MÂY TÍA NGANG TRỜI (Tập truyện ngắn), Nguyễn Luân, Nxb. Văn học và Sbook, năm 2021.
Những dòng văn của Nguyễn Luân trong tập truyện ngắn này hồn nhiên như rãi một bờ cỏ lau trên núi. Mười truyện ngắn của anh là những câu chuyện có diễn biến có tính chất khép kín, một số khác tạo hiệu ứng mở nằm ngoài văn bản để phản ảnh về văn hóa, thân phận, tình yêu của những con người trên rẻo cao. Những cộng hưởng linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật như miêu tả tâm lý nhân vật, bút pháp đặc tả, kết hợp với các thành phần động của hội thoại, các tác nhân ngoại cảnh… được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn trong các tác phẩm. Người viết ở đây là kẻ xâu chuỗi của thời gian, mang quá khứ và hiện tại của nền văn hóa đi qua những quy ước, ngõ hầu đạt được sự giải phóng tư tưởng, thân phận. Đó là những đóng góp của một người trẻ khi viết về đề tài miền núi ở khía cạnh nội dung, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
NGHỀ THẦY (Bút ký), Hoàng Đạo Thúy, Nxb. Hội Nhà văn và Nhã Nam, năm 2020.
Những câu chuyện nhỏ, tâm sự của người thầy và sự nhìn nhận khách quan về nghề giáo đã đưa người đọc về lại những truyền thống, phương pháp giáo dục xưa của cha ông và rất còn hữu dụng cho đến hôm nay. Những vấn đề tác giả đặt ra, phân tích, mổ xẻ đã qua hơn 7 thập niên cho đến ngày nay vẫn còn mang tính thời sự, mới mẻ. “Nghề thầy” cũng đưa ra nhiều phương pháp, kinh nghiệm giáo dục giàu tính thực tiễn. Tác giả chú trọng đến phẩm chất người thầy và sự truyền đạt kiến thức và rèn cái chí cầu tiến của học trò vì mục đích: “Đem lũ trẻ con người ta trao cho, mà rèn giũa sao cho nên người, nên người có hiếu, sau này gây được gia đình bền chặt, người dân tốt giúp được nước, người có tâm với thiên hạ, làm người biết đạo người, sống hợp với lẽ trời đất”. Hoàng Đạo Thúy (1900 - 1994) là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam. “Nghề thầy” là lời tâm huyết, bộc bạch những suy nghĩ cá nhân của ông qua nhiều kinh nghiệm, đã giúp ích cho rất nhiều thế hệ.
CHIỀU EM ĐẾN (Tập thơ), Lê Viết Xuân, Nxb. Thuận Hóa, năm 2021.
Thơ Lê Viết Xuân đậm chất trữ tình của đời sống, giản dị và chân thành, cởi mở của tấm lòng bao dung, nhân ái. “Chiều em đến” như một nhật ký hành trình ở hai chiều kích nội tâm và trải nghiệm nơi chốn. Người thơ đồng cảm với người xa quê, sự tiếc thương đồng đội, chút hò hẹn của tình yêu và những cắt nghĩa tinh tế, ý vị về cuộc đời, tình cảm gia đình, sự lãng quên, lịch sử và bao nỗi nhân sinh. Ba miền đất nước hiện hữu trong tập thơ này, là núi rừng Tây Bắc, Pác Bó, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân, Quy Nhơn, Pleiku, Đắc Nông, Xa Mát, Hậu Giang, Rạch Giá, Cần Giờ... ở vùng đất nào cũng thấm đẫm tình người. Tất cả là biểu hiện của khoảnh khắc “bất chợt nàng thơ cất tiếng chào đời”, bay bổng trong những nỗi niềm Lê Viết Xuân.
THƠ (Tập thơ), Nguyễn Đông Nhật, Nxb. Hội Nhà văn, năm 2021.
Chỉ với một tiêu đề ngắn gọn “Thơ”, Nguyễn Đông Nhật đã cất lên tiếng lòng còn đó của một người mang nặng tâm hồn với con chữ. “Những giấc mơ kia vẫn không ngừng sinh nở” đã thật sự sống động trong tập thơ này. Nhiều chủ đề khác nhau từ dòng chảy nhân sinh, tình yêu, thời gian, những cảm nghiệm về thơ, những chân dung của một thời qua. Người đọc có cảm giác thơ Nguyễn Đông Nhật không ngừng lại, luôn chảy theo dòng đời. “Thơ” là tấm gương phản chiếu hình ảnh khác của nội tâm, luôn sống và hiển hiện: “Những dòng thơ nơi rụng nơi nao/ Bỗng chấm giọt xanh trên đá”.
(TCSH393/11-2021)
THỜI KHÔNG SAO CHÉP BÓNG (Tập thơ), tác giả Nguyễn Thiền Nghi, Nxb. Thuận Hóa, 2018.
NỖI BUỒN CỦA CHÚA (Tập truyện ngắn), Hà Khánh Linh, Nxb. Văn học, 2018.
QUỐC HỌC HUẾ - TÌNH YÊU - GIAI PHẨM XUÂN 2018, Nhiều tác giả, Nxb. Thanh Niên, 2018.
NGÔN TỪ (Tự truyện), tác giả Jean-Paul Sartre, Thuận và Lê Ngọc Mai dịch, Nxb. Văn Học, 2017.
NHỮNG THẾ GIỚI SONG SONG. KHẢ THỂ VÀ GIỚI HẠN TRONG (TÁI) DIỄN GIẢI VĂN CHƯƠNG (Chuyên khảo), tác giả Phùng Ngọc Kiên, Nxb. Tri Thức, 2017.
MÃI ĐỪNG XA TÔI (Tiểu thuyết), Kazuo Ishiguro, Nxb. Văn Học, Công ty sách Nhã Nam, 2013.
BỨC TƯỜNG TRONG CHAI TEQUILA (Truyện ngắn), và KHÓI XUÂN VƯƠNG TÓC MẸ (Tản văn), tác giả Trần Băng Khuê, Nxb. Hội Nhà văn, 2017.
TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ĐỊA PHƯƠNG VÙNG HUẾ, Triều Nguyên, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
NGHI LỄ THỤ PHẤN (Thơ), tác giả Trần Tịnh Yên, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
MƯA SUỐT THÁNG GIÊNG (Truyện ngắn), nhiều tác giả, Nxb. Văn học, Quý I, 2017.
TA TÌM TA GIỮA ĐỜI (tập thơ), tác giả Triệu Nguyên Phong, Nxb. Hội Nhà Văn, 2017.
RONG CHƠI MIỀN CHỮ NGHĨA, tác giả An Chi, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, quý IV 2016.
40 NĂM EM (Tập thơ), tác giả Ngô Minh, Nxb. Thuận Hóa, 2017.
NGỒI THẤY XA XĂM VÀ NHỮNG BÀI THƠ KHÁC (Tập thơ), tác giả Nguyễn Công Thắng, Nxb. Văn học, 2016.
BẢO CƯỜNG - CUỘC ĐỜI & TÁC PHẨM (Tạp văn), Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
Số đặc biệt tháng 12/2016 là số báo cuối của năm thứ 33 Sông Hương đồng hành cùng bạn đọc. Trong năm 2016, Sông Hương đã cố gắng tổ chức nhiều chuyên đề mang đậm dấu ấn văn hóa Huế cũng như góp thêm nhiều góc nhìn về văn học nước nhà. Đáng chú ý có những chuyên đề sau:
KỂ CHUYỆN, tác giả Hà Khánh Linh, Nxb. Văn học, 2016.
NHẤT LÂM - DI CẢO THƠ, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
NGẪU CẢM (thơ), tác giả Thường Nhiên, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
DẶM DÀI TẢN MẠN KÝ (Ký, ghi chép), tác giả Nguyễn Việt, Nxb. Thuận Hóa, 2016.