Yêu xa xa một phút

11:32 18/10/2010
LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.

Cuốn sách có sự góp mặt của tám cây bút trẻ đồng thời cũng là tám tính cách, tám cái nhìn khác nhau về những vấn đề trong cuộc sống. Nguyễn Lê Vân Khánh nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng cũng không kém phần sâu sắc, tinh tế. Truyện ngắn “Yêu xa xa một phút” (giải nhất) của Vân Khánh là tình yêu trong khoảng khắc (một phút) của nhân vật tôi và cô gái anh tình cờ gặp trong quán cà phê khi anh một mình ra Hà Nội. Chuyến đi của anh vừa là để cho anh và cô người yêu tên Phương “có khoảng riêng bình lặng” sau một lần giận dỗi, vừa là để anh “thoát khỏi khuôn dạng nhạt phèo của chính mình”. Câu chuyện của Vân Khánh không có những kịch tính, cao trào nhưng vẫn hấp dẫn người đọc bởi sự “giản dị nhưng rất tinh tế, với cách kể chuyện có duyên và hóm hỉnh. Truyện phản ánh được không khí cuộc sống của thời hiện đại, nhưng lại nhuốm màu sắc lãng mạn đầy chất thơ. Vân Khánh đã không chỉ kể một câu chuyện, mà còn dựng nên một thế giới riêng có linh hồn. Nó làm cho người đọc cảm thấy thế giới mình đang sống vẫn còn rất nhiều ngõ ngách sâu thẳm và đầy âm vang” (nhà văn Trần Thùy Mai, thành viên ban giám khảo”). Vẫn là lối viết giản dị, nhẹ nhàng ấy, nhưng ở hai truyện ngắn “Hoa mặt trời” và “Đàn dương”, Vân Khánh lại hướng ngòi bút tới những số phận bất hạnh đồng thời nói đến sự mất mát, nỗi buồn đau của những người đang sống khi chứng kiến một mảnh đời vĩnh viễn ra đi… Những trang viết của Vân Khánh chan chứa yêu thương và ấm áp tình người. Nó cho người ta thấy sự nhạy cảm và tinh tế của một cây bút trẻ đầy nghị lực vào khát khao yêu thương.

Khác với sự nhẹ nhàng, giản dị mà tinh tế của Vân Khánh, Vũ Trường Giang lại tạo được ấn tượng khi chọn những đề tài về lịch sử (“Ngủ giữa trùng dương”), chiến tranh (“Thần thoại x.D”) với lối viết, cách hành văn khá chín chắn và những cố gắng sáng tạo trong hình thức thể hiện. Truyện ngắn đạt giải nhì “Giọt úa đại ngàn” là một bi kịch tình yêu đầy nước mắt với kết thúc là sự trả giá bằng chính mạng sống của nhân vật A Quâr về những tội lỗi mà anh gây ra. Chính anh với sự ghen tuông, hận thù mù quáng đã giết chết người con gái mà anh từng rất mực yêu thương, giết chết đứa con là kết quả tình yêu của hai người. Ở cả ba truyện ngắn của mình, Vũ Trường Giang đều sử dụng những hình ảnh, chi tiết có tính huyền ảo, phi lý như sự hiện diện của Thánh mẫu đại ngàn và các dũng sĩ làm nhiệm vụ phán quyết tội lỗi của nhân vật A Quâr (“Giọt úa đại ngàn”), sự góp mặt của thành hoàng đất Phú Xuân đã cứu Võ Phục thoát chết khỏi mộ táng của vua Gia Long (“Ngủ giữa đại ngàn”), và đúng như một câu chuyện thần thoại vì cái cù lao dừa kì diệu cứu giúp bao chiến sĩ cách mạng cuối cùng “phụt lửa lên xám xịt rồi nhanh chóng biến mất” (“Thần thoại x.D”). Sự độc đáo và hấp dẫn trong truyện ngắn của Trường Giang được tạo ra chính bởi sự hư hư thực thực đan xen khéo léo trong từng trang viết. Viết về lịch sử nhưng không kể chuyện một cách khô khan mà đầy sáng tạo, viết về chiến tranh khá nhuần nhuyễn giống như một người từng trải qua hay chứng kiến cuộc chiến đó… Tất cả những điều đó đã chứng minh một nội lực mạnh mẽ cùng vốn tri thức chắc chắc của cây bút sinh viên này…


Nhận xét về truyện ngắn đồng giải nhì của cuộc thi, nhà văn Trần Thùy Mai đã có những nhận định rất chính xác: “Với “Hành trình”, Vũ Hoài Nguyễn lột tả được cuộc sống nội tâm của con người hiện đại, trong sự đan xen giữa thực và ảo, thực tế và ảo mộng, khi con người dễ dàng tiếp cận nhau hơn bao giờ hết nhưng đồng thời cũng cô đơn hơn bao giờ hết...”. Trong “Nhật kí viết cho ngày bình thường”, Vũ Hoài Nguyễn vẫn theo đuổi cuộc hành trình để đi tìm những giá trị tình cảm thiêng liêng giữa con người với con người. Truyện ngắn của Nguyễn hư hư thực thực. Nó vừa đậm chất hiện thực đời sống vừa ảo mộng diệu kì. Sự diệu kì ấy nằm chính ở tình thương yêu và lòng nhân đạo giữa con người với con người…

Và người đọc sẽ còn được gặp mặt một Lê Minh Phong với lối kể chuyện lạnh lùng, dửng dưng trong “Tiếng khóc phía hoàng hôn” (Giải ba), “Mặt nạ” và “Tấm áo ngực của nàng”. Các nhân vật trong truyện của Minh Phong không mang một cái tên cụ thể nào, nó có tính biểu trưng, đại diện. Nó có thể là bất cứ ai trong cuộc đời này hoặc là bất cứ ai cũng có thể thấy được một phần mình trong đó. Phía sau cái vẻ như tưng tửng, dửng dưng ấy của tác giả lại là là một cái nhìn sâu sắc và đầy thấu hiểu đối với hiện thực cuộc sống, với những số phận ở quanh mình.

Nhẹ nhàng, giản dị và chất chứa nỗi buồn, các truyện ngắn “Du, Sa, Miên…” (Phương Đơn), “Nội ơi” (Đỗ Thị Thắm), “Hoàng hôn nơi ngã rẽ” (Diệu Hằng), “Giọt nước quấy rối” (Hoàng Kim Nhi) khiến người đọc thực sự xúc động. Chúng là những câu chuyện đời thường, gần gũi mà bạn có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống này.

Tất cả các trang viết của tám tác giả góp mặt trong cuốn sách đều mang hơi thở của cuộc sống đương đại với những vấn đề được nhiều người quan tâm như tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu nam nữ, các giá trị đạo đức trong cuộc sống hiện đại đầy hối hả, bon chen. Mỗi người một câu chuyện, một cách thức thể hiện, một cái nhìn khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm đó là nâng cao và nhấn mạnh giá trị của lòng nhân đạo, của những thương yêu. Chính những tình cảm thiêng liêng và cao quý ấy sẽ kéo con người với con người xích lại gần nhau, trao hơi ấm cho nhau để không còn thấy mình cô đơn, lạc lõng nữa.

Thông tin về sách:
Tên sách: Yêu xa xa một phút, tập truyện ngắn nhiều tác giả.
Trình bày bìa: Nguyễn Anh Vũ
Số trang: 148
Khổ sách: 12 x 20
Giá bìa: 25.000

Sách do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết với NXB Hội Nhà văn xuất bản và phát hành tháng 10 năm 2010

L.H
(261/10-10)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.

  • THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.

  • Trong đội ngũ những người hoạt động văn nghệ tại Thừa Thiên Huế, bên cạnh các Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc…) có một tổ chức gọi là “Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế”(CHNV).

  • Hà Khánh Linh xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Tên khai sinh của chị là Nguyễn Khoa Như Ý. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì chị quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu chị đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Chị quen biết và giao tiếp khá rộng từ các vị quan chức đến các vị đại đức, linh mục, trí thức... cùng những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia... đã giúp chị có một vốn sống hết sức phong phú.

  • Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng. Nhưng tuổi thơ của chị chứa đầy buồn đau và nước mắt: Mẹ không có cửa nhà/  Em đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa? Nỗi tuyệt vọng cứ ám ảnh suốt cả tuổi thơ của chị. Trong một bài thơ đầu tay chị viết: Tuổi thơ tôi như ráng chiều đỏ lựng/ Hắt máu xuống dòng sông đen.

  • Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975). Tốt nghiệp vào loại xuất sắc, chị được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường đại học Sư phạm Huế. Dạy ở trường đại học Sư phạm Huế được một vài năm, chị chuyển sang làm công tác biên tập ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Đây là một quyết định khá táo bạo và sáng suốt. Làm việc ở nhà xuất bản, chị có điều kiện viết lách hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂM                 (Đọc Viết bên Hộ Thành hào - thơ Nguyên Quân -, Nxb Thuận Hoá, 2009)Giữa những đổ nát hoang tàn quá khứ và hiện tại, khi mà thang giá trị bị đảo lộn, những mảnh vỡ đang vung vãi mọi nơi, tác giả lại tìm đến Hộ Thành hào để nhìn ngắm cõi lòng đang hỗn hênh mọi thứ và như chợt nhận ra niềm hy vọng mỏng mảnh, anh đã Viết bên Hộ Thành hào.

  • HOÀNG DIỆP LẠCBất chợt giữa một ngày mưa gió, nhìn những hạt nước toé lên từ mặt đất như những đoá hoa mưa. Một loài hoa của ảo giác. Có thể trong tâm trạng như vậy, Lê Tấn Quỳnh chợt hỏi:Hoa vông vangCó hay không

  • ĐINH NAM KHƯƠNG(Thơ Tuyết Nga - NXB Hội Nhà văn 2002)

  • NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

  • NGA LINH NGA1. Xuất bản mười hai tập thơ, mười hai tập văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các phim khác, biên soạn hai mươi tập nhạc... điều thật khó tin ở một người nổi tiếng rong chơi, thích cao đàm khái luận, thường không mấy khi vắng mặt nơi những cuộc rượu của đám văn nghệ Hà Thành như Nguyễn Thụy Kha.

  • L.T.S: Trong vài năm lại đây, ở Huế, chưa có tập sách nào ra đời lại gây được “hiệu ứng ngạc nhiên” cho bạn đọc như một hiện tượng ngoài tập Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa ấn hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Huế và Đà Nẵng vừa qua. Ngoài các bài viết giới thiệu, phê bình in trên nhiều tờ báo trung ương và địa phương, Sông Hương vẫn tiếp tục nhận được thêm các ý kiến cảm thụ về tập thơ này.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)

  • YÊN CHÂU          (Đọc Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)Giống như những cây xanh bói muộn bất ngờ cho một mùa hoa trái, thơ Nguyễn Xuân Hoa xuất hiện đột ngột như vậy. Anh không cho in rải rác đâu đó, cũng không đọc thơ ở những cuộc gặp gỡ bạn bè. Im lặng, đùng một cái cho ra hẳn một tập thơ. Thơ Trà My của nguyễn Xuân Hoa đã đến với bạn bè như vậy.

  • BÙI ĐỨC VINH            (Nhân đọc tập thơ “Cho người tôi thương nhớ”-NXB Hội Nhà văn 2004)Có một chàng thi sĩ phong tình đi lang thang vô định trên nẻo đường mưa bay gió tạt, chợt lơ đãng nhận ra mình là kẻ bị tình yêu truy nã trong bài thơ “Nhận diện” anh đã tự thú với trái tim thổn thức của mình.

  • INRASARA           (Đọc Mang, tập thơ của Phan Trung Thành, Nxb, Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2004.)Dòng Seine và cầu Mirabeau, cuộc tình với người tình. Sông đi và cầu ở lại, cuộc tình tan nhưng người tình thì ở lại. Mãi mãi ở lại, cùng nỗi buồn ở lại.                Con sông nào đã xa nguồn                Thì con sông đó sẽ buồn với tôi                                                (Thơ Hoài Khanh)

  • THANH THIỆNBốn mùa yêu là tập thơ tình mang ý nghĩa "vật chứng" cho một biệt lập tâm hồn có tên là Lưu Ly. Người thơ này dường như luôn đắm mình trong giai điệu tình yêu muôn thuở giữa ba ngôi Trao - Nhận - Trả và đã chọn cách trả sòng phẳng nhất cho sự nhận của mình là trả vào thơ.

  • NGUYỄN VĂN HOA(Nhân đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tôi cũng đã gặp ông trực tiếp đôi ba lần ở Huế và Hà Nội. Nhưng ấn tượng nhất là buổi hội ngộ của gia đình tôi với ông ở nhà nhà thơ Ngô Minh ở dốc Bến Ngự Huế.

  • HOÀNG VŨ THUẬT         (Thơ Chất trụ của Nguyễn Hữu Hồng Minh- Nxb Thuận Hoá 2002)Nguyễn Hữu Hồng Minh không làm cái phép phù thuỷ đưa độc giả tới một không gian rắc rối. Quan niệm về thơ của anh được trình bày rất nghiêm túc qua bài “Chất trụ”, lấy tên cho tập thơ. Tôi rất đồng tình quan niệm này, không mới, nhưng không dễ làm người ta chấp nhận.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Dòng sông Mía của Đào Thắng)