 2013. Tuyển tập này gồm những truyện ngắn của nhiều tác giả đã và đang định hình phong cách trên văn đàn Việt Nam hôm nay như Nguyễn Thị Việt Hà, Chu Thị Minh Huệ, Bùi Anh Tấn, Đỗ Bích Thúy, Đinh Lê Vũ...
KÝ TỰ BIỂN (thơ), tác giả Ngô Minh, Nxb. Thuận Hóa, 2013.
BA THẾ HỆ TRI THỨC NGƯỜI VIỆT (1862 - 1954), (Nghiên cứu lịch sử xã hội), tác giả Trịnh Văn Thảo, Lê Thị Kim Tân chuyển ngữ, Nxb. Thế giới, 2013.
KÌA XA XA... CÔN ĐẢO (ký), tác giả Nhất Lâm, Nxb. Văn học 2013.
CON CÚ MÙ (tiểu thuyết), tác giả Sadegh Hedayat, Hà Vũ Trọng dịch, Phương Nam book và Nxb. Hội Nhà văn 2012.
LAI RAI MÓN HUẾ, tác giả Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2013.
THUYỀN TRĂNG (thơ), tác giả Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học 2013.